Phẫu thuật bắc cầu chủ vành - CABG
(Kỳ 3)
PHỤC HỒI SAU PHẪU THUẬT
Những mối chỉ ở thành ngực sẽ được cắt trước khi xuất viện, những mối chỉ
ở chân (nếu sử dụng tĩnh mạch hiển để bắc cầu) sẽ được cắt sau 7 đến 10 ngày.
Tuy rằng những tĩnh mạch nhỏ hơn ở chân sẽ thay thế vai trò của tĩnh mạch hiển
đã bị cắt nhưng bệnh nhân thường cũng có thể bị phù nề ở gót chân bị ảnh hưởng
trong một mức độ nào đó. Bệnh nhân sẽ được khuyên mang vớ nhựa hỗ trợ suốt
ngày trong vòng 4 đến 6 tuần đầu sau phẫu thuật để giữ chân trên cao khi ngồi.
Phù nề thường tự khỏi sau khoảng 6 đến 8 tuần. Xương ngực (xương ức) sẽ lành
trong khoảng 6 tuần và là giới hạn chính trong phục hồi sau phẫu thuật bắc cầu
chủ vành. Bệnh nhân sẽ được khuyên không nhấc bất kỳ vật nào nặng hơn 10
pound (#4,5 kg) hoặc làm những việc cần gắng sức nặng trong suốt giai đoạn
dưỡng bệnh. Bệnh nhân cũng được khuyên không nên lái xe trong vòng 4 tuần đầu
sau phẫu thuật để tránh bất kỳ tổn thương nào trên ngực. Bệnh nhân có thể sinh
hoạt tình dục bình thường nếu như hạn chế những tư thế bắt ngực hoặc phần trên
cánh tay phải chịu sức nặng đáng kể. Bệnh nhân có thể quay trở lại làm việc sau 6
tuần, nhưng có thể sớm hơn nếu như không làm những công việc nặng.
Nghiệm pháp gắng sức sẽ được thực hiện thường xuyên 4 đến 6 tuần sau
phẫu thuật CABG và báo hiệu khởi đầu chương trình phục hồi chức năng cho tim.
Chương trình phục hồi gồm 12 tuần luyện tập được theo dõi chặt chẽ với mức độ
tăng dần kéo dài trong 1 giờ được thực hiện 3 lần mỗi tuần. Bệnh nhân cũng sẽ
được tư vấn về tầm quan trọng của việc thay đổi lối sống để giảm thiểu nguy cơ
tiếp tục bị bệnh mạch vành trong tương lai. Những thay đổi bao gồm ngưng hút
thuốc lá, giảm cân và kiêng chất béo, kiểm soát huyết áp và bệnh đái tháo đường,
giàm nồng độ cholesterol máu.
Những nguy cơ và biến chứng của phẫu thuật bắc cầu chủ vành
Tỷ lệ tử vong chung có liên quan đến phẫu thuật bắc cầu chủ vành nằm
trong khoảng từ 3 - 4%. Trong khi hoặc ngay sau khi phẫu thuật, cơn đau tim cấp
xảy ra ở 5 - 10% bệnh nhân và là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong. Khoảng 5%
bệnh nhân cần phải mổ thăm dò trở lại do chảy máu. Cuộc mổ lần 2 này gia tăng
nguy cơ nhiễm trùng ngực và biến chứng ở phổi. Đột quỵ xảy ra trong khoảng 1 -
2%, chủ yếu ở bệnh nhân lớn tuổi. Tỷ lệ tử vong và biến chứng gia tăng cùng với:
Tuổi tác (lớn hơn 70 tuổi)
Chức năng cơ tim yếu
Bệnh gây tắc nghẽn động mạch vành trái
Đái tháo đường
Bệnh phổi mạn tính, và
Suy thận mạn tính
Tỷ lệ tử vong cũng có thể cao hơn ở nữ, chủ yếu là do tuổi cao lúc phẫu
thuật và kích thước động mạch vành nhỏ hơn ở nam giới. Nữ giới bị bệnh mạch
vành chậm hơn nam giới khoảng 10 tuổi do có yếu tố hormon bảo vệ trước tuổi
mãn kinh (mặc dù ở những phụ nữ có yếu tố nguy cơ đối với bệnh mạch vành, đặc
biệt là hút thuốc, tăng lipid máu và đái tháo đường, khả năng bị bệnh mạch vành
khi còn trẻ là rất thực tế). Phụ nữ thường có vóc người nhỏ hơn nam và kích thước
các động mạch vành cũng nhỏ hơn. Do đó phẫu thuật bắc cầu chủ vành cũng khó
hơn và kéo dài hơn. Kích thước mạch máu nhỏ cũng làm giảm cả chức năng ngắn
hạn cũng như dài hạn của mạch máu ghép.
window.google_render_ad();
KẾT QUẢ DÀI HẠN SAU PHẪU THUẬT
Khả năng tĩnh mạch ghép bị nghẽn trong 2 tuần đầu sau phẫu thuật do máu
đông là rất nhỏ. Máu đông hình thành ở chỗ ghép thông thường là do những động
mạch nhỏ phía sau vị trí đặt mảnh ghép làm cho máu chảy chậm chạp. Có khoảng
10% tĩnh mạch ghép đóng lại trong vòng 2 tuần đến 1 năm sau khi phẫu thuật. Sử
dụng aspirin để làm tan máu đã được chứng minh rằng có thể giảm tỷ lệ tĩnh mạch
ghép đóng lại khoảng 50%. Các mảnh ghép hẹp trở lại sau 5 năm đầu do các tế
bào bám vào lớp niêm mạc bên trong và nhân lên làm hình thành mô sẹo (xơ hóa
nội mạc) và mảng xơ vữa. Sau 10 năm, chỉ khoảng 2/3 tĩnh mạch ghép còn thông
và 1/2 trong số đó bị hẹp ít nhất là ở mức độ trung bình. Nếu ghép bằng động
mạch vú trong sẽ cho tỷ lệ còn thông sau 10 năm cao hơn nhiều (90%). Sự khác
nhau này làm thay đổi kỹ thuật mổ theo hướng sử dụng động mạch vú trong và
những động mạch khác để ghép nhiều hơn là dùng tĩnh mạch.
Những số liệu gần đây cho thấy những bệnh nhân đã được phẫu thuật bắc
cầu chủ vành có nòng độ LDL cholesterol tăng nếu sử dụng thuốc hạ cholesterol
(đặc biệt là nhóm statin) để làm giảm nồng độ LDL xuống dưới 80 sẽ cải thiện
một cách đáng kể tình trạng còn thông của mảnh ghép dài hạn cũng như cải thiện
khả năng sống còn và nguy cơ bị đau tim cấp. Bệnh nhân cũng được khuyên về
tầm quan trọng của thay đổi lối sống để làm giảm khả năng hình thành mảng xơ
vữa ở động mạch vành trong tương lai. Thay đổi lối sống bao gồm: ngưng hút
thuốc lá, tập thể dục, giảm cân và kiêng chất béo, kiểm soát huyết áp và đái tháo
đường. Bệnh nhân sau phẫu thuật nếu được theo dõi thường xuyên bằng khám lâm
sàng có thể xác định được sớm được những vấn đề của mảnh ghép. PTCA (tạo
hình mạch máu) với stent cùng với thay đổi tích cực yếu tố nguy cơ có thể giới
hạn đáng kể khả năng cần phải thực hiện lại phẫu thuật bắc cầu chủ vành lần nữa
trong những năm sau. Phẫu thuật lại đôi khi cần thiết nhưng lại cho nguy cơ biến
chứng cao hơn.
window.google_render_ad();
SO SÁNH PHẪU THUẬT BẮC CẦU CHỦ VÀNH (CABG) VÀ PHẪU
THUẬT TẠO HÌNH TRONG LÒNG MẠCH QUA DA (PTCA)
Một số nghiên cứu đang được thực hiện để so sánh kết quả điều trị của
phẫu thuật tạo hình mạch máu (PTCA) với phẫu thuật bắc cầu (CABG) ở những
bệnh nhân cả khả năng thực hiện cả 2 cuộc phẫu thuật. Cả 2 phẫu thuật đều rất
hiệu quả trong việc giảm triệu chứng đau thắt ngực, ngăn cơn đau tim cấp, và giảm
tỷ lệ tử vong. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy những ích lợi tương tự hoặc nhỉnh
hơn một chút của CABG (đặc biệt là ở những bệnh nhân đái tháo đường nặng), Có
những nghiên cứu hiện nay đang đánh giá 2 phương pháp phẫu thuật sử dụng
những kỹ thuật tiến bộ nhất hiện nay đang thu thập số liệu. Sự lựa chọn tối ưu cho
từng bệnh nhân được quyết định tốt nhất bởi các chuyên gia tim mạch, các phẫu
thuật viên và những bác sĩ chính khám cho bệnh nhân đó.
window.google_render_ad();
TÓM TẮT
Bệnh mạch vành xuất hiện do sự xơ hóa (xơ vữa) các động
mạch cung cấp máu cho cơ tim.
Trong chẩn đoán bệnh mạch vành, những phương pháp có ích
bao gồm điện tâm đồ, nghiệm pháp gắng sức, siêu âm tim và chụp mạch
vành.
Phẫu thuật bắc cầu chủ vành giúp tái lập lại dòng máu mang
oxy và chất dinh dưỡng đến cho cơ tim.
Mảnh ghép dùng làm cầu nối trong phẫu thuật bắc cầu chủ
vành có thể là một tĩnh mạch ở chân hoặc một động mạch ở mặt trong
thành ngực.