Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC THỰC TẬP THỰC TẾ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.67 KB, 9 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
THỰC TẬP THỰC TẾ
(Ngành Văn học)
Chương trình đào tạo: Cử nhân văn học
HÀ NỘI – 2007
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC: THỰC TẬP THỰC TẾ
1. Thông tin chung về môn học
- Tên môn học: Thực tập thực tế
- Mã môn học:
- Số tín chỉ: 3
- Loại môn học: Bắt buộc
- Các môn học tiên quyết:
+ Phương pháp nghiên cứu và giảng dạy văn học
+ Nghiệp vụ báo chí và sáng tác
- Các môn học kế tiếp:
Các môn học chuyên ngành
- Yêu cầu đối với môn học: Nắm vững lý thuyết và các kỹ năng thao tác
nghiệp vụ, thực hiện đúng quy định của Nhà trường và nơi đến thực tập, hoàn
thành từng bước của công việc được giao, đạt kết quả tốt.
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lí thuyết: 0
+ Làm bài tập trên lớp: 0
+ Thảo luận: 0
+ Hoạt động theo nhóm: 0
+ Tự học: 5 giờ


+ Thực hành: 40 giờ tín chỉ ở các cơ quan nghiên cứu
văn học nghệ thuật, các trường cao đẳng, trung học phổ thông, các cơ quan
báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, các Hội nhà văn trung ương và địa
phương, các đơn vị quân đội v.v…
2
2. Mục tiêu của môn học
2.1. Kiến thức:
Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên được củng cố và nắm vững
thêm các kiến thức về văn học, lý luận văn học, lý thuyết về nghệ thuật, các
thể loại báo chí, các thể loại sáng tác văn học.
2.2. Kĩ năng:
Sinh viên có kỹ năng quan sát thực tập thực tế, có các kỹ năng thực
tiễn về nghiên cứu văn học, giảng dạy văn học, nghiệp vụ báo chí và sáng tác.
2.3. Thái độ:
Hình thành thái độ ứng xử nghề nghiệp với lĩnh vực được thực tập
(nghiên cứu, giảng dạy, làm báo, sáng tác), có thái độ khách quan, công bằng,
khoa học trong học tập, trong đánh giá, nhận xét các hiện tượng của cuộc
sống, thêm yêu thích ngành học mà sinh viên đang theo học.
3. Tóm tắt nội dung môn học
Môn học Thực tập thực tế cung cấp cho sinh viên những kiến thức
cơ bản và thực tập thực tế về hoạt động nghiên cứu văn học, giảng dạy văn
học, các hoạt động báo chí (phóng viên, biên tập, dựng chương trình…), các
hoạt động sáng tác (các thể loại văn học nghệ thuật). Môn học cũng giúp sinh
viên có các kỹ năng nghiệp vụ cụ thể: tổ chức cấu trúc và thực hiện bài nghiên
cứu văn học, thiết kế bài giảng và thực hành giảng dạy văn học, cách lấy tin và
viết tin, biên tập bài báo in, báo nói, báo hình, thực hiện các sáng tác văn
chương nghệ thuật. Môn học còn trang bị cho sinh viên phương pháp khoa học
trong cách đánh giá, nhận xét, cách phát hiện, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
một cách khách quan, đúng đắn.


3
4. Nội dung chi tiết môn học
Phần 1. Nội dung thực tập thực tế
- Về nghiên cứu văn học:
+ Tập hợp, thống kê tư liệu, xử lý, phân tích các dữ liệu văn học.
+ Thực hiện bài nghiên cứu văn học: chọn đề tài, xác định vấn đề, tổ
chức cấu trúc (các luận điểm, luận cứ, luận chứng), diễn giải, phân tích cụ thể.
+ Hoàn thiện bài viết (với giả định để in và công bố).
- Về giảng dạy văn học:
+ Chọn bài giảng theo chỉnh thể văn học (trào lưu, tác giả, tác phẩm),
hoặc theo thể loại (thơ, văn xuôi, kịch, lý luận văn học).
+ Thiết kế bài giảng theo yêu cầu bài học trong sách giáo khoa và sách
giáo viên.
+ Giảng dạy bài học theo giáo án đã soạn.
+ Kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp thu bài học của học sinh.
- Về nghiệp vụ báo chí:
+ Viết tin, bài (theo nghiệp vụ phóng viên).
+ Thực hành biên tập, dựng băng, tổ chức chương trình phát thanh,
truyền hình.
+ Thực hiện các thao tác xuất bản sản phẩm báo chí.
- Về nghiệp vụ sáng tác:
+ Thâm nhập thực tế.
+ Chọn đề tài và thể loại sáng tác.
+ Thực hiện các tác phẩm văn xuôi / thơ / kịch.
+ Hoàn thiện tác phẩm (với giả định để in).
Phần 2. Báo cáo kết quả thực tập thực tế
- Hoàn thành và nộp Nhật ký thực tập thực tế.
4
- Hoàn thiện và nộp Kết quả thực tập thực tế (bài nghiên cứu, giáo án
giảng dạy, bài báo, tác phẩm đã sáng tác… ).

5. Hình thức tổ chức dạy học
5.1. Lịch trình chung
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
Lên lớp Thực
hành
Tự
học
Lí thuyết Bài tập Thảo
luận
1 40 giờ 40 giờ
2 5 giờ 5 giờ
Tổng 40 giờ 5 giờ 45 giờ
5.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể
Tuần 1 (Buổi 1). Chuẩn bị thực tập thực tế
Hình
thức
Thời
gian,
địa điểm
Nội dung
chính
Yêu cầu sinh viên
chuẩn bị
Thực
hành
- 3 giờ,
trên lớp
- 2 giờ,

ở nhà
- Phổ biến nội quy, quy chế, nội
dung, cách thức, thời gian, địa
điểm thực tập thực tế.
- Phân bổ, nhận kế hoạch thực
tập thực tế.
- Hiểu và nắm vững
nội quy, quy chế, nội
dung, cách thức, thời
gian, địa điểm thực tập
thực tế.
- Chuẩn bị tư trang,
phương tiện, các điều
kiện khác để đi thực
tập thực tế.
Tuần 1 (Buổi 2). Nội dung thực tập thực tế

Thời
5
Hình
thức
gian,
địa điểm
Nội dung
chính
Yêu cầu sinh viên
chuẩn bị
Thực
hành
5 giờ, tại

nơi thực
tập thực
tế
- Tìm hiểu ban đầu về cơ quan,
đơn vị đến thực tập thực tế.
- Khảo sát tư liệu.
- Làm quen với cán bộ,
nhân viên nơi đến thực
tập thực tế, tìm hiều bộ
máy tổ chức, những
hoạt động chính của cơ
quan, đơn vị.
- Tập hợp, thống kê tư
liệu, phân tích, xử lý
các dữ liệu.
Tuần 1 (Buổi 3 + 4 + 5). Nội dung thực tập thực tế

Hình
thức
Thời
gian,
địa điểm
Nội dung
chính
Yêu cầu sinh viên
chuẩn bị
Thực
hành
15 giờ,
tại nơi

thực tập
thực tế
- Chọn đề tài, xác định vấn đề.
- Tổ chức cấu trúc bài nghiên
cứu / Thiết kế bài giảng / Cấu tạo
bài báo / Thâm nhập thực tế
Chuẩn bị theo yêu cầu
của lĩnh vực thực tập
thực tế (nghiên cứu /
giảng dạy / làm báo /
sáng tác)
Tuần 2 (Buổi 1 + 2 + 3). Nội dung thực tập thực tế
Hình
Thời
gian, Nội dung Yêu cầu sinh viên
6
thức địa điểm chính chuẩn bị
Thực
hành
15 giờ,
tại nơi
thực tập
thực tế
Thực hiện bài nghiên cứu văn
học / Giảng dạy bài học theo
giáo án đã soạn / Viết tin, bài;
biên tập; xuất bản sản phẩm báo
chí / Thực hiện các tác phẩm văn
xuôi, thơ, kịch
Chuẩn bị theo yêu cầu

thực hiện mục tiêu cụ
thể (nghiên cứu / giảng
dạy / làm báo / sáng
tác)
Tuần 2 (Buổi 4 + 5). Báo cáo kết quả thực tập thực tế
Hình
thức
Thời
gian,
địa điểm
Nội dung
chính
Yêu cầu sinh viên
chuẩn bị
Tự
học
5 giờ, tại
nơi thực
tập thực
tế hoặc
tại
trường
- Hoàn thiện sản phẩm thực tập
thực tế.
- Nộp kết quả thực tập thực tế
(nhật ký thực tập thực tế; bài
nghiên cứu / giáo án giảng dạy /
bài báo / tác phẩm văn học)
Văn bản / băng, đĩa
chứa nội dung sản

phẩm thực tập thực tế
6. Chính sách đối với môn học
- Sinh viên có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của môn học được
ghi trong đề cương môn học, tham gia đầy đủ số giờ thực tập thực tế theo quy
định (80% số giờ).
7
- Chuẩn bị tốt trước khi đến nơi thực tập thực tế. Có quan hệ tốt với mọi
người nơi đến thực tập thực tế. Nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành
nghiêm túc mọi quy định của Nhà trường và nơi đến thực tập thực tế. Phát huy
tinh thần chủ động, sáng tạo, thực hiện tốt nhiệm vụ thực tập thực tế. Hoàn
thiện và nộp sản phẩm thực tập thực tế đúng hạn.
- Sinh viên vi phạm quy định tuỳ theo mức độ sẽ bị trừ điểm tương ứng
hoặc không có điểm cho toàn môn học.
7. Kiểm tra, đánh giá môn học
Nội dung kiểm tra,
đánh giá
Hình thức kiểm tra, đánh
giá
Trọng số
1. Tinh thần, thái độ thực
hiện nhiệm vụ, ý thức tổ
chức kỷ luật
- Điểm danh
- Kiểm tra sự chuẩn bị
- Quan sát tại nơi thực tập
thực tế
20% (2 điểm)
2. Nội dung thực tập thực
tế


- Kiểm tra sự chuẩn bị
- Quan sát tại nơi thực tập
thực tế
- Tham khảo ý kiến của
nơi thực tập thực tế
40% (4 điểm)
3. Báo cáo kết quả thực tập
thực tế

Đánh giá qua nhật ký thực
tập thực tế và sản phẩm
thực tập thực tế
40% (4điểm)
9. Phương thức hướng dẫn của giảng viên
- Tập trung sinh viên để phổ biến nội quy, quy chế thực tập thực tế, thông
báo tình hình nơi đến thực tập thực tế, hướng dẫn kỹ năng thực hiện nhiệm vụ
được giao.
8
- Thống nhất với nơi đến thực tập thực tế những nội dung, yêu cầu, kế
hoạch của đợt thực tập thực tế.
- Giám sát quá trình thực tập thực tế của sinh viên, giải đáp những thắc
mắc, yêu cầu của sinh viên phát sinh trong quá trình thực tập thực tế.
- Tham gia đánh giá kết quả thực tập thực tế của sinh viên.
DUYỆT CHỦ NHIỆM BỘ MÔN GIẢNG VIÊN
PGS. TS Hà Văn Đức PGS. TS Đoàn Đức Phương
9

×