Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phòng trừ rệp sáp gây hại cây hồ tiêu pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.56 KB, 5 trang )

Phòng trừ rệp sáp gây hại
cây hồ tiêu




Cây tiêu là cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao, giữ vị trí
quan trọng trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp nói chung và trong cơ cấu
kinh tế VAC nói riêng. Việt nam là một trong những nước đứng đầu thế giới
về sản xuất hạt tiêu, với sản lượng hàng trăm ngàn tấn hàng năm. Với giá
tiêu thị trường dao động từ mức 20.000,đồng/kg-50.000,đồng/kg, năng suất
bình quân từ 1,5-2, tấn/ha (thâm canh đạt từ 2,5-3 tấn/ha/năm) cây tiêu có vị
trí đáng kể trong cơ cấu cây trồng và kinh tế VAC của nông dân. Tuy vậy,
trong mấy năm gần đây cây tiêu ở một số vùng tập trung như: Đông Nam
bộ, Tây nguyên, Đồng bằng sông Cửu long bị sâu bệnh gây hại (đối tượng
chủ yếu là rệp sáp, tuyến trùng rễ) làm giảm năng suất, nhiều diện tích tiêu
bị chết hàng loạt gây thiệt hại đáng kể cho người sản xuất. Vì vậy người
trồng tiêu cần quan tâm chăm sóc vườn tiêu đúng cách, theo dõi chặt chẽ và
thường xuyên vườn tiêu nhà mình phát hiện sâu bệnh để phòng trừ kịp thời
và hiệu quả mới đảm bảo trồng tiêu bền vững. Xin giới thiệu tóm tắt những
biện pháp kỹ thuật cơ bản phòng trừ Rệp sáp-đối tượng chủ yếu gây hại cây
tiêu để bà con vận dụng thực hiện:
* Điều kiện rệp sáp xuất hiện:
Vườn tiêu lâu năm, nhất là trồng xen với nhiều loại cây cũng hay bị
nhiễm rệp sáp; chăm sóc kém và chưa đúng yêu cầu kỹ thuật cả phần trên
mặt đất (thân, cành, lá, hoa quả) và phần dưới mặt đất (vệ sinh khóm tiêu,
vườn tiêu; xới xáo đất tơi xốp và thoáng khí; tưới nước, bón phân, phòng trừ
sâu bệnh ); vườn tiêu mới trồng nhưng không làm đất kỹ và không được
diệt sạch sâu bệnh trước khi trồng. Rệp sáp thường xuất hiện và gây hại
nhiều trong mùa nắng nóng.
* Bộ phận cây bị hại và triệu chứng:


Rệp sáp thường sống tập trung, gây hại ở gié bông, gié trái, ngọn non,
cuống lá, mặt dưới lá. Rệp chích hút nhựa cây làm cho cây sinh trưởng phát
triển kém, cằn cỗi, khô héo dần rồi rụng từng bộ phận: lá, hoa quả non. Tai
hại hơn là chất bài tiết của rệp lại là thức ăn và môi trường sống của nấm bồ
hóng (bào tử nấm có màu đen) tiếp tục gây hại cho cây tại các bộ phận đã bị
hại ở trên, làm giảm năng suất và chất lượng hạt tiêu. Chất thải của rệp sáp
còn là thức ăn cho kiến đỏ và kiến đen sống cộng sinh trên cây; kiến đỏ tha
rệp chui xuống đất và rệp tiếp tục bám chích hút nhựa ở gốc cây, rễ cây, làm
cho cây tiêu cằn cỗi, lá vàng, ra hoa kết trái rất kém rồi héo dần và chết khi
bộ rễ bị hỏng nặng.


* Biện pháp phòng trừ:
- Chọn đất trồng thích hợp và làm đất kỹ: Đất trồng tiêu phải thoát
nước tốt, hơi dốc, làm đất kỹ. Nên chọn đất Bazan đỏ hoặc vàng nâu, đất
xám, đất phù sa cổ để trồng. Kiểm tra thật kỹ hom tiêu giống trước khi trồng
để loại bỏ những hom bị sâu bệnh, rệp ký sinh.
- Cắt bỏ những cành bị sâu bệnh, cành già, cành tược nằm trong tán
lá; dọn sạch cỏ, lá cây rụng trong vườn, làm cho vườn cây thông thoáng, tạo
điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế rệp và sâu
bệnh xâm nhập phát sinh gây hại.
- Mùa nắng dùng vòi phun nước vào chỗ có nhiều rệp đeo bám để tẩy
rửa bớt rệp, tăng ẩm độ trên cây.
- Thường xuyên kiểm tra vườn cây (khoảng 10 ngày 1 lần) chú ý vào
những bộ phận hay bị hại, phát hiện rệp sáp để diệt trừ kịp thời bằng các loại
thuốc hoá học theo nguyên tắc 4 đúng: Oncol 20EC, NurelleD 25/2.5EC,
nồng độ 25-30 ml/bình 8 lít nước; hoặc Cori 23EC, nồng độ 20 ml/bình 8 lít
nước; Mospilan 3EC nồng độ 15 ml/ bình 8 lít nước sạch; Mospilan 20 SP
nồng độ 2,5 gam/ bình 16 lít nước; Elsan 50EC, nồng độ 30 ml/bình 8 lít;
Applaud 10WP nồng độ 20-25 gam/bình 8 lít nước; hoặc dùng dầu khoáng

Ctrole 96.3EC, nồng độ 40 ml/bình 8 lít nước
Chú ý: Để tăng cường hiệu lực và hiệu quả của thuốc người ta dùng
nước xà bông rửa chén pha từ 15-20 ml/ bình 8 lít nước rồi phun ướt đều lên
bộ phận cây có rệp trước khi phun thuốc 1 ngày để tăng khả năng tiếp xúc và
thấm của thuốc, phun ướt đều bề mặt tất cả những bộ phận cần phun và phun
kép (phun liên tiếp 2 lần, lần 2 cách lần 1 khoảng 7-10 ngày).
Đối với rệp sáp ký sinh ở bộ rễ của cây, dùng Oncol 20EC pha nồng
độ 40 ml/10 lít nước rồi tưới vào vùng rễ, liều lượng từ 3-5 lít dung dịch đã
pha/gốc (khóm) tuỳ theo tuổi và độ lớn nhỏ của khóm tiêu (chỉ tưới gốc khi
đất ẩm, nếu đất khô thì phải tưới nước cho đất ẩm 1 ngày trước khi tưới
thuốc để thuốc tiếp xúc và thấm được tốt). Bên cạnh diệt trừ rệp sáp, Oncol
20EC còn có tác dụng diệt trừ tuyến trùng hại rễ tiêu rất hiệu quả; hoặc dùng
Losrban 15G rắc đều quanh gốc cây, lưu ý là phải phá bỏ những u đất ở gốc
nọc tiêu nếu có, xới lớp đất mặt xung quanh gốc tiêu sâu khoảng 10 cm rồi
mới rắc đều thuốc, lấp đất phủ kín thuốc rồi tưới đẫm./.

×