Các tính chất lý,
hoá học của máu
(Áp suất thẩm thấu)
\3. Áp suất thẩm thấu của máu
Áp suất thẩm thấu là áp suất thấm
lọc của hai dung dịch qua màng.
Áp lực này tỷ lệ thuận với nồng độ
mol hoà tan trong dung dịch và với
nhiệt độ tuyệt đối. Chẳng hạn một
dung dịch có hàm lượng đường
glucose 180g/l (1 phân tử gam)
và một dung dịch có hàm lượng
ure 60g/l (1 phân tử gam) thì
có áp suất thẩm thấu bằng
nhau. Nhưng một dung dịch có
hàm lượng muối ăn NaCl 58,5g/l
lại có áp suất thẩm thấu lớn gấp 2
lần. Sở dĩ như vậy là do NaCl trong
dungdịch phân ly hoàn toàn thành
Na
+
và Cl
-
và mỗi ion có giá trị
như 1 mol.
Áp suất thẩm thấu được tính bằng
công thức: πω = KT (C/M)
Trong đó:
πω là áp suất thẩm thấu
C là nồng độ tính bằng g/l
M là trọng lượng phân tử
T là nhiệt độ tuyệt đối
Đơn vị áp suất thẩm thấu là osmol
(OsM) tương đương với 22,4
atmosphe, đơn vị dưới là miliosmol
(mOsM) 1/1000 OsM hoặc bằng
1/1000 mol/lít nước.
Để tính chính xác người ta phải
tính nồng độ từng loại ion hoặc vật
chất hoà tan (mg/l) rồi chia cho
trọng lượng phân tử hay mol của nó
để biết áp suất thẩm thấu của từng
loại. Tổng các áp suất thẩm thấu
thành phần trong dung dịch là áp
suất thẩm thấu chung của dung
dịch.
Trong thực tế việc tính toán áp suất
thẩm thấu theo nồng độ mol của
các thành phần rất phức tạp nên
người ta đo áp suất thẩm thấu bằng
phương pháp gián tiếp thông qua
độ hạ băng điểm (∆t). Độ hạ băng
điểm của máu là 0,56 đến 0,58
0
C.
Khi một dung dịch có chứa một
phân tử gam trong một lít thì có độ
hạ băng điểm là 1,86
o
C, cho nên có
thể suy ra nồng độ phân tử gam của
máu là 0,3.
Áp dụng công thức tính của
Clapeyron: P = CRT
Trong đó:
P là áp suất thẩm thấu
C là nồng độ phân tử gam
R là hằng số khí (tương đương
0,082 lít - atmotphe)
T là nhiệt độ tuyệt đối.
Nhiệt độ cơ thể người là 37
o
C thì: P
= 0,3 x 0,082 x 310 = 7,6 atmotphe
Giá trị áp suất thẩm thấu của máu
người dao động trong khoảng 7,6-
8,1 atmotphe. Giá trị này chủ yếu
do các muối vô cơ hoà tan (phần
chính là muối ăn NaCl) tạo thành.
Một phần nhỏ do cácprotein hoà
tan tạo ra được gọi là áp suất keo
loại (hay áp suất thẩm thấu thể
keo). Áp suất này chiếm khoảng
20-30 mmHg (tương đương 1/30
atm).
Trong thành mạch máu có các thụ
quan nhạy cảm với sự thay đổi của
áp suất thẩm thấu. Nếu trị số thay
đổi, lập tức một phản xạ hình thành
để tự điều chỉnh, giữ cho áp suất
thẩm thấu luôn luôn hằng định.
Tính hằng định này đảm bảo sự tồn
tại bình thường của hồng cầu trong
máu, cho sự ổn định của dịch thể,
cho các quá trình sinh học diễn ra
thuận lợi. Người ta ứng dụng tính
chất này để chế tạo ra các dung
dịch có áp suất thẩm thấu tương
đương áp suất thẩm thấu của máu,
gọi là dung dịch sinh lý, nhằm:
- Tiếp nước và các thành phần
muối hoà tan cho cơ thể khi cơ thể
mất nước, khi tiến hành phẫu thuật.
- Làm dung dịch nuôi các chế phẩm
khi tiến hành các thí nghiệm cấp
diễn hoặc lau rửa các vết thương.
Ringer
Thành
phần
Động
vật
đồng
nhiệt
Động
vật
biến
nhiệt
Loc
k
Tyro
d
NaCl
KCl
CaCl
2
NaHCO
3
MgCl
2
NaH
2
PO
4
Glucose
8,5 - 9
0,2
0,2
0,2
-
-
-
6 - 6,6
0,1
0,1
0,1
-
-
-
9,0
0,2
0,2
0,15
0,15
0,15
1,0
8,0
0,2
0,2
1,0
1,0
0,05
1,0
Những dung dịch như trong
bảng trên gọi là các dung dịch
đẳng trương. Những dung dịch có
thành phần các muối cao hơn gọi là
dung dịch ưu trương. Còn những
dung dịch có thành phần thấp hơn
gọi là dung dịch nhược trương.
Pha loãng máu bằng dung dịch
đẳng trương, các tế bào máu tồn tại
bình thường. Trái lại, trong dung
dịch ưu trương tế bào bị teo lại và
phá hủy vì nước thấm qua màng ra
ngoài. Còn trong dung dịch nhược
trương, nước lại thấm vào trong
làm cho tế bào hồng cầu căng
phồng, và đến một mức độ nhất
định sẽ phá hủy màng, giải phóng
hemoglobin ra dung dịch, làm cho
dung dịch có màu đỏ son, gọi là
hiện tượng huyết tiêu (hemolyse).
Vì hồng cầu có mức độ non già
khác nhau nên độ bền của màng
cũng khác nhau. Người ta có thể
xác định được độ bền tối thiểu và
tối đa của màng hồng cầu ở người
bình thường. Đây là một chỉ tiêu
sinh lý quan trọng để xét nghiệm
chức năng của hồng cầu.