Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tiêu hoá ở khoang miệng ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.16 KB, 8 trang )


Tiêu hoá ở khoang miệng
Tiêu hóa ở người



Hệ tiêu hoá ở người được xem là hệ
tiêu hoá điển hình cho các loài ăn
tạp (vừa ăn thức ăn thực vật vừa ăn
thức ăn động vật). Hệ tiêu hoá ở
người gồm các cơ quan : miệng,
thực quản. dạ dày, ruột non, ruột
già và các tuyến tiêu hoá. Các chất
dinh dưỡng trong thức ăn đi qua
các cơ quan này được tiêu hoá cơ
học và hoá học trở thành các dạng
đơn giản và được hấp thụ vào máu.
Tiêu hoá ở khoang miệng :
Khoang miệng là đoạn đầu của ống
tiêu hoá, là nơi tiếp nhận và bắt đầu
quá trình tiêu hoá thức ăn. Thức ăn
trong khoang miệng được tiêu hoá
cơ học và tiêu hoá hoá học.
a. Tiêu hóa cơ học:
Khi thức ăn vào khoang miệng nhờ
hoạt động của cơ nhai, thức ăn
dược răng cắt và nghiền nhỏ. Nhờ
hoạt động đào trộn của lưỡi, thức
ăn được thấm đều với nước bọt sau
đó được vê thành những viên nhỏ
đưa xuống hầu và xuống dạ dày


thông qua phản xạ nuốt.



Phản xạ nuốt diễn ra như sau : Khi
nuốt miệng ngậm lại, lưỡi nâng lên
ép lên vòm miệng dồn viên thức ăn
từ miệng vào họng. Cùng lúc đó
nắp thanh quản đóng lại ngăn
không cho thức ăn lọt vào đường
hô hấp, màng khẩu cái mềm nâng
lên đậy kín đường lên khoang mũi.
Viên thức ăn chỉ còn đường duy
nhất là đi vào hầu và thực quản, sau
đó vào dạ dày.
Khi vào thực quản, thức ăn đi đến
đoạn nào đó của thực quản thì đoạn
đó co lại ép vào viên thức ăn, còn
đoạn thực quản tiếp theo dãn rộng
ra đón nhận viên thức ăn. Cứ như
vậy viên thức ăn được đẩy dần về
phía dạ dày. Sự co dãn của thực
quản là nhờ hoạt động của các cơ
vòng và cơ dọc trên thành thực
quản. Các cơ này tạo ra các nhu
động kiểu làn sóng (giống như nhu
động ở ruột) có tác dụng chuyển
thức ăn xuống dạ dày.
b. Tiêu hoá hoá học
Trong khoang miệng, chỉ có tinh

bột trong thức ăn được biến đổi hoá
học dưới tác dụng của enzim
amilaza trong nước bọt. Amilaza
thủy phân tinh bột thành đường
mantôzơ.
Tinh bột amilaza→ mantôzơ
Nước bọt là sản phẩm tiết của
tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và
tuyến dưới lưỡi. Nước bọt tinh
khiết là dịch lỏng trong suốt pH =
7. Nước bọt có 98% nước, 2% chất
vô cơ và hữu cơ. Trong các chất
hữu cơ có chất nhầy muxin để bôi
trơn thức ăn, lizôzim diệt khuẩn,
amilaza thuỷ phân tinh bột. Chất vô
cơ gồm có Na
+
, K
+
, Ca
2+
, HCO
3
-
,
Cl
-
.
Ở người, trong 24 giờ lượng nước
bọt tiết ra khoảng 1,5 lít. Lượng

nước bọt tiết ra phụ thuộc vào : độ
khô của thức ăn, pH thức ăn và
mức độ cảm giác ngon miệng
Thức ăn càng khô nước bọt tiết ra
càng nhiều, thức ăn có tính axit hay
kiềm yếu kích thích tiết nước bọt.
c) Điều hoà tiết nước bọt
Nước bọt được tiết ra liên tục và
tiết ra nhiều khi ăn. Nước bọt tiết ra
chủ yếu nhờ cơ chế thần kinh thông
qua các phản xạ không điều kiện và
có điều kiện. Trung khu điều hoà
tiết nước bọt nằm ở hành não.
Phản xạ không điều kiện tiết nước
bọt xuất hiện khi thức ăn vào miệng
kích thích thụ thể vị giác ở miệng.
Từ thụ thể vị giác, xung thần kinh
đi theo dây thần kinh hướng tâm về
trung khu điều hoà tiết nước bọt ở
hành não. Từ trung khu này, xung
thần kinh đi theo dây li tâm đến 3
đôi tuyến nước bọt, làm tăng tiết
nước bọt.
Phản xạ có điều kiện tiết nước bọt
xuất hiện khi nhìn thấy, nghe thấy,
ngửi thấy mùi thức ăn đã từng được
ăn. Màu sắc, cách trình bày bữa ăn,
mùi thơm của thức ăn gây tăng
tiết nước bọt.
Đình Dương


×