Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Lạng Sơn qua các giai đoạn lịch sử-5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.95 KB, 5 trang )

7. Kháng chiến chống thực dân Pháp
7.1. Quân Pháp tiến công lần thứ hai
Cuối năm 1946 thực dân Pháp bắt đầu tiến công Lạng Sơn. Vào hồi 19 giờ ngày 21-11-
1946, quân Pháp nổ súng khiêu khích ở khu vực Hang Dê. Do có sự can thiệp tích cực
của Uỷ ban bảo vệ tỉnh, nên quân Pháp đã phải tạm ngừng khiêu khích. Trước tình hình
đó, các cơ quan của tỉnh đã nhanh chóng rút ra khỏi thị xã, về căn cứ Ba Xã (Điềm He)
để tổ chức chỉ đạo kháng chiến lâu dài.
Do cuộc chiến không cân sức, để bảo toàn, giữ gìn lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu
dài, ngày 21-11, quân ta rút khỏi thị xã với sự tiếp viện, giúp sức của các đội vũ trang ở
Cao Lộc, Lộc Bình, Văn Uyên, lập phòng tuyến trên đường số 1 và số 4. Tình thế này
buộc địch phải thả dù tiếp tế cho binh lính đóng trong thị xã.

7.2. Sự phối hợp của quân và dân trên mặt trận đường số 4 - Lạng Sơn giải phóng
Thực hiện Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 22-12-
1946, Chỉ thị "Toàn quốc kháng chiến" của Trung ương Đảng, trong đó đề ra đường lối
chỉ đạo kháng chiến: "Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh", quân và dân các
dân tộc Lạng Sơn đã anh dũng bước vào những trận chiến đấu mới chống quân thù.
Sau khi đánh chiếm thị xã, quân Pháp tiếp tục tấn công theo đường số 4 về phía Lộc Bình
và đường số 1 từ thị xã lên Đồng Đăng để mở rộng phạm vi chiếm đóng. Từ tháng 12-
1946, quân địch đã mở nhiều cuộc hành quân tiến đánh các tuyến nội địa trong tỉnh để
thực hiện âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não của tỉnh và lực lượng vũ trang, từ đó chiếm
đóng hoàn toàn thị xã.
Với mục tiêu tăng cường lực lượng vũ trang chiến đấu, từ giữa năm 1947, hầu hết các địa
phương trong tỉnh đã thành lập các đại đội độc lập chiến đấu. Từ tháng 10-1947, địch huy
động lực lượng lớn dọc theo đường số 4 và số 1 tiến công lên Cao Bằng, Bắc Kạn và
Lạng Sơn - một trong những địa bàn chiến lược quan trọng phục vụ cho âm mưu tấn công
Việt Bắc của địch. Đến cuối năm, giặc Pháp đã đánh chiếm Tràng Định, Văn Lãng, Cao
Lộc, Lộc Bình, lập các đồn bốt đóng quân dọc đường số 4 và nhiều xã biên giới.
Cơ quan lãnh đạo của tỉnh đã
rút từ căn cứ Ba Xã (Điềm He)
về Kéo Coong (Bình Gia) để


kịp thời đối phó với kế hoạch
quân sự của địch ngay trên địa
bàn Lạng Sơn. Đến cuối năm
1947, các căn cứ du kích của
tỉnh bắt đầu được xây dựng ở
Chi Lăng (Lộc Bình) và Ba
Sơn (Cao Lộc) hình thành vành
đai chiến tranh du kích trong
khu vực khống chế của địch.
Ngày 30-10-1947, lực lượng vũ trang địa phương phối hợp với quân chủ lực phục kích
địch ở Bông Lau, tiêu diệt 94 tên Pháp, phá huỷ và làm hỏng 27 xe quân sự của địch.
Chiến thắng Bông Lau đã mở đầu cho hàng loạt những trận đánh oanh liệt của quân và
dân ta trên đường số 4, góp phần cổ vũ tinh thần chiến đấu kiên cường của quân và dân
trong tỉnh.
Phát huy tinh thần chiến thắng Bông Lau, từ cuối năm 1947, các lực lượng vũ trang Lạng
Sơn đã liên tiếp tiến công địch, giành nhiều thắng lợi lớn ở Đèo Khách, Bản Nằm, Lũng
Vài, góp phần tiêu hao sinh lực và chia cắt kế hoạch tiến công lớn của địch. Những chiến
thắng của quân và dân Lạng Sơn đã làm thất bại kế hoạch dùng Lạng Sơn làm địa bàn tập
trung quân của giặc Pháp, hỗ trợ tích cực cho cuộc chiến đấu quyết liệt của các lực lượng
vũ trang ta ở Cao Bằng và các mặt trận khác.
Đầu năm 1948, Pháp cho xây dựng hệ thống đồn bốt dọc đường số 4 từ Đình Lập lên
Thất Khê, tăng cường binh lính đóng giữ để đối phó với sự tiến công của quân ta. Giữa
năm 1948, phối hợp nhịp nhàng với quân và dân ở vùng tự do, quân và dân ở những vùng
tuyến trước dọc đường số 4 Đình Lập, Lộc Bình, Cao Lộc, Văn Uyên, Thoát Lãng, Tràng
Định đã thường xuyên tiến công địch. Thực hiện phong trào thi đua "cướp súng giặc giết
giặc" do Tỉnh uỷ phát động và khẩu hiệu "làm chủ đường số 4 đi đến cắt đứt đường số 4",
ngày 12-9-1948, quân ta tiêu diệt đồn Nà Cáy mà không tốn một viên đạn.
Cùng với phương án tác chiến binh vận, ngày 16-9-1948, lực lượng du kích của ta đã tiến
công đồn Lũng Vài, tiêu diệt nhiều tên địch và thu nhiều vũ khí. Trên đà thắng lợi, quân
ta đã liên tiếp tổ chức tập kích các đồn Đồng Đăng, Lũng Phầy, làm cho địch lâm vào

thế bị động đối phó và bắt đầu suy yếu.
Từ đầu năm 1949, các lực lượng vũ trang đã liên tiếp tiến công tiêu diệt địch, giữ vững và
mở rộng căn cứ du kích tạo thành vành đai chiến đấu liên hoàn, vững chắc, làm chủ chiến
Một đoạn thành nhà Mạc
Ảnh: Tư liệu
trường, đánh bật địch, giải phóng từng phần. Thắng lợi ở Ba Sơn, Chi Lăng, Đình Lập
với hàng loạt chiến thắng ở Đèo Khách, Bó Củng, Lũng Vài, Lũng Phầy đã làm chuyển
biến nhanh chóng chiến cục trên mặt trận đường số 4, bước sang giai đoạn tổng phản
công, đánh bại hoàn toàn quân địch.
Cùng với việc chỉ đạo gấp rút cho chiến đấu trên mặt trận đường số 4, cuối tháng 1-1950,
Tỉnh uỷ đã kịp thời tổ chức các lực lượng vũ trang chặn đánh, đẩy lùi hàng nghìn tên
thuộc quân đội của Tưởng Giới Thạch thua trận tràn qua biên giới Lạng Sơn, cướp bóc
phá hoại kinh tế của ta. Tháng 6-1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng chủ trương mở
Chiến dịch biên giới do đồng chí Võ Nguyên Giáp - Uỷ viên Thường vụ Trung ương
Đảng làm chỉ huy trưởng kiêm bí thư. Tỉnh uỷ Cao Bằng và Lạng Sơn gấp rút huy động
mọi lực lượng, phương tiện phục vụ chiến dịch. Để kịp thời thực hiện nhiệm vụ cấp bách,
Tỉnh uỷ đã phát động phong trào thi đua "tất cả cho chiến trường đánh thắng".
Ngày 16-9-1950, quân ta tiến công đồn Đông Khê, cứ điểm tập trung quan trọng của địch
trên đường 4. Sau 2 ngày đêm chiến đấu quyết liệt, quân ta đã giành thắng lợi. Trên đà
thắng lợi ở Đông Khê, các lực lượng chủ lực có sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang địa
phương đã liên tiếp tiến công tiêu diệt địch trên toàn tuyến đường số 4.
Từ ngày 3 đến ngày 8-10-1950, quân ta đã đánh tan 2 binh đoàn chủ lực của Pháp, tiêu
diệt cánh quân cứu viện của chúng từ Hà Nội lên. Ngày 10-10-1950, địch rút khỏi thị trấn
Thất Khê, huyện Tràng Định giải phóng. Ngày 13-10-1950, địch rút khỏi Na Sầm, Đồng
Đăng. Hai huyện Văn Uyên, Thoát Lãng được giải phóng. Ngày 17-10-1950, địch rút
khỏi thị xã Lạng Sơn và Lộc Bình, quân ta vào tiếp quản thị xã. Ngày 22-10-1950, địch
rút khỏi An Châu (Đình Lập) chấm dứt sự chiếm đóng của thực dân pháp trên đất Lạng
Sơn.
Tỉnh Lạng Sơn được giải phóng, kết thúc giai đoạn kháng chiến gian khổ và kiên cường
của Đảng bộ, quân và dân các dân tộc Lạng Sơn trong cuộc kháng chiến trường kỳ anh

dũng chống thực dân Pháp do Đảng ta lãnh đạo.

8. Lạng Sơn sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954
8.1. Đẩy mạng cải cách dân chủ, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho phát triển
kinh tế- xã hội (1955 - 1960)
Bước sang năm 1955, tình hình chính trị, kinh tế- xã hội trong tỉnh đặt Đảng bộ và nhân
dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn trước những nhiệm vụ cấp bách mới: đẩy mạnh phong trào
lao động và xây dựng nếp sống mới, khắc phục hậu quả của thiên tai do hạn hán kéo dài,
nhanh chóng đẩy lùi nạn thiếu đói diễn ra ở nhiều nơi trong tỉnh. Để nhanh chóng khắc
phục nạn thiếu đói, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã phát động phong trào "Nhường cơm,
xẻ áo", kêu gọi các tầng lớp nhân dân trong tỉnh phát huy truyền thống đùm bọc thương
yêu nhau. Thực hiện chủ trương của Trung ương, Lạng Sơn đã phát động giảm tô ở 6
huyện, thị trong tỉnh. Đến giữa năm 1958, tình hình nông thôn ở Lạng Sơn có bước
chuyển biến mới, nhất là sau kết quả của cuộc vận động giảm tô, tiến hành sửa sai, tịch
thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân nghèo.
Đến cuối năm 1959, địa phương nào đã phát động giảm tô, tổ chức tổ đổi công thì phong
trào sản xuất nơi đó phát triển mạnh. Đến đầu năm 1960, toàn tỉnh đã tổ chức được 1.221
hợp tác xã nông nghiệp, thu hút trên 30 nghìn hộ nông dân vào làm ăn tập thể. Ngành văn
hoá đã triển khai mạng lưới thông tin tuyên truyền đến hầu hết các cơ sở trong tỉnh.
Ngành giáo dục đã xây dựng được hệ thống trường phổ thông đến cấp xã.
8.2. Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc
Mỹ (1961 - 1965)
Từ cuối năm 1961, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể các huyện thị đã nỗ lực đầu
tư công sức thích đáng cho việc củng cố phong trào hợp tác hoá, làm thuỷ lợi, khai
hoang, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sản xuất nông nghiệp phát
triển đã đặt ra những yêu cầu mới đối với các ngành sản xuất công nghiệp của tỉnh.
Ngành cơ khí của tỉnh đã sản xuất hàng vạn công cụ cải tiến phục vụ cho nhu cầu vận
chuyển, canh tác. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp tiêu dùng đã cung
cấp cho nhu cầu xây dựng cơ sở của hợp tác xã hàng triệu viên gạch, ngói cho sinh hoạt
của nhân dân. Ngành thương nghiệp đã mở được hàng trăm cửa hàng tập trung và lưu

động ở các xã, đáp ứng nhu cầu mua, bán nông sản, thực phẩm, tiêu dùng. Hoạt động văn
hoá - thông tin góp phần khích lệ tinh thần hăng hái và ý chí quyết tâm của quân và dân
ta trong sản xuất và chiến đấu.
Năm 1964, trước những thất bại liên tiếp trong "Chiến tranh đặc biệt" ở chiến trường
miền Nam, đế quốc Mỹ điên cuồng đánh phá miền Bắc. Máy bay địch đã liên tiếp xâm
phạm không phận Lạng Sơn để trinh sát và khiêu khích. Ngày 20-9-1965, máy bay Mỹ
chính thức bắn phá các mục tiêu dọc đường quốc lộ 1A và đường sắt Lạng Sơn - Hà Nội.
Ngày 5-10-1965, máy bay Mỹ lại điên cuồng bắn phá thị xã Lạng Sơn và các mục tiêu
xung yếu ở phía Nam của tỉnh. Trong những năm tháng đối đầu với nhiều đợt bắn phá ác
liệt của giặc Mỹ, bằng nhiều hành động thiết thực và lòng dũng cảm cao độ, các đội thanh
niên xung phong và quân chủ lực đã góp công sức không nhỏ vào thành tích của quân và
dân các dân tộc trong tỉnh.
8.3. Vừa củng cố, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, vừa tiến hành chống chiến
tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ (1966 - 1972)
Từ cuối tháng 6-1966, giặc Mỹ đã tiến hành nhiều đợt bắn phá điên cuồng đối với Lạng
Sơn. Mục tiêu chủ yếu của chúng là các đoạn đường giao thông quan trọng, bến phà, cầu
đường sắt, đường bộ trên địa bàn phía nam tỉnh Lạng Sơn. Mặc dù phải quan tâm nhiều
đến công tác chỉ đạo chiến đấu, sẵn sàng đối phó với chiến tranh phá hoại của đế quốc
Mỹ, song Tỉnh uỷ đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, khảo sát để đề ra nhiều biện pháp
tích cực nhằm đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, làm đường giao thông, phủ xanh đồi trọc. Tiếp
đó, tỉnh tập trung cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật, không ngừng củng cố hợp tác xã
nông nghiệp, ra sức mở rộng sản xuất, giải quyết tốt nhu cầu lương thực, đáp ứng nhu cầu
đời sống, yêu cầu của chiến đấu. Đến cuối năm 1968, do bị thất bại nặng nề ở chiến
trường miền Nam, đế quốc Mỹ buộc phải chấm dứt chiến tranh leo thang phá hoại miền
Bắc. Cùng với quân và dân miền Bắc, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc Lạng Sơn đón
nhận thắng lợi to lớn trong niềm hân hoan, phấn khởi vô hạn.
Từ tháng 4-1972, giặc Mỹ huy động lực lượng lớn không quân và hải quân trở lại đánh
phá miền Bắc với mức độ ác liệt hơn bao giờ hết. Ngày 11-5-1972, máy bay Mỹ dội bom
bắn phá các địa bàn thuộc khu vực phía Nam tỉnh Lạng Sơn. Do thấy rõ vị trí có tầm
quan trọng chiến lược của cửa khẩu Lạng Sơn trong việc tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển

hàng hoá, nên Lạng Sơn được giao nhiệm vụ: bố trí, huy động lực lượng chủ yếu để hỗ
trợ kịp thời cho yêu cầu ngày càng cấp bách của công tác này. Cùng với quân và dân
miền Bắc, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc Lạng Sơn bình tĩnh, vững vàng, tập trung
mọi lực lượng, sẵn sàng vừa chiến đấu, vừa tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ vinh quang của
"Cảng nổi" kiên cường, tiếp nhận và vận chuyển kịp thời theo yêu cầu khẩn cấp của cuộc
chiến đấu. Trong năm 1972, với phương châm vừa chiến đấu, vừa sản xuất, mặc dù phải
chịu nhiều khó khăn do thiên tai và bom đạn địch gây ra, nhưng Đảng bộ và nhân dân các
dân tộc trong tỉnh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ giải toả hàng hoá, đảm bảo giao thông
thông suốt trong mọi tình huống.

×