Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tác dụng chữa bệnh của rau ăn ghém với bánh tráng pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.24 KB, 5 trang )

Tác dụng chữa bệnh của rau ăn ghém
với bánh tráng Trảng Bàng


BÍ BÁI CHỮA ĐAU DẠ DÀY VÀ CÁC CHỨNG SƯNG ĐAU
Bí bái hay còn gọi là bái bái, tên khoa học là Acronychia pedumculata
(L.) Miq., thuộc họ cam (Rutaceae). Cây gỗ nhỏ, cao khoảng 5 - l0 m, vỏ thơm
mùi xoài. Lá mọc đối, phiến lá hình trái xoan, có nhiều điểm tuyến tiết tinh
dầu; lá non có lông, lá già nhẵn. Cụm hoa hình ngù ở nách lá hay đầu cành.
Hoa trắng xanh xanh, có mùi thơm. Quả hạch hình cầu nạc, khi chín thường
có màu trắng hồng.
Phân bố và sinh thái: cây mọc hoang ở rừng thứ sinh, rừng còi, ven rừng và
đồi cây bụi vùng trung du và miền núi từ Hòa Bình vào tới Nam bộ. Cây ra hoa
tháng 4 - 6, có trái tháng 6 - 8.
Sử dụng: lá non chứa 1,25% tinh dầu và alcaloid acronycin. Lá non được
dùng làm rau gia vị, rau ăn ghém với bánh tráng Trảng Bàng (Tây Ninh).
Nhân dân ta thường dùng lá sắc uống chữa đau dạ dày và các chứng sưng
đau. Lá được sao vàng, sắc nước cho sản phụ uống thay nước trà giúp ăn ngon
cơm và thống huyết ứ, nó còn có tác dụng trị phù.
BỌ MẮM TRỊ HO LÂU NGÀY, VIÊM HỌNG
Bọ mắm hay còn gọi là thuốc giòi, tên khoa học Pouzolzia zeylanica (L.)
Benn., thuộc họ gai (Urticaceae). Cây thảo cao 40 - 50 cm hay hơn, cành mọc trải
ra. Lá mọc đối, phiến lá nhỏ, hình ngọn giáo, có lông ở cả hai mặt. Hoa nhỏ, màu
trắng.
Phân bố và sinh thái: cây mọc hoang và cũng được trồng nơi ẩm mát, làm
rau ăn hay chế nước sinh tố. Rau thường có bán ở các chợ.
Sử dụng: người ta thu hái phần cây trên mặt đất, rửa sạch, lấy cành lá non
làm rau ăn sống cùng các loại rau khác, ăn ghém với bánh xèo, bánh tráng; cũng
dùng phối hợp với rau má, trái cây xay làm nước sinh tố.
Toàn cây được dùng làm thuốc trị ho lâu ngày, viêm họng, lỵ, bí tiểu tiện,
đau răng.


SĂNG MÁU RẠCH TRỊ ĐAU HỌNG
Săng máu rạch tên khoa học là Horsfieldia (Gaertn.) Warb., thuộc họ máu
chó (Myristicaceae). Cây gỗ nhỏ, cao 8 - l0 m, nhánh ngang. Lá có phiến hình bầu
dục, dài đến 25 cm, dày, không lông. Chùy hoa ngắn, khác gốc; hoa nhỏ. Quả màu
da cam, mở thành hai mảnh; hạt tròn có áo hạt đỏ.
Phân bố và sinh thái: cây mọc dọc theo sông, rạch ở nhiều nơi từ vùng thấp
lên tới độ cao 1.100 m; gặp nhiều ở TP.HCM và tỉnh Tây Ninh. Cây ra hoa tháng
4 - 5, có quả tháng 9 - 11.
Sử dụng: lá non mềm, dùng ăn ghém cùng các loại rau khác với bánh tráng
Trảng Bàng.
Vỏ cây được dùng sắc nước súc miệng trị đau họng; hoa được dùng chiết
chất thơm.
SAO NHÁI CHỮA BỆNH TIM ĐẬP NHANH
Sao nhái hay còn gọi là chuồn chuồn, tên khoa học là Cosmos sulphureus
Cav., thuộc họ cúc (Asteraceae). Cây thảo mọc hàng năm, cao 1 - 1,5 m. Lá mọc
đối, phiến lá chẻ thành hình lông chim, mép có răng hay không. Hoa đầu màu
vàng có cuống rất dài. Quả bế có mỏ dài, có móc ở đỉnh.
Phân bố và sinh thái: cây được trồng làm cảnh ở nhiều nước châu Á, châu
Phi. Cây mọc từ vùng thấp đến vùng cao tới 1.200 m.
Sử dụng: lá được dùng làm rau ăn sống. Thường dùng cành lá non làm rau
ăn ghém với thịt heo luộc cắt mỏng cuộn trong bánh tráng Trảng Bàng.
Cành lá sao nhái, có thể dùng sắc nước uống chữa bệnh tim đập nhanh.
VUỐT CHUA TRỊ BỆNH NGOÀI DA
Vuốt chua, câu đằng chua có tên khoa học là Uncaria acida (Hunt) Roxb.,
thuộc họ cà phê (Rubiaceae). Dây leo cao 4 - 5 m, cành non vuông. Lá có phiến
xoan, dài 5 - 8 cm, rộng 4 - 5 cm, đầu nhọn, gốc tròn. Cụm hoa đơn trên một mấu
cong; hoa màu trắng và thơm. Quả mang hình thoi dài đến 1,5 cm.
Phân bố và sinh thái: cây mọc dọc sông, rạch từ Đồng Nai đến Cà Mau;
cũng thường gặp ở Tây Ninh.
Sử dụng: lá non được sử dụng để ăn với bánh tráng Trảng Bàng, lá già có

thể dùng nấu nước uống thay trà. Vỏ cây dùng ăn với trầu và nấu nước tắm trị
bệnh ngoài da.
SÔNG TRỊ HO
Sông còn gọi là bứa sông, bứa đồng, tên khoa học là Garcinia
schomburgkiana Pierre, thuộc họ bứa (Cloiaceae). Cây gỗ nhỏ, nhánh non vuông,
lá có phiến bầu dục thon, dài khoảng 9 cm, rộng khoảng 2,5 cm, không lông. Quả
to, màu vàng.
Phân bố và sinh thái: cây mọc ở vùng đất phèn Đồng Tháp Mười và dọc
theo sông, suối ở Tây Ninh.
Sử dụng: các lá non được dùng làm rau tươi ăn ghém với bánh tráng Trảng
Bàng. Lá có vị chua. Lá già sắc uống trị ho, kinh nguyệt không đều và các bệnh về
phổi.
TS. Võ Văn Chi, nguyên giảng viên Đại học y dược TP.HCM


×