SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2010-2011
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU HƯỚNG DẪN CHẤM
____________________ MÔN : NGỮ VĂN - LỚP : 11
Hướng dẫn chấm có 02 trang
ĐÁP ÁN Điểm
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH (5 điểm)
Câu 1
(2,0
điểm)
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần chỉ
ra hai nội dung tư tưởng cơ bản sau :
- Lòng yêu nước (Yêu quê hương, trân trọng truyền
thống văn hóa dân tộc, ca ngợi cảnh đẹp của quê hương
đất nước, gắn bó với tinh thần quốc tế vô sản…)
- Chủ nghĩa nhân đạo (sự yêu thương, bênh vực cho ước
mơ, khát vọng sống của con người, gắn liền với sự thức
tỉnh ý thức cá nhân của người cầm bút…)
(Giáo viên cần linh hoạt, mềm dẻo trong cách chấm
điểm, cần trân trọng sự hiểu về lòng yêu nước và chủ
nghĩa nhân đạo của học sinh trong nhiều nội dung đã
được cụ thể hóa ở trên).
2,00
Câu 2
(3,0
điểm)
Phong cách ngôn ngữ báo chí. 1,00
Học sinh trình bày được 3 đặc trưng của phong cách
ngôn ngữ báo chí.
Tìm được dẫn chứng từ bài báo để minh họa cho các đặc
trưng.
1,50
0,5
II. PHẦN TỰ CHỌN : (5 điểm)
Câu 3a
(5,0
điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng :
Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, kết cấu hợp lí, phân tích được
một số đặc điểm của hình tượng nhân vật dựa trên những nét riêng; diễn đạt trôi
chảy; cách dùng từ, đặt câu mạch lạc; văn viết đúng chính tả.
b. Yêu cầu về kiến thức :
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nam Cao và hình tượng nhân vật Chí
Phèo, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, sau đây là một số gợi ý :
- Nêu được vấn đề cần nghị luận.
- Sau khi gặp thị Nở và sự yêu thương, chăm sóc chân tình của thị đã đánh thức
tính người trong nhân vật Chí Phèo. Những ước mơ, khát vọng về hạnh phúc gia
đình hồi sinh mạnh mẽ bên trong con người Chí Phèo… Chí muốn làm người
lương thiện, muốn làm hòa với mọi người.
- Nhưng bị thị Nở từ chối, Chí bị rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, bị
dồn đến bước đường cùng. Trong cơn phẫn uất, tuyệt vọng bị cự tuyệt quyền làm
người, Chí Phèo đã giết Bá Kiến rồi tự sát.
- Cái chết của Chí Phèo cho thấy niềm khát khao cháy bỏng được sống lương
thiện, đồng thời góp phần tố cáo mãnh liệt xã hội thuộc địa nửa phong kiến đã
đẩy con người vào con đường tha hóa….
- Nghệ thuật : Nam Cao xây dựng được một hình tượng người nông dân điển hình
sống động, có cá tính độc đáo, nghệ thuật miêu tả tâm lý sắc sảo
1
- Đánh giá giá trị của tác phẩm.
a. Yêu cầu về kĩ năng :
Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, kết cấu hợp lí, phân tích được ý
nghĩa của hình tượng chuyến tàu đêm như một biểu tượng của vẻ đẹp tâm hồn và
tình cảm yêu thương vô hạn của Thạch Lam với những người nghèo; diễn đạt trôi
chảy; cách dùng từ, đặt câu mạch lạc; văn viết đúng chính tả.
b. Yêu cầu về kiến thức :
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Thạch Lam và truyện ngắn “Hai đứa trẻ”,
học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản
sau :
- Nêu được vấn đề cần nghị luận
- Chuyến tàu đi qua phố huyện mang đến ánh sáng, làm huyên náo trong chốc lát
rồi lại chìm vào bóng tối.
- Tâm trạng chị em Liên : hân hoan hạnh phúc khi tàu đến, bâng khuâng lúc tàu đi
qua.
- Con tàu mang theo ước mơ về một thế giới khác sáng sủa hơn và đánh thức
trong Liên những hồi ức về Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực và huyên náo.
- Chuyến tàu đêm là biểu tượng về một thế giới thật đáng sống với sự giàu sang
và rực rỡ. Nó đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tối tăm và quẩn quanh
của người dân phố huyện.
- Tác giả sử dụng bút pháp tương phản, đối lập; giọng điệu thủ thỉ thấm đượm
chất thơ, chất trữ tình sâu lắng.
- Đánh giá chung về ý nghĩa hình ảnh đã phân tích.
Cách
cho
điểm
phần
riêng
Điểm 5 : Bài làm đáp ứng tốt những yêu cầu trên, có sáng tạo, phát hiện mới
mẻ đáng trân trọng, có thể có một số sai sót không đáng kể.
Điểm 4 : Bài làm đáp ứng tương đối tốt những yêu cầu trên, mắc ít lỗi diễn
đạt, chính tả.
Điểm 3 : Bài làm đáp ứng được ½ các yêu cầu trên, mắc ít lỗi diễn đạt, chính
tả.
Điểm 2 : Bài làm còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
Điểm 1: Bài làm còn sơ sài, mắc rất nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
Điểm 0 : Bài làm hoàn toàn lạc đề.
HẾT
2