Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Ảnh hưởng của các hóa chất đến cuộc sống con người –p1 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.13 KB, 9 trang )



Ảnh hưởng của các
hóa chất đến cuộc
sống con người –p1







Tại phiên họp thứ 2 của Hội nghị
quốc tế về quản lý các hoá chất
(ICCM2) của Liên Hợp Quốc, các
nhà khoa học đã cảnh báo về những
rủi ro hoá chất mà con người đang
phải đối mặt và đưa ra Tiếp cận
chiến lược về quản lý các hoá chất
quốc tế (SAICM). Tham gia Hội
nghị có khoảng 800 đại biểu từ các
chính phủ, các ngành công nghiệp
và các tổ chức phi chính phủ.

Theo bà Viveka Bohn, nguyên đại
sứ môi trường Thuỵ Điển, đây là cơ
hội nhằm tạo ra sự thay đổi lớn
hướng tới tương lai không có chất
độc hại. Vào năm 2020, SAICM có
thể làm giảm đáng kể rủi ro liên
quan đến vòng đời của các hoá


chất.

Quản lý an toàn các hoá chất trong
các sản phẩm sử dụng hàng ngày
trở nên cấp bách. Để bảo vệ trẻ em
và các thế hệ tương lai, thế giới cần
có chiến lược toàn cầu về tri thức
và thông tin. Bà Viveka cho rằng,
chính phủ các nước và các ngành
công nghiệp phải có trách nhiệm rõ
ràng để giải quyết các vấn đề về
sức khoẻ và môi trường liên quan
đến các hoá chất. Tuy nhiên, các
nhà khoa học cũng giữ vai trò quan
trọng trong việc tuyên truyền và
giải thích cho công chúng và các
nhà chính trị một cách rõ ràng và
khách quan những kiến thức mới
nhất về những ảnh hưởng của việc
tiếp xúc với các hoá chất, đặc biệt
là ảnh hưởng của chất hỗn hợp và
của các sản phẩm bị biến đổi khó
xác định.

Ảnh hưởng của pha trộn, đó là một
số hoá chất có khả năng kết hợp với
nhau gây ảnh hưởng đến hoạt động
của con người không có thể dự báo
trước,cần phải nghiên cứu sâu hơn
nữa về vấn đề này.


Bohn kêu gọi lập quỹ toàn cầu cho
nghiên cứu khoa học về các hoá
chất. Uỷ ban Liên Hợp Quốc có thể
giúp đỡ và yêu cầu UNEP và Tổ
chức Y tế Thế giới thành lập Uỷ
ban hoá chất quốc tế giống như Uỷ
ban liên chính phủ về biến đổi khí
hậu. Biến đổi khí hậu có liên quan
đến việc quản lý yếu kém các hoá
chất cần được nhấn mạnh.

Cuộc họp ICCM đầu tiên ở Dubai
năm 2006 đã không đạt được sự
thống nhất về vai trò của Ngân
hàng thế giới (WB) đối với
SAICM. Vì Ngân hàng Thế giới có
vai trò quan trọng trong việc cấp
vốn cho các chương trình liên quan
đến hoá chất, WB giữ vai trò quyết
định trong các hoạt động của
SAICM.

Các hội thảo của SAICM tập trung
thảo luận 4 vấn đề liên quan đến
công nghệ nanô, chất thải điện tử,
chì trong sơn và các hoá chất trong
các sản phẩm hàng ngày.

Công nghệ nanô


Công nghệ nanô (ở cấp độ phân tử
và nguyên tử, với các sản phẩm và
chất có kích thước rất nhỏ) mang
lại những lợi ích to lớn như: các
thiết bị lọc cầm tay có thể lọc nước
bùn và những tinh thể có thể loại
bỏ chất ô nhiễm asen khỏi nước
giếng và những tấm lá kim loại có
thể biến nhà ở và văn phòng thành
các trạm điện nhỏ.

Công nghệ nanô cũng sẽ tạo các
loại thuốc tổng hợp giá rẻ phòng
bệnh sốt rét và các hợp chất chống
lại bệnh HIV/AIDS.

Những hoá chất trong sản phẩm

Mọi thứ đang tồn tại và những vật
thể vô chi vô giác đều được tạo ra
từ các hoá chất. Tuy nhiên, những
hoá chất do con người tạo ra có thể
phát hiện được trong thuốc trừ sâu
và các dược phẩm, nhưng chúng ta
quên rằng, các hoá chất cũng có
trong bàn ghế, sách vở và giày dép.
Vì vậy, đây là lo ngại toàn cầu đặc
biết đối với các nhóm người dễ bị
tổn thương như trẻ em ở độ tuổi

đang phát triển, kể cả trẻ sơ sinh,
đang phải đối mặt với những rủi ro
ngày càng tăng. Đôi khi những rủi
ro này rất lớn do chì trong đồ trang
sức và phtalat trong nhựa.

Trước đây, giảm rủi ro từ các hoá
chất tập trung vào phát thải trong
không khí và nước trong quá trình
sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay các
hoá chất nguy hại cũng có thể được
thải ra từ các sản phẩm đang được
sử dụng và ở cuối vòng đời của sản
phẩm.




×