Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới sức khỏe-2 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.25 KB, 7 trang )


Biến đổi khí hậu ảnh
hưởng tới sức khỏe-2






Khí hậu biến đổi - vì sao?
Các hoạt động của con người như
chặt phá và khai thác rừng bừa bãi,
khai thác các nguồn tài nguyên
thiên nhiên không có kiểm soát,
gây ô nhiễm môi trường, phá huỷ
cân bằng sinh thái và đa dạng sinh
học. Ở nước ta, nhiều nơi rừng bị
phá huỷ nặng nề, đất bị xói mòn,
thoái hoá, dẫn đến thiên tai, lũ lụt,
đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ và
cuộc sống của nhân dân. Các chất
thải cũng góp phần gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng. Trong
cuộc sống hàng ngày, con người
thải ra môi trường bên ngoài vô vàn
các loại chất thải khác nhau. Hiện
nay, ở nước ta chất thải đang là vấn
đề bức xúc của toàn xã hội, chất
thải đang hàng ngày hàng giờ gây ô
nhiễm môi trường, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khoẻ con


người. Chất thải được chia làm 3
loại: chất thải công nghiệp, chất
thải y tế và chất thải sinh hoạt. Chất
thải công nghiệp là những chất thải
do nhà máy, xí nghiệp thải ra trong
quá trình hoạt động như axit, kiềm,
hoá chất độc của nhà máy hoá chất
gây ô nhiễm đất và nguồn nước (thí
dụ điển hình là chất thải của công
ty sản xuất bột ngọt Vedan), bụi
của các xí nghiệp sản xuất xi măng,
chất thải trong giao thông vận tải
(khói ô tô, xe máy) gây ô nhiễm
không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khoẻ người dân. Chất thải y tế
là các loại chất thải phát sinh trong
các cơ sở y tế do các hoạt động
khám chữa bệnh, chăm sóc, xét
nghiệm, phòng bệnh và nghiên cứu
(bao gồm các chai lọ, ống nghiệm,
bơm kim tiêm, dao mổ, băng gạc,
các dung dịch, hoá chất dùng để xét
nghiệm, khử trùng, đặc biệt các
chất thải y tế nguy hại như máu,
dịch cơ thể, chất bài tiết của bệnh
nhân truyền nhiễm, bơm kim tiêm
và các vật sắc nhọn như dao, kéo
dùng cho bệnh nhân HIV/AIDS,
bệnh nhân mắc các bệnh truyền
nhiễm, các dược phẩm, hoá chất và

các chất phóng xạ dùng trong y tế).
Nếu những chất thải này không
được tiêu huỷ sẽ gây nguy hại cho
môi trường và sức khoẻ con người.
Chất thải sinh hoạt bao gồm các
loại rác thải do sinh hoạt hàng ngày
của con người như túi nilon, vật
liệu đóng gói, đồ hộp, thức ăn dư
thừa của người và gia súc, xác súc
vật chết Đặc biệt các túi nilon có
thể tồn tại nhiều năm không phân
huỷ, gây ô nhiễm rất lớn cho môi
trường. Vì vậy, TCYTTG khuyến
cáo nên sử dụng túi giấy thay thế
cho túi nilon để cải thiện môi
trường. Tuy nhiên, để thay đổi
được thói quen dùng túi nilon của
con người không phải là dễ.
Giải pháp
Nhằm chủ động phòng chống thiên
tai, thảm họa, dịch bệnh do biến đổi
khí hậu gây nên, cần có sự hợp tác
chặt chẽ của các nước trên thế giới
trong việc bảo vệ môi trường - ngôi
nhà chung của chúng ta. Chính vì
vậy, tháng 1 năm 2010 đã diễn ra
Hội nghị quốc tế với sự tham gia
của các nguyên thủ quốc gia
chuyên đề về biến đổi khí hậu toàn
cầu nhằm đưa ra các biện pháp

giảm thiểu các khí thải, chất thải
gây ô nhiễm môi trường, cũng như
tăng cường các phương tiện, thiết
bị hiện đại để dự báo thiên tai, thảm
hoạ sớm và chính xác như dự báo
động đất, sóng thần, bão có cường
độ lớn, lũ lụt, hạn hán Việt Nam
có bờ biển dài, nhiều đảo và quần
đảo xa bờ, vì vậy trong chiến lược
biển đảo cần có sự hợp tác với các
nước tiên tiến trên thế giới để có
thể đưa ra những dự báo sớm thiên
tai, thảm hoạ nhằm tránh những
trường hợp rủi ro ở ngoài khơi do
bão biển hoặc sóng thần gây nên.
Rút kinh nghiệm trận động đất
mạnh ở Hai-ti năm 2009 vừa qua
làm sập toàn bộ các ngôi nhà trong
thành phố, ở nước ta đã đến lúc các
nhà đầu tư xây dựng phải tính đến
kết cấu chống động đất cho các khu
chung cư cao tầng đề phòng những
biến đổi khó lường do biến đổi khí
hậu gây nên.

×