Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phân bón vô cơ và môi trường p2 Lượng phân bón vô cơ chưa sử dụng hết sẽ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69 KB, 11 trang )

Phân bón vô cơ và
môi trường
p2

Lượng phân bón vô cơ chưa sử
dụng hết sẽ đi về đâu?
Trong số phân bón cây không sử
dụng được, một phần còn được giữ
lại trong các keo đất là nguồn dinh
dưỡng dự trữ cho vụ sau; một phần
bị rửa trôi theo nước mặt và chảy
vào các ao, hồ, sông suối gây ô
nhiễm nguồn nước mặt; một phần
bị trực di (thấm rút theo chiều dọc)
xuống tầng nước ngầm và một
phần bị bay hơi do tác động của
nhiệt độ hay quá trình phản nitrat
hóa gây ô nhiễm không khí….Như
vậy gây ô nhiễm môi trường của
phân bón trên diện rộng và lâu dài
của phân bó là việc xẩy ra hàng
ngày hàng giờ của vùng sản xuất
nông nghiệp.
Phân bón vô cơ dư thừa đi vào môi
trường có ảnh hưởng như thế nào?
Phân bón đi vào nguồn nước mặt
gây ảnh hưởng xấu như: Gây phì
hóa nước và tăng nồng độ nitrat
trong nước.
Hiện tượng tăng độ phì trong nước
(còn gọi là phú dưỡng) làm cho tảo


và thực vật cấp thấp sống trong
nước phát triển với tốc độ nhanh
trong toàn bộ chiều sâu nhận ánh
sáng mặt trời của nước. Lớp thực
vật trôi nổi này làm giảm trầm
trọng năng lượng ánh sáng đi tới
các lớp nước phía dưới, vì vậy hiện
tượng quang hợp trong các lớp
nước phía dưới bị ngăn cản, lượng
oxy được giải phóng ra trong nước
bị giảm, các lớp nước này trở nên
thiếu oxy. Mặt khác, khi tảo và
thực vật bậc thấp bị chết, xác của
chúng bị phân hủy yếm khí, tạo nên
các chất độc hại, có mùi hôi, gây ô
nhiễm nguồn nước.
Nồng độ Nitrat trong nước cao (do
phân đạm chứa Nitrat) làm ảnh
hưởng đến sức khỏe con người, đặc
biệt đối với trẻ em dưới 4 tháng
tuổi. Trong đường ruột, các Nitrat
bị khử thành Nitrit, các Nitrit được
tạo ra được hấp thụ vào máu kết
hợp với hemoglobin làm khả năng
chuyên chở oxy của máu bị giảm.
Nitrit còn là nguyên nhân gây ung
thư tiềm tàng.
Phân bón bị rửa trôi theo chiều dọc
xuống tầng nước ngầm chủ yếu là
phân đạm vì các loại phân lân và

kali dễ dàng được giữ lại trong keo
đất. Ngoài phân đạm đi vào nguồn
nước ngầm còn có các loại hóa chất
cải tạo đất như vôi, thạch cao, hợp
chất lưu huỳnh, Nếu như phân
đạm làm tăng nồng độ nitrat trong
nước ngầm thì các loại hóa chất cải
tạo đất làm tăng độ mặn, độ cứng
nguồn nước.
Phân bón trong quá trình bảo quản
hoặc bón vãi trên bề mặt gây ô
nhiễm không khí do bị nhiệt làm
bay hơi khí amoniac có mùi khai, là
hợp chất độc hại cho người và động
vật. Mức độ gây ô nhiễm không khí
trường hợp này nhỏ, hẹp không
đáng kể so với mức độ gây ô nhiễm
của các nhà máy sản xuất phân đạm
nếu như không xử lý triệt để.
Phân bón ảnh hưởng đến môi
trường chủ yếu là do con người gây
ra:
- Bón dư thừa các yếu tố dinh
dưỡng hoặc bón phân không đúng
cách
Phân bón gây ô nhiễm môi trường
là do lượng dư thừa các chất dinh
dưỡng do cây trồng chưa sử dụng
được hoặc do bón không đúng
cách… Nguyên nhân chính là do

chưa nắm bắt đượcsố lượng , chất
lượng và cách bón phân đúng cách
để cây cối hấp thụ.
Phần lớn bà con nông dân sử dụng
phân đạm (urê) là chính với số
lượng lớn mà không cân đối với
kali, lân… nên hiện tượng lúa lốp,
cây dễ nhiễm sâu bệnh, dễ bị đổ
ngã, mía dể đỗ ngã Nếu sử dụng
bảng so màu lá thì sẽ sớm được
khắc phục.
Cách bón phân hiện nay chủ yếu là
bón vãi trên mặt đất, phân bón ít
được vùi vào trong đất. Xét về mặt
hoá học đất, các keo đất là những
keo âm (-) còn các yếu tố dinh
dưỡng hầu hết là mang điện tích
dương (+). Khi bón phân vào đất,
được vùi lấp cẩn thận thì các keo
đất sẽ giữ lại các chất dinh dưỡng
và nhả ra từ từ tuỳ theo yêu cầu của
cây trồng theo từng thời kỳ sinh
trưởng của cây. Như vậy, bón phân
có vùi lấp không chỉ có tác dụng
hạn chế sự mất dinh dưỡng, tăng
hiệu suất sử dụng phân bón mà còn
làm giảm bớt ô nhiễm môi trường.
Các yếu tố vi lượng như Đồng
(Cu), Kẽm (Zn)… rất cần thiết cho
cây trồng sinh trưởng và phát triển

và có khả năng nâng cao khả năng
chống chịu cho cây trồng. Tuy
nhiên khi lạm dụng các yếu tố trên
lại trở thành những loại kim loại
nặng khi vượt quá mức sử dụng
cho phép và gây độc hại cho con
người và gia súc.
- Sử dụng phân bón có chứa một số
chất độc hại
Phân bón vô cơ có thể chứa một số
chất gây độc hại cho cây trồng và
cho con người như các kim loại
nặng, các chất kích thích sinh
trưởng khi vượt quá mức quy định.
Theo quy định hiện hành, các loại
kim loại nặng có trong phân bón
gồm Asen (As), Chì (Pb), Thủy
ngân (Hg) và Cadmium (Cd). Phân
bón được sản xuất từ nguồn phân
lân nhập khẩu từ các nước vùng
Nam Mỹ hoặc Châu Phi thường có
hàm lượng Cd cao ở mức trên 200
ppm.
Theo quy định, một số chất kích
thích sinh trưởng như axit giberillic
(GA3), NAA, một số chất kích
thích sinh trưởng có nguồn gốc từ
thực vật được phép sử dụng trong
phân bón để kích thích quá trình
tăng trưởng, tăng tỷ lệ đậu hoa, đậu

quả, tăng quá trình trao đổi chất của
cây trồng, tăng hiệu suất sử dụng
phân bón làm tăng năng suất, phẩm
chất cây trồng. Mức quy định hiện
hành cho phép tổng hàm lượng các
chất kích thích sinh trưởng không
được vượt quá 0,5% khối lượng có
trong phân bón.
- Nhà máy sản xuất phân bón nếu
không có biện pháp xử lý ô nhiễm
triệt để sẽ gây ô nhiễm đến môi
trường xung quanh.
Đây là nguyên nhân gây ảnh hưởng
đến môi trường tập trung và đe dọa
trực tiếp nhất, tuy nhiên ở một
“tình huống cố định”, căn cứ vào
các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi
trường mà nhà quản lý có biện
pháp cụ thể. Mỗi nhà máy, hàng
năm đều có chương trình quan trắc
môi trường để kiểm tra và có
hướng khắc phục cụ thể.

×