BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ THẢO
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔI TRƯỜNG CỦA MÔ HÌNH
CHĂN NUÔI GIA CẦM SỬ DỤNG ĐỆM LÓT SINH HỌC
TẠI XÃ LIÊN SƠN, HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI, NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ THẢO
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔI TRƯỜNG CỦA MÔ HÌNH
CHĂN NUÔI GIA CẦM SỬ DỤNG ĐỆM LÓT SINH HỌC
TẠI XÃ LIÊN SƠN, HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60.44.03.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ĐOÀN VĂN ĐIẾM
HÀ NỘI, NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Thị Thảo
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài
sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ quý báu
của Nhà trường, các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS. Đoàn Văn Điếm đã động viên,
hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Sinh thái
Nông nghiệp, Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã góp ý và
chỉ bảo để luận văn của tôi được hoàn thành.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Sở Khoa học và Công nghệ Bắc
Giang, Chi cục Thú Y huyện Tân Yên, UBND xã Liên Sơn và gia đình ông
Nguyễn Văn Thuần, gia đình ông Nguyễn Văn Sang – thôn Chung 1 – xã Liên
Sơn – huyện Tân Yên – tỉnh Bắc Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ tôi học tập,
nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, một lần nữa tôi xin được bày tỏ lòng biết
ơn chân thành tới Nhà trường, các thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp cùng
người thân đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Thị Thảo
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan...................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ........................................................................................................ iii
Mục lục ............................................................................................................ iv
Danh mục bảng ................................................................................................ vii
Danh mục hình .................................................................................................. ix
Danh mục chữ viết tắt ......................................................................................... x
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Yêu cầu của đề tài........................................................................................... 2
Chương 1TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3
1.1. Tình hình chăn nuôi gà tại tỉnh Bắc Giang ................................................... 3
1.1.1. Thực trạng chăn nuôi gà ..................................................................... 3
1.1.2. Thực trạng môi trường trong chăn nuôi gia cầm ................................. 8
1.2. Môi trường không khí chuồng nuôi ............................................................ 12
1.2.1. Thành phần không khí trong chuồng nuôi......................................... 12
1.2.2. Đặc điểm tiểu khí hậu chuồng nuôi .................................................. 17
1.2.3. Tiêu chuẩn vệ sinh đối với chuồng chăn nuôi gà .............................. 19
1.3. Vai trò của vi sinh vật trong xử lý chất thải động vật ................................. 22
1.3.1. Phân giải phân và khử mùi hôi ......................................................... 22
1.3.2. Duy trì sự cân bằng sinh thái vi sinh vật trong chuồng nuôi .............. 25
1.3.3. Tiêu diệt vi khuẩn có hại và gây bệnh trong chuồng nuôi ................. 25
1.4. Đệm lót chuồng trong chăn nuôi gà ........................................................... 28
1.4.1. Chất lượng đệm lót chuồng .............................................................. 28
1.4.2. Giới thiệu về đệm lót lên men vi sinh vật trong chăn nuôi gà............ 31
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 35
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 35
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 35
iv
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 35
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 35
2.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Tân Yên, tỉnh
Bắc Giang ........................................................................................ 35
2.2.2. Đánh giá về thực trạng môi trường chăn nuôi gà tại xã Liên Sơn,
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang........................................................ 35
2.2.3. Đánh giá chất lượng môi trường mô hình chăn nuôi gà sử dụng
đệm lót sinh học ............................................................................... 35
2.2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội khi sử dụng đệm lót sinh học
trong chăn nuôi gà ............................................................................ 35
2.2.5. Giải pháp phát triển mô hình chăn nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học ....... 35
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 35
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................... 35
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................. 35
2.3.3. Phương pháp thực nghiệm ................................................................ 36
2.3.4. Phương pháp làm đệm lót lên men vi sinh vật .................................. 37
2.3.5. Phương pháp lấy mẫu và phân tích chỉ tiêu môi trường không khí .... 38
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu điều tra ................................................... 39
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 40
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Liên Sơn, huyện Tân Yên,
tỉnh Bắc Giang.......................................................................................... 40
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................ 40
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................. 43
3.2. Đánh giá về thực trạng môi trường chăn nuôi gà tại xã Liên Sơn, huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. ............................................................................ 44
3.2.1. Tình hình chăn nuôi gà tại xã Liên Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh
Bắc Giang ................................................................................. 44
3.2.2. Đánh giá ảnh hưởng của chăn nuôi gà tới môi trường ....................... 53
3.3. Đánh giá chất lượng môi trường mô hình chăn nuôi gà sử dụng đệm lót
sinh học ..................................................................................................... 58
v
3.3.1. Kết quả xác định một số chỉ tiêu về nhiệt độ và độ ẩm của
chuồng nuôi ..................................................................................... 58
3.3.2. Đánh giá một số khí độc gây mùi hôi thối trong chuồng nuôi ........... 60
3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội khi sử dụng đệm lót sinh học trong
chăn nuôi gia cầm ...................................................................................... 65
3.4.1. Đánh giá về hiệu quả kinh tế ............................................................ 65
3.4.2. Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội ....................................................... 68
3.5. Giải pháp phát triển mô hình chăn nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học ......... 69
3.5.1. Giải pháp về công tác thông tin tuyên truyền .................................... 69
3.5.2. Giải pháp về chính sách khuyến khích hỗ trợ.................................... 69
3.5.3. Giáp pháp đào tạo............................................................................. 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 71
1. Kết luận ........................................................................................................ 71
1.1. Thực trạng môi trường chăn nuôi gà tại xã Liên Sơn, huyện Tân Yên,
tỉnh Bắc Giang .......................................................................................... 71
1.2. Đánh giá chất lượng môi trường mô hình chăn nuôi gà sử dụng đệm lót
sinh học .................................................................................................... 71
1.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội khi sử dụng đệm lót sinh học trong
chăn nuôi gà. ............................................................................................ 71
1.4. Giải pháp phát triển mô hình chăn nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học ......... 72
2. Kiến nghị ...................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 73
PHỤ LỤC......................................................................................................... 76
vi
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
1.1.
So sánh tổng đàn gia cầm tỉnh Bắc Giang với vùng TDMNPB và
Trang
toàn quốc qua một số năm .........................................................................3
1.2.
Thực trạng tổng đàn, cơ cấu đàn gia cầm giai đoạn 2001-2012 .................4
1.3.
Phân bố đàn gia cầm của tỉnh Bắc Giang năm 2012 ..................................6
1.4.
Số hộ nuôi gà phân theo quy mô nuôi và địa phương ................................7
1.5.
Tiêu chuẩn nồng độ một số khí độc trong chuồng nuôi............................ 20
1.6.
Yêu cầu vệ sinh thú y không khí chuồng nuôi ......................................... 21
1.7.
Nồng độ một số chất khí trong chuồng nuôi gà theo tiêu chuẩn của
cộng đồng chung châu Âu (EU) (Hulzebosch, 2004) ............................... 21
1.8.
Nồng độ tối đa của một số chất khí trong chuồng nuôi gà ....................... 22
3.1.
Tình hình chăn nuôi gia cầm tại huyện Tân Yên...................................... 45
3.2.
Số lượng gia cầm được chăn nuôi tại địa bàn xă Liên Sơn....................... 46
3.3.
Tình hình chăn nuôi gà tại xã Liên Sơn ................................................... 46
3.4.
Tổng hợp các loại gà tại 52 hộ gia đình trên địa bàn xã ........................... 47
3.5.
Phương thức chăn nuôi gà tại địa bàn xã ................................................. 47
3.6.
Số hộ gia đình chăn nuôi có sử dụng đệm lót sinh học ............................ 48
3.7.
Tổng hợp số lứa gà nuôi trong 1 năm ...................................................... 48
3.8.
Tần xuất kiểm tra về vệ sinh thú y trong chăn nuôi gà ............................. 49
3.9.
Tổng hợp về số lượt được tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi gà và kỹ
thuật xử lý chất thải................................................................................. 50
3.10. Bảng tổng hợp về nguồn thông tin người chăn nuôi tiếp cận ................... 50
3.11. Tổng hợp về các công nghệ vi sinh người chăn nuôi đã biết .................... 51
3.12. Nhu cầu sử dụng đệm lót sinh học........................................................... 52
3.13. Những khó khăn hạn chế khi sử dụng đệm lót sinh học ........................... 52
3.14. Tình hình sử dụng đệm lót sinh học và tần xuất thu gom chất thải........... 54
3.15. Hình thức xử lý chất thải đưa ra môi trường ............................................ 55
3.16. Tổng hợp vệ sinh chuồng trại, xử lý chất thải .......................................... 56
vii
3.17. Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân về tác động của chăn nuôi
gà tới môi trường .................................................................................... 56
3.18. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường........................................................... 57
3.19. Tổng hợp ý kiến ảnh hưởng từ nuôi gà đến một số bệnh ......................... 57
3.20. Kết quả xác định nhiệt độ trong chuồng nuôi qua các tháng .................... 58
3.21. Kết quả xác định độ ẩm trong chuồng nuôi qua các tháng ....................... 60
3.22. Kết quả phân tích nồng độ khí NH3 trong chuồng nuôi ............................ 62
3.23. Kết quả phân tích hàm lượng khí H2S qua các tháng nuôi ....................... 63
3.24. Theo dõi khả năng tăng trọng của đàn gà ................................................ 65
3.25. Bảng theo dõi lượng thức ăn tiêu tốn của đàn gà ..................................... 66
3.26. Tỷ lệ mắc bệnh của đàn gà nuôi trên nền đệm lót và đối chứng ............... 67
viii
DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
1.1.
Diễn biến tổng số con gia cầm và sản lượng thịt tỉnh Bắc Giang ...............5
3.1.
Sơ đồ địa bàn nghiên cứu xã Liên Sơn .................................................... 40
3.2.
Tỷ lệ lứa gà nuôi theo năm...................................................................... 49
3.3.
Tỷ lệ nguồn thông tin người chăn nuôi tiếp cận ...................................... 51
3.4.
Thể hiện hàm lượng khí NH3 tại 03 chuồng nuôi có sử dụng đệm
lót sinh học và chuồng nuôi đối chứng qua các tháng thí nghiệm. ........... 62
3.5.
Thể hiện hàm lượng khí H2S tại các chuồng nuôi sử dụng đệm lót
sinh học và chuồng nuôi đối chứng qua các tháng nuôi. .......................... 64
ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. BQ
: Bình quân
2. BNNPTNT
: Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn
3. Cs
: Cộng sự
4. HĐND
: Hội đồng Nhân dân
5. KH&CN
: Khoa học và Công nghệ
6. KKCN
: Không khí chuồng nuôi
7. NQ
: Nghị quyết
8. OSHA
: Cục Quản lý Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp của Mỹ
9. PPm
: Parts per million (phần triệu)
10. QCVN
: Quy chuẩn Việt Nam
11. T
: Tháng
12. TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam
13. TDMNPB
: Trung du Miền núi phía Bắc
14. UBND
: Ủy ban nhân dân
x
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay ngành chăn nuôi truyền thống nói chung và chăn nuôi gia cầm
nói riêng đang phải đối mặt với một vấn đề rất nan giải đó là gây ra sự ô nhiễm
nghiêm trọng môi trường không khí và nước. Theo kết quả nghiên cứu của Phùng
Đức Tiến và cs (2009), chăn nuôi gia cầm ở quy mô nông hộ, số hộ có xử lý chất
thải chỉ đạt 15%, ở quy mô gia trại là 37,5%, quy mô trang trại là 35,71% còn lại
là đổ thẳng trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý. Mức ô nhiễm nước thải
chăn nuôi gia cầm được xác định vượt giới hạn cho phép hàng trăm lần như mức
nhiễm Colifom vượt theo tăng dần theo quy mô nông hộ - gia trại – trang trại là
114,24 lần – 108,5 lần – 187,5 lần. Hình thức xử lý chất thải tiên tiến hiện nay là
công nghệ biogas chỉ được sử dụng ở mức rất thấp (5,0 – 3,57 – 12% trên tổng số
hộ có xử lý chất thải, tương ứng với 3 loại quy mô). Hàm lượng các khí độc tại
khu vực có chăn nuôi được xác định gấp 11,2 – 15 lần giới hạn cho phép và tăng
dần ở quy mô lớn. Độ nhiễm khuẩn không khí cao dần theo quy mô và vượt giới
hạn từ 19,72 lần đến 25,2 lần.
Sự ô nhiễm đã tạo ra mùi hôi, khí độc và ruồi muỗi trong chuồng nuôi nên
dễ phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm làm giảm hiệu quả
kinh tế và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Một số biện pháp xử lý ô nhiễm đã và đang sử dụng như thu gom chất
thải, dọn chuồng hàng ngày, sử dụng bể biogas, ủ phân, làm thức ăn cho cá ... đã
phần nào giải quyết được vấn đề quản lý phân và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên
vấn đề ô nhiễm mùi và các khí thải độc hại thì vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Vì vậy, việc đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường trang trại chăn nuôi gia
cầm là cần thiết, đáp ứng được xu thế phát triển và bảo vệ môi trường.
Để có thể xử lý phân, chất thải chăn nuôi một cách triệt để, tạo môi trường
trong sạch mà tiêu tốn ít tiền và nhân công, không phải thực hiện vệ sinh hàng
ngày thì một trong những giải pháp hiệu quả là sử dụng chế phẩm vi sinh vật để
xử lý chất đệm lót nền chuồng nuôi, nhằm làm giảm mùi hôi, phân huỷ phân,
chất thải ngay tại chỗ. Đây là một trong những công nghệ chăn nuôi sinh thái, đã
1
và đang được áp dụng ở nhiều nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan…
Tuy nhiên, việc kiểm chứng những lợi ích về mặt năng suất, chất lượng trong
việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế của phương pháp
chăn nuôi này trong điều kiện từng vùng là cần thiết. Vì vậy, trong khuôn khổ đề
tài này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng đệm lót sinh
học trong chăn nuôi gia cầm với tên đề tài:
“Đánh giá hiệu quả môi trường của mô hình chăn nuôi gia cầm sử
dụng đệm lót sinh học tại xã Liên Sơn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiệu quả môi trường không khí chuồng nuôi của việc sử dụng
đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà nhằm mục đích nâng cao chất lượng môi
trường và hiệu quả kinh tế trong sử dụng đệm lót chăn nuôi nông hộ.
3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được các chỉ tiêu môi trường trong không khí chuồng nuôi khi
sử dụng đệm lót sinh học.
- Đánh giá được hiệu quả (kinh tế, xã hội) khi sử dụng đệm lót sinh học
trong chăn nuôi gà nông hộ.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình chăn nuôi gà tại tỉnh Bắc Giang
1.1.1. Thực trạng chăn nuôi gà
Trong những năm qua, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm
nói riêng ở Bắc Giang luôn được quan tâm và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng về tiêu dùng thực phẩm trong nước. Yếu tố công nghệ, công nghiệp
trong chăn nuôi gia cầm đã được coi trọng, tăng trưởng về sản lượng thịt và trứng
luôn cao trong khi số đầu con không tăng hoặc tăng ít. Đã có mô hình xây dựng
mạng lưới giống cho một số huyện; đã chọn tạo, nhân thuần được một số giống
gia cầm phù hợp với vùng sinh thái.
Bảng 1.1. So sánh tổng đàn gia cầm tỉnh Bắc Giang với vùng TDMNPB
và toàn quốc qua một số năm
Toàn quốc
TDMNPB
Bắc Giang BG/TDMNPB (%) BG/Toàn quốc (%)
Năm 2001
218.102,0
42.202,0
7.564,0
17,92
3,47
49.940,0
9.075,0
18,17
4,13
69.365,0
15.424,0
22,24
5,13
23,73
4,85
25,01
5,07
Năm 2005
219.910,0
Năm 2010
300.498,0
Năm 2011
322.569,0
65.927,0
15.642,0
Năm 2012
308.461,0
62.526,0
15.639,0
Tốc độ tăng 2001 – 2012 (%/năm)
2,93
3,33
6,24
(Nguồn: Niên giám thống kê, 2012)
Đã xuất hiện các mô hình tổ chức chăn nuôi mới theo hướng liên kết có
hiệu quả kinh tế cao. Bắc Giang là một trong những địa phương có số lượng gia
3
cầm lớn nhất các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB) và đứng thứ 4
toàn quốc thông qua bảng 1.1.
* Diễn biến đàn gia cầm, sản lượng thịt hơi
Bắc Giang là một địa phương có ngành chăn nuôi phát triển tương đối
mạnh, trong những năm gần đây nhờ vào sự quan tâm, chính sách của nhà nước,
tỉnh, địa phương và nhu cầu thị trường mà chăn nuôi gia cầm ngày càng được
nhân dân quan tâm và phát triển mạnh đặc biệt trong phát triển đàn gà.
Tổng đàn gia cầm có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, bình quân tăng
6,05%/năm giai đoạn 2001 - 2012. Về sản lượng thịt tăng trưởng cao hơn so với
quy mô tăng tổng đàn trong cùng thời kỳ. Đó là nhờ việc tăng cường đầu tư thâm
canh chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi trang trại tập trung quy mô lớn.
Tổng đàn gia cầm của tỉnh Bắc Giang năm 2001 là 7.729,22 nghìn con, đến
năm 2012 là 15.639 nghìn con, giai đoạn 2001-2012 đạt tốc độ tăng trưởng
6,05%/năm. Tỷ trọng đàn gà chiếm chủ yếu trong chăn nuôi gia cầm tại tỉnh từ
(86,00% - 87,96%) (thể hiện qua bảng 1.2) trang bên.
Bảng 1.2. Thực trạng tổng đàn, cơ cấu đàn gia cầm giai đoạn 2001-2012
TT
1
-
Hạng mục
Năm
2001
ĐVT
Năm
2005
Năm
2012
Tốc độ tăng
trưởng
BQ/năm (%)
Tổng đàn gia cầm
2001- 20052012 2012
1000 con 7.729,22 9.075,00 15.639,00 6,05 11,50
Đàn Gà
1000 con 6.649,1 7.804,5 13.756,00
Tỷ trọng đàn gà
%
86,03
86,00
87,96
531,9
6,25
12,00
0,45
-
Trong đó: gà đẻ trứng
1000 con
624,4
1.502,0
9,04
19,19
2
Đàn Vịt, ngan, ngỗng
1000 con 1.080,1 1.270,5
1.883,0
4,74
8,19
-
Trong đó: vịt đẻ trứng
1000 con
552,0
8,13
19,27
3
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng
9.751,0 12.166,0 39.209,0 12,30
26,37
4
Sản lượng trứng
216,0
tấn
1000 quả
5.319
228,7
8.117
14.176
8,51
11,80
(Nguồn: Niên Giám thống kê, 2012)
4
Đạt được năng suất, sản lượng đó do hiện nay áp dụng kỹ thuật mới trong
chăn nuôi, đảm bảo môi trường phát triển tốt, phòng chống bệnh tật cho đàn nuôi
hiệu quả nên việc áp dụng mô hình nuôi gà quay vòng nhanh 2-4 lứa/năm, sản
lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng năm 2012 là 39.209 tấn, trứng các loại:
149,64 triệu quả.
Hình 1.1. Diễn biến tổng số con gia cầm và sản lượng thịt tỉnh Bắc Giang
* Cơ cấu đàn gia cầm:
+ Đàn gà: Năm 2012 có 13.756 nghìn con, chiếm 87,96% tổng đàn gia cầm,
trong đó gà chuyên đẻ trứng có 1.502 nghìn con. Giai đoạn 2001-2012 đàn gà
tăng trưởng đạt tốc độ 6,25%/năm.
+ Đàn vịt, ngan, ngỗng: năm 2012 có 1.883 nghìn con, chiếm 12,04% tổng
đàn gia cầm, trong đó vịt đẻ trứng 552 nghìn con. Giai đoạn 2001-2012 đạt tốc
độ tăng trưởng 4,74%/năm.
Qua bảng 1.3 (trang bên) chúng ta nhận thấy Tân Yên là 1 trong 2 đơn vị
dẫn đầu về chăn nuôi gà với số lượng 1.953.000 con. Tỷ trọng đàn gà đạt 88,9%.
5
Tổng số hộ nuôi gà trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện tại là 237.387 hộ,
chiếm 87,3% hộ sản xuất nông nghiệp, 63,47% tổng số hộ nông thôn.
Bảng 1.3. Phân bố đàn gia cầm của tỉnh Bắc Giang năm 2012
TT
Huyện, TP
Toàn Tỉnh
Tổng đàn
(1000 con)
Trong đó:
đàn Gà
(1000con)
Tỷ trọng
đàn gà (%)
Đàn vịt,
ngan, ngỗng
(1000 con)
15.639
13.756
87,96
1.883
259
209
80,7
50,0
1
TP. Bắc Giang
2
H. Lục Ngạn
1.653
1.532
92,7
121,0
3
H. Lục Nam
1.619
1.440
88,9
179,0
4
H. Sơn Động
532
512
96,2
20,0
5
H. Yên Thế
4.799
4.537
94,5
262,0
6
H. Hiệp Hoà
1.553
1.272
81,9
281,0
7
H. Lạng Giang
1.436
1.036
72,1
400,0
8
H. Tân Yên
2.197
1.953
88,9
244,0
9
H. Việt Yên
926
717
77,4
209,0
10
H. Yên Dũng
665
548
82,4
117,0
(Nguồn: Niên Giám thống kê, 2012)
- Số hộ nuôi đến dưới 100 con năm 2012 chiếm tỷ lệ 89,07% tổng số hộ
nuôi Gà; số hộ nuôi đến từ 100 con đến 500 con năm 2012 chiếm tỷ lệ 8,30%
tổng số hộ nuôi Gà; số hộ nuôi từ 500 con trở lên năm 2012 chiếm tỷ lệ 2,63%
tổng số hộ nuôi Gà trong đó: Số hộ nuôi gà có quy mô từ 2.000- trên 5.000con/
6
lứa có 495 hộ ( Yên Thế 281 hộ, Tân Yên 61 hộ, Lạng Giang 60 hộ, Lục Nam 31
hộ, Hiệp Hòa 45 hộ, Việt Yên 11 hộ,..) được thể hiện qua bảng 1.4.
Bảng 1.4. Số hộ nuôi gà phân theo quy mô nuôi và địa phương
ĐVT: hộ
Chia theo qui mô nuôi
Huyện, TP
Số hộ
Dưới
10
con
A
Tổng số
Thành phố
1
2
10
đến
19
con
3
20
đến
49 con
4
50
100
500 1000 2000
đến
đến
đến đến đến
99
499
999 1999 4999
con
con
con con con
5
6
7
8
9
237387 18862 58727 99092 33937 20223 4230 1801 454
4
trở
lên
10
41
1713
216
H.Yên Thế
18337
684
4511
2198 3912 2915 1204 270
H. Tân Yên
30821 1027 5121 12979 6207 4622 576 228
55
6
H.LạngGiang 33550 3801 9929 13152 4238 2001 206 143
50
10
H. Lục Nam
29
2
33945 1959 6835 15557 5960 3244 243 116
1
con
1387 2506
2632
2
5000
5934
Bắc Giang
104
Từ
1
11
H. Lục Ngạn 34181 1342 5502 17249 7242 2769
68
8
1
H. Yên Dũng 19737 3007 7619
7630
1053
401
15
9
1
2
H. Việt Yên
21072 2952 7706
8375
1486
506
18
18
10
1
H. Hiệp Hòa
39810 2703 10877 17926 5337 2664 187
71
37
8
(Nguồn: Niên Giám thống kê, 2012)
Nhìn chung Bắc Giang là địa phương có ngành chăn nuôi gia cầm phát
triển: Đàn gia cầm chiếm 5,07% tổng đàn, 5,38% sản lượng thịt và 2,05% sản
lượng trứng các loại. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi đạt khá cao
trong giai đoạn 2001 – 2012 (bình quân tăng 9,27%/năm).
7
Chăn nuôi gia cầm đã đi vào sản xuất ổn định số đầu con, chuyển dịch về
năng suất và chất lượng sản phẩm, các mô hình sản suất lớn ngày càng tăng.
Phương thức chăn nuôi khu tập trung xa dân cư, trang trại chăn nuôi lớn
đã hình thành và phát triển; Năm 2012 trên địa bàn đã hình thành 346 trang trại
chăn nuôi đạt tiêu chí theo thông tư Số: 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng
04 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Đã bước đầu hình thành chăn nuôi chuyên con, tập trung theo vùng như
chăn nuôi gà đồi Yên Thế;
- Tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng trong nhiều mô hình chăn nuôi như sử
dụng giống mới, thức ăn công nghiệp, chuồng trại kín hạn chế ảnh hưởng của
thời tiết phù hợp với từng con vật nuôi và có xu hướng nhân rộng. Công tác
phòng chống dịch bệnh, được quan tâm trú trọng, nhiều năm liền không để dịch
bệnh lớn xảy ra.
Tuy nhiên phát triển chăn nuôi thiếu qui hoạch chi tiết trên phạm vi toàn
tỉnh, qui hoạch của từng địa phương không gắn kết được để phát triển thành vùng
tập trung. Cơ sở hạ tầng cho sản xuất giống vật nuôi và phát triển chăn nuôi theo
vùng tập trung chưa được đầu tư tương xứng với tiềm năng; các cơ sở sản xuất
giống vật nuôi, của cả Nhà nước quản lý và của hộ tư nhân đều đang xuống cấp
và lạc hậu.
Giá thành sản xuất cao, do đó cạnh tranh sản phẩm trên thị trường ngày
càng khó khăn, đã làm giảm thị trường tiêu thụ của sản phẩm. Chưa xây dựng
được chuỗi sản xuất theo nhóm sản phẩm như thịt lợn, thịt gà, trứng gia cầm từ
sản xuất, liên kết sản xuất của các hộ, trang trại đến tiêu thụ sản phẩm, vì thế sản
phẩm chăn nuôi chưa được đảm bảo an toàn thực phẩm còn chiếm tỷ lệ cao, chưa
xây dựng được thương hiệu. Môi trường chăn nuôi tự ô nhiễm và gây ô nhiễm
môi trường ngày càng tăng.
1.1.2. Thực trạng môi trường trong chăn nuôi gia cầm
Ngành chăn nuôi gia cầm của huyện Tân yên nói riêng và tỉnh Bắc Giang
nói chung ngày một phát triển, tăng mạnh về số con và số đàn tuy nhiên thiếu sự
quy hoạch mà chủ yếu là sản xuất theo tính tự phát, phân tán nhỏ lẻ tập trung chủ
8
yếu ở các hộ nông dân nên việc gây ô nhiễm môi trường bởi mùi hôi thối, bụi từ
các trang trại gà đang được quan tâm.
Ở Bắc Giang, chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng là
nghề sản xuất truyền thống lâu đời. Về tỷ trọng chăn nuôi gia cầm chiếm vị trí
quan trọng trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi. Chăn nuôi gia cầm
ngày càng phát triển, hình thành nhiều trang trại, phát gia trại chăn nuôi công
nghiệp với quy mô lớn. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi đang gặp phải nhiều khó
khăn và trở ngại: Bên cạnh vấn đề thiệt hại do dịch bệnh, biến động giá cả thị
trường, yếu tố gây ô nhiễm môi trường đang là vấn đề thời sự - cả ngành chăn
nuôi truyền thống nói chung và chăn nuôi gà trang trại nói riêng đang phải đối
mặt với một vấn đề rất nan giải đó là gây ra sự ô nhiễm nghiêm trọng môi trường
không khí và nước.
Theo kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và cs. (2009), chăn nuôi gia
cầm, ở quy mô nông hộ số hộ có xử lý chất thải chỉ đạt 15%, ở quy mô gia trại là
37,5%, quy mô trang trại là 35,71% còn lại là đổ thẳng trực tiếp ra môi trường
mà không qua xử lý. Mức ô nhiễm nước thải chăn nuôi gia cầm được xác định
vượt giới hạn cho phép hàng trăm lần như mức nhiễm Colifom vượt theo tăng
dần theo quy mô nông hộ - gia trại – trang trại là 114,24 lần – 108,5 lần – 187,5
lần. Hình thức xử lý chất thải tiên tiến hiện nay là công nghệ Biogas được sử
dụng ở mức rất thấp (5,0 – 3,57 – 12% /Tổng số hộ có xử lý chất thải, tương ứng
với 3 loại quy mô). Hàm lượng các khí độc tại khu vực có chăn nuôi được xác
định gấp 11,2 – 15 lần giới hạn cho phép và tăng dần ở quy mô lớn. Độ nhiễm
khuẩn không khí cũng cao dần theo quy mô và vượt giới hạn từ 19,72 lần đến
25,2 lần.
Theo thống kê năm 2010 của Cục Chăn nuôi, cả nước có khoảng 8,5 triệu hộ
chăn nuôi quy mô gia đình và 18.000 trang trại chăn nuôi tập trung. Với tổng đàn 300
triệu con gia cầm và hơn 37 triệu con gia súc, nguồn chất thải từ chăn nuôi ra môi
trường lên tới 84,45 triệu tấn. Trong đó, nhiều nhất là chất thải từ lợn (24,96 triệu tấn),
tiếp đến gia cầm (21,96 triệu tấn) và bò (21,61 triệu tấn). Tuy nhiên, việc quản lý và
xử lý chất thải chăn nuôi lại chưa được quan tâm đúng mức. Hiện mới khoảng 70%
9
hộ chăn nuôi có chuồng trại, tỷ lệ hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh
cũng chỉ chiếm khoảng 10%; hộ có công trình khí sinh học (hầm biogas) chỉ đạt
8,7%; khoảng 23% số hộ chăn nuôi không xử lý chất thải vật nuôi. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ
có cam kết bảo vệ môi trường chỉ chiếm 0,6%.
Về phía các trang trại chăn nuôi tập trung, mặc dù phần lớn đã có hệ thống
xử lý chất thải nhưng hiệu quả xử lý chưa triệt để, số trang trại chăn nuôi có hệ
thống xử lý chất thải bằng biogas khoảng 67%; số trang trại có đánh giá tác động
môi trường chiếm chưa đầy 14%; 37,2% hộ chăn nuôi thâm canh và 36,2% chăn
nuôi thời vụ không có biện pháp xử lý chất thải. Tình trạng trên đã gây ra ô
nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước, không khí ở nông thôn. Ước tính, hiện
có tới 80% các bệnh nhiễm trùng ở nông thôn có liên quan tới nguồn nước bị
nhiễm vi sinh vật như giun sán, tả, bệnh ngoài da, mắt…
Sự ô nhiễm đã tạo ra mùi hôi, khí độc và ruồi muỗi trong chuồng nuôi, dễ
phát sinh dịch bệnh, do đó làm tăng chi phí thuốc thú y, con vật chậm lớn, chi phí
thức ăn cao, chất lượng sản phẩm kém, hiệu quả kinh tế thấp và ảnh hưởng đến
sức khoẻ của con người (Drummon và cs. 1980, Attar và Brake, 1988). Trong
chăn nuôi gà, do xử lý không tốt nên khí NH3, H2S ... thối, độc phát tán, gây bệnh
đường hô hấp cho vật nuôi và con người, ảnh hưởng tới môi trường bên ngoài,
xung quang.
Một số biện pháp xử lý ô nhiễm đã và đang sử dụng như thu gom chất thải
hàng ngày, dọn rửa chuồng, sử dụng bể biogas, ủ phân, làm thức ăn cho cá ... đã
phần nào giải quyết được vấn đề phân và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên trong
chăn nuôi trang trại với số lượng lớn cũng không thể giải quyết sự lên men hết số
lượng phân và nước thải rửa chuồng nuôi, hơn nữa biện pháp này cũng rất tốn
nước và nhân công.
Trong chăn nuôi gà công nghiệp ở nông hộ, người chăn nuôi phải thường
xuyên thay đệm lót để giảm bớt mù hôi thối, hoạt động này làm tăng chi phí nhân
công, tăng giá thành chăn nuôi, có thê gây stress cho đàn gà. Khắc phục hạn chế
này, có một giải pháp mới đó sử dụng các chế phẩm vi sinh vật có ích lên men
phân giải chất thải
10
Trong những năm qua, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi già cầm
nói riêng đã và đang phát triển khá mạnh về cả số lượng lẫn quy mô. Theo báo
cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012), đàn gà trong tỉnh hiện
có khoảng trên 13756 nghìn con. Giá thịt gia cầm tương đối ổn định nên người
chăn nuôi yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất các loại hình trang và gia trại. Tuy
nhiên, mức độ ô nhiễm môi trường khu vực chăn nuôi gia cầm cũng tăng dần
theo qui mô chăn nuôi (Cục chăn nuôi, 2007). Lượng phân thải ra chủ yếu được
người dân thu gom tại vườn hoặc thường được xả thẳng trực tiếp ra môi trường.
Số phân không được xử lý và tái sử dụng lại chính là nguồn cung cấp phần lớn
các khí nhà kính (chủ yếu là CO2, N2O) làm trái ðất nóng lên, ngoài ra còn làm
rối loạn độ phì đất, nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm đất, gây phì dưỡng và ô nhiễm
nước. Chưa kể nguồn khí thải CO2 phát tán do hơi thở của vật nuôi (ước chừng
2,8 tỷ tấn/năm/tổng đàn gia cầm thế giới). Trong số đó, chất thải từ chăn nuôi
trâu, bò, lợn, gia cầm là nguồn gây ô nhiễm môi trường lớn nhất. Ở cả 3 nghề
chăn nuôi (gia cầm, lợn, bò) đều có đặc điểm chung là khu xử lý chất thải rất sát
chuồng nuôi (65,62 – 100%/tổng số cơ sở có xử lý chất thải) (Phùng Đức Tiến và
cs., 2009).
Kết quả nghiên cứu cho thấy tại các trang trại chăn nuôi gà, ô nhiễm môi
trường đang ngày một nghiêm trọng, đặc biệt là môi trường không khí. Mùi và
bụi sinh ra trong quá trình chăn nuôi gia cầm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
môi trường sống và sức khoẻ cộng đồng (Trịnh Xuân Báu và Đặng Kim Chi,
2008). Theo các tác giả, các khí ô nhiễm sinh ra trong quá trình chăn nuôi đều xả
thải tự do vào không khí xung quanh. Theo đánh giá của người dân, thời điểm
đàn gà từ 30 ngày tuổi trở lên, mùi và bụi từ các trang trại chăn nuôi sinh ra rất lớn.
Mùi hôi thối có thể cảm nhận ở các vị trí xa trang trại 200 - 300m. Nồng độ các khí
độc như NH3, H2S và bụi tăng dần theo thời gian sinh trưởng của đàn gia cầm và cao
hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn không khí cho môi trường xung quanh.
Theo kết quả điều tra của Phùng Đức Tiến và cs. (2009), tình hình xử lý
chất thải trong chăn nuôi gia cầm rất thấp: Tỷ lệ hộ có khu xử lý chất thải của
nông hộ chỉ đạt 15%, gia trại 37,5 % và chăn nuôi trang trại cũng chỉ đạt 35,71%.
11
Trong đó hộ có khu xử lý đa phần lại sát với khu chăn nuôi ở nông hộ là 100%,
trang trại và gia trại cũng tương tự. Các tác giả cũng cho biết, trong chăn nuôi gia
cầm cả loại hình trang trại và gia trại sử dụng biogas là rất thấp chỉ có là 3,5712%. Số hộ ủ phân tươi tương ứng là 3,33;15,63 và 3,57%. Số hộ ủ có độn tương
ứng là 13,33; 12,50 và 17,86%. Trong đó chăn nuôi trang trại với lượng
phân lớn cho nên số hộ bán chiếm cao nhất là 25%. Còn một tỷ lệ khá lớn phân
và chất thải lỏng không được xử lý thải trực tiếp ra sông, suối và đất.
Mức độ ô nhiễm không khí và nước thải đều ở mức báo động. Nồng độ
các khí thải độc hại từ trang trại và các nông hộ chăn nuôi gà đều vượt ngưỡng
cho phép. E. coli và Salmonella đều được phát hiện trong nước thải với tỷ lệ mẫu
dương tính cao. Đặc biệt ở xu thế chăn nuôi gia trại và trang trại có mức độ
ô nhiễm cao hơn (Phùng Đức Tiến và cs., 2009).
Đối với các cơ sở chăn nuôi, các chất thải gây ô nhiễm môi trường có ảnh
hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, làm giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ
lệ mắc bệnh, năng suất bị giảm, tăng các chi phí phòng trị bệnh, hiệu quả kinh tế
của chăn nuôi không cao (Drummon và cs. 1980, Attar và Brake, 1988). Từ cuối
năm 2003, dịch cúm gia cầm đã bùng phát tại Việt Nam, qua 4 năm, dịch đã tái
phát 5 đợt, đã phải tiêu huỷ trên 51 triệu gia cầm các loại, thiệt hại ước tính lên
đến hàng ngàn tỷ đồng. Gây mất an toàn thực phẩm và còn có nguy cơ lây nhiễm
sang người nguy hiểm như bệnh cúm gia cầm ... (Cục Chăn nuôi, 2007).
Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi đã và đang diễn ra rất nghiêm trọng.
Nguyên nhân chính là do tính tự phát của sản xuất không gắn với sự phát triển
chung của nhiều ngành; với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Nhận thức chung
về bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, chưa có sự đầu tư rõ và hiệu quả
cho việc xử lý và ngăn chặn các tác động ô nhiễm do sản xuất chăn nuôi gây ra.
1.2. Môi trường không khí chuồng nuôi
1.2.1. Thành phần không khí trong chuồng nuôi
Các thành phần quan trọng nhất của không khí là nitơ (N2, chiếm khoảng
79%) và oxy (O2, chiếm khoảng 20,3%). Ngoài ra còn có một số khí khác như
carbon dioxide (CO2), và độ ẩm (H2O). Gà hít O2, thở ra CO2 và H2O. Sự “thiếu
12
oxy” ít khi xảy ra trong chuồng nuôi gia cầm bởi vì gia cầm có thể hít đủ lượng
oxy cần thiết ngay cả khi nồng độ oxy trong không khí thấp hơn đáng kể so với
bình thường. Những gì được gọi là “thiếu oxy” trong thực tế chỉ xảy ra khi có sự
kết hợp của nồng độ CO2 cao, nhiệt độ và độ ẩm cao (Hulzebosch, 2004).
Gà công nghiệp được nuôi thâm canh với mật độ cao, gà có tần số hô hấp
lớn, thành phần thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao nên không khí chuồng
nuôi có chứa nhiều hơi nước, nhiệt độ không khí cao (Nguyễn Xuân Bình, 1992).
Có hai nguồn nhiệt liên quan đến sự có mặt của gà:
- Nguồn nhiệt từ gà
- Nguồn nhiệt từ lớp đệm lót: 16kcal/h/m2. Khi chất đệm lót sử dụng
không đúng quy định, các quá trình lên men và thối rữa xảy ra mạnh có thể làm
tăng lượng nhiệt tích tụ trong chuồng (Trịnh Văn Thịnh và cs., 1986).
Trong chuồng nuôi, lượng CO2 thường tăng gấp 10 lần so với lượng CO2
của không khí. Đặc biệt trong các chuồng nuôi kém thông thoáng, mật độ cao thì
lượng CO2 càng tăng lên rất nhiều, có thể quá với tiêu chuẩn cho phép. Thể tích
lớn nhất của khí CO2 trong chuồng nuôi chỉ được là 0,25% theo tiêu chuẩn vệ
sinh thú y (Đỗ Ngọc Hòe, Nguyễn Thị Minh Tâm, 2005). Việc xác định nồng độ
CO2 tuy không có ý nghĩa tuyệt đối nhưng nó rất quan trọng vì nếu nồng độ CO2
cao chứng tỏ chuồng nuôi không thoáng khí, quản lý không tốt và ảnh hưởng đến
môi trường bên ngoài.
Ngoài thành phần khí thông thường, trong chuồng nuôi gia cầm còn tồn
tại một số khí độc hại như: H2S, NH3, CH4 và bụi.
1.2.1.1. Amoniac (NH3)
Khí NH3 là loại khí thải do sự phân giải của phân gia súc, gia cầm trong
chuồng nuôi. Khí NH3 không màu, có mùi hắc và là một trong những khí độc gây
ô nhiễm môi trường chủ yếu trong chuồng gà. NH3 gây kích ứng da, mắt, mũi,
phổi; có thể ngửi thấy ở nồng độ từ 5 - 18 ppm (Jacobson và cs., 2003). Khí NH3
có thể tồn tại trong không khí trong khoảng 14 - 36 giờ tùy thuộc vào điều kiện
thời tiết và nó có thể bay xa tới 500m kể từ nơi chứa phân (Fowler và cs., 1998).
13
Gia cầm tiếp xúc với khí NH3 ở nồng độ 20 - 25ppm trong 8 giờ dẫn đến
hậu quả là làm mất lớp lông nhung ở khí quản và làm biến đổi lớp tế bào biểu mô
của đường hô hấp (Nagaraja và cs., 1984). Sẽ ảnh hưởng tới gia cầm nuôi đồng
thời sẽ ảnh hưởng đến môi trường ngoài do quá trình tiếp xúc lâu dài với khí này.
Hàm lượng NH3 trong không khí chuồng nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như nhiệt độ, độ ẩm lớp đệm lót; mức độ vệ sinh chuồng trại; mật độ nuôi; khẩu
phần ăn… (Büscher và cs., 1994) và (Kavolelis, 2003). Ngoài ra, nó còn phụ
thuộc vào độ pH, nếu độ pH trên 7 sự giải phóng nhanh, dưới 7 giải phóng chậm
(độ pH phân gà, lợn … khoảng 8,5) (Choi và Moore, 2008). Nồng độ NH3
thường xuyên được phát hiện trong các trại chăn nuôi thường ≤ 100ppm. Ảnh
hưởng có hại của NH3 trong các chuồng nuôi thường gây stress mãn tính, chúng
cũng là nguyên nhân trong các tiến trình của dịch bệnh (Carlile, 1984) và
(Nagaraja, 1984). Vì vậy, nồng độ NH3 trong chuồng nuôi gà không nên vượt
quá 25ppm, mức giới hạn cho gia cầm là 15ppm (Gürdil, 1998).
1.2.1.2. Hydrogen sulphide (H2S)
Khí H2S là một khí độc không màu, có mùi trứng thối nên phát hiện rất dễ
dàng. Nó được sinh ra do vi khuẩn yếm khí phân hủy protein và các vật chất hữu
cơ có chứa lưu huỳnh khác. Ở nồng độ rất thấp, khoảng 30ppb, H2S có thể được
phát hiện bởi 80% số người tham gia thực nghiệm (Schiffman và cs., 2002). Các
khí thải H2S sinh ra được giữ lại trong chất lỏng của nơi lưu giữ phân. H2S là một
khí độc có mùi rất khó chịu, với nồng độ thấp nó cũng gây độc, ở nộng độ cao
H2S ảnh hưởng dến sức khỏe của vật nuôi và con người đặc biệt là ảnh hưởng tới
hệ hô hấp. Tốc độ thải H2S lớn đặc biệt trong quá trình dọn vệ sinh chuồng trại
(thu dọn phân) thì H2S sẽ được thải ra ngoài không khí nhiều. Điều này giả thích
vì sao phải sử dụng quạt thông gió ở mức độ tối đa khi dọn phân trong chuồng.
Tác động của H2S đối với sức khỏe của vật nuôi: gây kích ứng mắt, viêm
cục bộ màng mắt và đường hô hấp (Curtis, 1983). Tác động gây kích ứng của
H2S ít hay nhiều đều giống nhau qua đường hô hấp mặc dù cấu trúc của lớp phổi
có thể dễ bị ảnh hưởng nhất. Viêm phổi lớp sâu thường dẫn đến phù phổi. H2S có
thể được nhanh chóng hấp thu qua phổi và gây ra nhiễm độc hệ thống hô hấp con
14