Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phân bón vô cơ và môi trường p1 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.38 KB, 5 trang )

Phân bón vô cơ và
môi trường
p1











Phân bón là thức ăn của cây trồng,
nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho cây
phát triển. Trên từng loại đất, từng
loại cây trồng cũng như ở các giai
đoạn sinh truởng và phát triển mà
cây cần những số lượng và chất
lượng khác nhau. Theo khối lượng,
chất dinh dưỡng có 2 nhóm, đa
lượng: nitơ, photpho, kali và vi
lượng: Mg, Mn, Bo, Zn…. Theo
nguồn gốc, phân bón chia thành hai
loại: Phân bón hữu cơ có nguồn
gốc từ động thực vật và phân vô cơ
được tổng hợp từ các loại hóa chất
hoặc khoáng chất phân rã.
Trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp, phân bón đã góp phần đáng


kể làm tăng năng suất cây trồng,
chất lượng nông sản. Theo đánh giá
của Viện Dinh dưỡng Cây trồng
Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp
khoảng 30-35% tổng sản lượng cây
trồng. Như vậy cho thấy vai trò của
phân bón có ảnh hưởng đến năng
suất, sản lượng quốc gia và thu
nhập của nông dân thật là to lớn!
Lượng phân bón vô cơ đã sử dụng
ở Việt Nam theo Cổng thông tin
điện tử của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn từ năm 2000
đến 2007 của phân đạm (N), phân
lân (P2O5), phân Kali (K2O) và
phân hỗn hợp NPK như sau: (Đơn
vị tính: nghìn tấn N, P2O5, K2O)
Năm

N P2O5

K2O

NPK

N+P2O5+K2O
2000

1332,0501,0


450,0

180,0

2283,0
2005

1155,1554,1

354,4

115,9

2063,6
2007

1357,5551,2

516,5

179,7

2425,2
Tuy nhiên, không phải tất cả lượng
phân bón trên được cho vào đất,
được phun trên lá….cây sẽ hấp thụ
hết để nuôi cây lớn lên từng ngày.
Theo số liệu tính toán của các
chuyên gia trong lĩnh vực nông hóa
học ở Việt Nam, hiện nay hiệu suất

sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ
30-45%, lân từ 40-45% và kali từ
40-50%, tùy theo chân đất, giống
cây trồng, thời vụ, phương pháp
bón, loại phân bón… Như vậy, còn
60-65% lượng đạm tương đương
với 1,77 triệu tấn urê, 55-60%
lượng lân tương đương với 2,07
triệu tấn supe lân và 55-60% lượng
kali tương đương với 344 nghìn tấn
Kali Clorua (KCl) được bón vào
đất nhưng chưa được cây trồng sử
dụng.

×