TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM
KHOA THỦY SẢN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
KINH TẾ THỦY SẢN
1. Thông tin về giảng viên:
Họ và tên: Nguyễn Minh Đức
Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Tiến sĩ
Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Thủy Sản, ĐHNL
Địa chỉ liên hệ: 444 Lý Thái Tổ P.10, Q.10, TPHCM
Điện thoại, email:
Các hướng nghiên cứu chính: Kinh Tế Ứng Dụng, Thương Mại Quốc Tế, Kinh Tế
Thủy Sản, Quản Trị Tiếp Thị
Thông tin về trợ giảng (nếu có) (họ và tên, địa chỉ liên hệ, điện thoại, e-mail):
2. Thông tin chung về môn học
- Tên môn học: Kinh Tế Thủy Sản
- Mã môn học: C31 - 206405
- Số tín chỉ: 2
- Môn học: Lựa chọn:
- Các môn học tiên quyết: Không
- Các môn học kế tiếp: Tiếp Thị Thủy Sản, Quản Trị Doanh Nghiệp Thủy
Sản, Khuyến Ngư
- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lý thuyết: 24 giờ
+ Làm bài tập trên lớp: 3 giờ
+ Thảo luận trên lớp: 3 giờ
+ Thảo luận nhóm: 25 giờ
+ Bài tập về nhà: 10 giờ
+ Tự học: 25 giờ
- Địa chỉ Khoa/ bộ môn phụ trách môn học: Khoa Thủy Sản, BM Quản Lý và Phát
Triển Nghề Cá
3. Mục tiêu của môn học
- Mục tiêu về kiến thức người học cần đạt được:
+ Hiểu được các kiến thức cơ bản của kinh tế học ứng dụng trong ngành
thủy sản;
+ Hiểu và phân tích được các vấn đề thực tế liên quan đến kinh tế sản xuất
và kinh doanh các sản phẩm thủy sản.
+ Hiểu biết về tác động của các yếu tố kinh tế vi mô và vĩ mô ảnh hưởng đến
quá trình sản xuất và kinh doanh thủy sản
- Mục tiêu về kỹ năng người học cần đạt được:
+ Có các kỹ năng phân tích thực tiễn sản xuất và kinh doanh thủy sản, có thể
phát triển được trong quá trình làm việc sau khi tốt nghiệp;
+ Có khả năng tìm kiếm và lựa chọn các phương pháp phù hợp trong phân
tích kinh tế liên quan đến sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thủy sản
+ Có kỹ năng làm việc nhóm;
+ Có khả năng phân tích và ra quyết định, kỹ năng phát hiện và giải quyết
vấn đề kỹ thuật trên quan điểm kinh tế;
- Mục tiêu về thái độ người học cần đạt được
+ Yêu thích môn học, ngành học mà sinh viên đang theo học;
+ Hiểu rõ sự cần thiết của các môn học kinh tế trong quá trình học và nghiên
cứu các vấn đề liên quan đến ngành học.
+ Nhìn thấy giá trị của các kiến thức về kinh tế học trong bối cảnh hội nhập
toàn cầu;
+ Có sự tự tin trong việc tìm hiểu và phân tích các vấn đề kinh tế nảy sinh
trong thực tiễn sản xuất kinh doanh ngành thủy sản.
4. Tóm tắt nội dung môn học
Môn học Kinh tế Thủy sản trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản về
kinh tế học, ứng dụng trong sản xuất nuôi trồng và kinh doanh các sản phẩm thủy
sản. Các phương pháp phân tích kinh tế cùng với những kiến thức liên quan đến
nghiên cứu thị trường sản phẩm thủy sản và là những kiến thức nòng cốt giúp sinh
viên nâng cao khả năng phân tích và đánh giá các vấn đề kinh tế nảy sinh trong
thực tiễn sản xuất và kinh doanh của ngành thủy sản. Một số khái niệm trong lý
thuyết thương mại quốc tế được giới thiệu trong môn học này cũng giúp sinh viên
nâng cao khả năng đánh giá về các vấn đề toàn cầu của sản xuất thủy sản trong
nền kinh tế thế giới.
5. Nội dung chi tiết môn học
Chương 1. Giới thiệu về kinh tế thủy sản (Introductory fishery economics)
1. Một số khái niệm kinh tế cơ bản (Basic terminologies of economics)
2. Phân loại và các hệ thống kinh tế (Classifications of economics)
3. Khái niệm về kinh tế thủy sản (Introduction to fishery economics)
4. Mối liên hệ giữa nghiên cứu sinh học và kinh tế (Relationship between biology
and economics)
Chương 2. Cung và cầu thủy sản (Supply and demand in aquatic products
production)
1. Các khái niệm về cung và cầu (Supply and demand)
2. Độ co giãn của cung và cầu theo giá (Price elaticities of supply and demand)
3. Sự hình thành giá sản phẩm trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn (Equilibrium
price in a perfect competitive market)
4. Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung và đường cầu (Supply and demand
shifters)
5. Phân tích các lợi ích và thiệt hại của các chính sách kinh tế: thuế, trợ cấp, …
(Surplus and loss of an economic policy: tax, subsidy)
Chương 3. Cấu trúc thị trường (Industrial Organization)
1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo (Perfect competitive market)
a. Những đặc trưng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo (Properties of
perfect competitive market)
b. Đường cung trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo (Supply in a perfect
competitive market)
2. Thi trường độc quyền hoàn toàn (Monopoly)
a. Các nguyên nhân dẫn đến thị trường độc quyền (Causes of monopoly)
b. Sản lượng và giá cả trong thị trường độc quyền (Production and price in
monopoly)
c. Cái giá phải trả của xã hội cho sự độc quyền (Social loss of monopoly)
3. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (Imperfect competition)
a. Cạnh tranh có tính độc quyền (Monopolistic competition)
b. Nhóm độc quyền (Ologopoly)
c. Các chiến lược cạnh tranh trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
(Strategies in imperfect competition)
Chương 4. Kinh tế sản xuất thủy sản (Fishery Production Economics)
1. Các khái niệm cơ bản trong kinh tế sản xuất thủy sản (Production economics)
a. Hàm sản xuất thủy sản (Production function)
b. Tổng sản lượng (TPP), Sản lượng biên (MPP) và sản lượng trung bình
(APP)
c. Luật giá trị giảm dần và giai đoạn tối ưu hóa sản xuất (Diminishing rule)
2. Chi phí sản xuất thủy sản (Production costs)
a. Các chi phí ngắn hạn (Short run costs)
b. Các chi phí dài hạn (Long run costs)
c. Mối quan hệ giữa chi phí ngắn hạn và chi phí dài hạn (Relationship
between short-and long run costs)
3. Tính kinh tế theo qui mô sản xuất (Economics of scale)
4. Kết hợp các yếu tố đầu vào (factor-factor relationships)
a. Đường đẳng lượng và đường đẳng chi (Iso-quant and iso-cost)
b. Tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí (Profit maximization and
cost minimization)
5. Kết hợp sản xuất các sản phẩm khác nhau (Product-product relationships)
a. Đường giới hạn sản xuất (Production Possibility Curve)
b. Đường đẳng thu (Iso-revenue)
Chương 5. Quản lý trang trại (Farm Planning and Management)
1. Các bước tiến hành lập trang trại nuôi thủy sản (Essential steps for developing a
fish farm)
2. Một số vấn đề cần quan tâm khi thiết lập trang trại (Economic consideration of
management)
3. Quản lý trang trại thủy sản (Concepts on farm management)
Chương 6. Phân tích kinh tế - tài chính (Budgeting and Financial Analysis)
1. Phương pháp phân tích ngân quỹ (Budget analysis)
a. Bảng liệt kê thu nhập và chi phí của trang trại (Income statement)
b. Các phương pháp tính khấu hao tài sản (Dpreciation methods)
2. Phương pháp dự toán từng phần cho sự thay đổi (Partial budgeting)
3. Phương pháp dự toán từng hoạt động (Enteprise budgeting)
4. Phân tích điểm hòa vốn (Break-even analysis)
5. Xây dựng bảng cân đối ngân sách (The balance sheet)
6. Xác định giá trị của dòng tiền tệ (Time value of money)
7. Đánh giá hiệu quả vốn đầu tư của các dự án (Capital budgeting)
Chương 7. Tiếp thị thủy sản (Aquatic product marketing)
1. Khái niệm về tiếp thị (Concepts on marketing)
2. Các kênh phân phối và phân khúc thị trường (Marketing channels)
3. Một số phương pháp nghiên cứu thị trường (Methods in marketing)
Chương 8. Thương mại quốc tế (International Trade of Aquatic Products)
1. Thị trường thủy sản quốc tế (International markets for fishery products)
a. Thương mại thủy sản trên thế giới (Fishery products trade)
b. Các thị trường xuất khẩu của thủy sản Việt Nam (International markets
for fishery products)
2. Lý thuyết kinh tế quốc tế (Neoclassical international economics)
a. Phân tích cung cầu trong thị trường quốc tế (International markets
analysis)
b. Cân bằng thương mại (Trade balance)
c. Lợi thế so sánh (Comparative advantages)
d. Lợi ích của thương mại quốc tế (Gains from trade)
e. Tỉ lệ trao đổi trong thương mại quốc tế (Terms of trade)
3. Các chính sách thương mại thủy sản quốc tế (Trade policy)
a. Các chính sách thúc đẩy xuất khẩu (Export promotion)
b. Các chính sách bảo hộ thị trường nội địa (Trade protection)
4. Tác động của thương mại quốc tế đối với sự phát triển thủy sản bền vững
(Impacts of international trade on sustainable fisheries and aquaculture)
a. Thủy sản Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa (Vietnamese fisheries
industryt in globalization)
b. Tác động của thương mại quốc tế đến sự phát triển thủy sản bền vững
(Impacts of international trade on sustainable fisheries and aquaculture)
6. Học liệu
- Học liệu bắt buộc ghi theo thứ tự ưu tiên (tên tác giả, tên sách, nhà xuất
bản, năm xuất bản, nơi có tài liệu này, website, băng hình, ):
o Q1. Nguyễn Minh Đức. Bài giảng môn Kinh Tế Thủy Sản. 2008
- Học liệu tham khảo ghi theo thứ tự ưu tiên (tên tác giả, tên sách, nhà xuất
bản, năm xuất bản, nơi có tài liệu này, website, băng hình…)
o Q2. Jolly, C. and Clonts, H. Aquacultural Economics. 1993.
Amazon.com
o Q3. Tomek, W.G. and Robinson, K.L. Agricultural Product Prices.
2004. Cornell University Press. Amazon.com
o Q4. Thompson, H. International Economics – Global Markets and
International Competition. 2
nd
edition. 2006. World Scientific.
Amazon.com
o Q5. Engle, C.R. and Quagrainie, K. Aquaculture Marketing
Handbook. Blackwell Publishing. 2006. Amazon.com
7. Hình thức tổ chức dạy học
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
Lên lớp Thực
hành, thí
nghiệm,
thực tập
giáotrình,
rèn nghề,
…
Tự học,
tự nghiên
cứu
Lý thuyết Bài tập
Thảo
luận
Giới thiệu
về kinh tế
học và
kinh tế
thủy sản
2 1
Cung và
cầu thủy
sản
2 5
Cấu trúc
thị trường
và giá cả
2 4
Kinh tế
sản xuất
thủy sản
6 2 14
Quản lý
trang trại
1 4
Phân tích
kinh tế -
tài chính
5 2 16
Tiếp thị
thủy sản
2 5
Thương
mại quốc
tế
4 1 1 12
8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên
Sinh viên phải tham dự đầy đủ các buổi học trên lớp cũng như tích cực đóng góp
thảo luận và viết báo cáo nhóm.
Sinh viên được thảo luận để làm các bài tập về nhà nhưng phải tự viết và hoàn tất
phần bài làm của riêng mình, không được phép sao chép từ người khác.
Các bài tập về nhà và các báo cáo nhóm phải được nộp đúng hạn.
9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
9.1. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên
9.2. Kiểm tra - đánh giá định kì: Bao gồm các phần sau (trọng số của từng phần
do giảng viên đề xuất, chủ nhiệm bộ môn thông qua):
- Bài tập về nhà và Báo cáo nhóm: 20%
- Kiểm tra - đánh giá giữa kì: 20%
- Kiểm tra - đánh giá cuối kì: 50%
- Các bài kiểm tra đột xuất để đánh giá mức độ tham gia học tập trên lớp:
10%
- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, tích cực thảo luận, …): điểm
thưởng 10%
9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập:
Bài tập về nhà và báo cáo nhóm:
- Một nhóm nên có từ 3 – 5 người và có sự phân công tham gia rõ ràng
- Hoàn tất tốt yêu cầu: 10
- Hoàn tất một phần yêu cầu: 5 – 8
- Không nộp đúng hạn: 0
9.4. Lịch thi, kiểm tra (kể cả thi lại): Theo lịch thi chung của Khoa.