Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phục hồi chức năng bệnh nhân tai biến mạch máu não pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.73 KB, 6 trang )

Phục hồi chức năng bệnh nhân
tai biến mạch máu não


Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng tỉnh Khánh Hòa đã tiến
hành nghiên cứu can thiệp laser nội tĩnh mạch đối với tai biến mạch máu não
(TBMMN), có so sánh với lô chứng, nhận thấy: hiệu ứng laser nội tĩnh mạch
đã tác động tới quá trình phục hồi chức năng của bệnh nhân TBMMN: mức
độ phục hồi sức cơ nhanh hơn; tính độc lập về chức năng của bệnh nhân
được cải thiện nhiều hơn; cải thiện nhanh về tâm trí; phục hồi các hoạt động
cơ bản trong cuộc sống hàng ngày vượt trội hơn so với nhóm không được
điều trị bằng laser.
Tai biến mạch máu não ngày càng nguy hiểm
Tai biến mạch máu não là một trong những biến chứng nặng liên quan tới
chuỗi bệnh lý đa cơ quan. Hàng năm, bệnh nhân bị TBMMN ngày càng tăng cả về
số lượng cũng như mức độ bệnh tật, bổ sung thêm dần vào số lượng người mắc
bệnh chưa phục hồi được, làm số bệnh nhân ngày càng cao. Hiện tại mức tử vong
do TBMMN đứng sau các bệnh tim mạch và ung thư, nhưng dự đoán nó có thể trở
thành căn bệnh có tỷ lệ tử vong hàng đầu. Di chứng TBMMN thường nặng nề, ảnh
hưởng trực tiếp rất nhiều tới sức khỏe của bản thân người bệnh, kéo theo tình trạng
kinh tế gia đình suy sụp, nó thực sự là gánh nặng cho toàn xã hội. Trong khi đó, để
điều trị và phục hồi chức năng cho bệnh nhân vẫn còn gặp nhiều nan giải, chưa có
một phương pháp nào đặc hiệu riêng biệt để phục hồi mà cần phải phối hợp nhiều
phương pháp cùng lúc.
Việt Nam là một nước đang phát triển, dân số người cao tuổi ngày càng
tăng, tất nhiên cũng không nằm ngoài quy luật trên. Tại tỉnh Khánh Hòa, hàng
năm Bệnh viện điều dưỡng, phục hồi chức năng tiếp nhận số lượng bệnh nhân bị
bệnh này rất lớn. Đa số được điều trị nhiều phương pháp cùng lúc, mang lại hiệu
quả cao trong phục hồi, hơn hẳn khi chỉ áp dụng đơn điệu từng phương pháp một.
Thời gian qua chúng tôi áp dụng thêm kỹ thuật laser nội tĩnh mạch - một can thiệp
vào trong lòng tĩnh mạch nhưng tác động của nó tới toàn cơ thể thông qua cơ chế


chuyển hóa và hiệu ứng quang học, điều chỉnh để tối ưu hóa các chức năng trong
cơ thể, đặc biệt hệ tim mạch và thần kinh, góp phần không nhỏ trong quá trình rút
ngắn thời gian bệnh nhân phải nằm viện, đồng thời giải quyết được cả một số yếu
tố nguy cơ TBMMN, tạo điều kiện cho bệnh nhân mau chóng phục hồi, tránh
được khả năng tái phát.
Các bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên từng cặp theo thứ tự vào viện: một
bệnh nhân được điều trị laser nội tĩnh mạch (nhóm nghiên cứu), bệnh nhân cùng
giới kế tiếp sẽ vào nhóm chứng. Nếu bệnh nhân kế tiếp không đủ tiêu chí sẽ tiếp
tục lấy bệnh nhân kế tiếp nữa để so sánh, cả hai nhóm này đều được điều trị và sử
dụng các phương pháp phục hồi chức năng khác như nhau. Để tránh sai số hệ
thống, khi một trong hai bệnh nhân cùng cặp ra viện sẽ được lấy làm mốc tổng
thời gian điều trị để lượng giá cùng thời điểm, nếu một trong hai bệnh nhân cùng
cặp không thể tiếp tục tham gia nghiên cứu thì bệnh nhân kia cũng bị loại theo.
Bệnh nhân bị TBMMN chưa quá ba tháng, trước đó không bị dị tật bẩm
sinh hoặc mắc phải (để tránh yếu tố gây nhiễu). Các bệnh nhân này đồng ý tham
gia nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu
Trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2007 chúng tôi đã nghiên cứu
84 bệnh nhân bị TBMMN (sau khi đã loại ra 8 bệnh nhân vì không đủ tiêu chí tiếp
tục tham gia), chia làm hai nhóm: 42 người thuộc nhóm laser nội mạch, 42 người
thuộc nhóm chứng để so sánh, trong quá trình nghiên cứu không có biến chứng
hoặc tác dụng phụ gì xảy ra.
Để tránh sai số hệ thống do yếu tố giới tính trong quá trình can thiệp, thiết
kế được chọn bắt cặp ngẫu nhiên cùng giới lần lượt theo thứ tự vào viện gồm 16
cặp nam (38,1%) và 26 cặp nữ (61,9%). Trong mẫu nghiên cứu này tỷ lệ bệnh
nhân nữ cao hơn bệnh nhân nam chưa phản ánh được tỷ lệ mắc bệnh này trong dân
chúng, vì mẫu chỉ giới hạn trong phạm vi một đơn vị điều trị.
Chúng tôi chia mẫu bệnh nhân làm hai nhóm tuổi thể hiện hai giai đoạn
quan trọng trong cuộc đời, mà ở đó nhiều rối loạn bệnh lý xảy ra ảnh hưởng tới
sức khỏe của con người. Đặc biệt tuổi trên 60 nguy cơ tai biến về thần kinh và tim

mạch tăng đáng kể so với lứa tuổi thấp hơn, bệnh nhân bị TBMMN tăng vọt ở lứa
tuổi này.
Trong mẫu nghiên cứu này chúng tôi cũng thống kê được số người bị
TBMMN lớn hơn 60 tuổi gấp đôi so với nhóm kia.
Tỷ lệ liệt do tổn thương nửa bán cầu não trái và phải chưa có sự khác biệt.
Tuy nhiên trong thực tế lâm sàng chúng tôi thấy liệt nửa bên phải thường kèm theo
rối loạn ngôn ngữ và giảm khả năng vận động nhiều vì đa số thuận tay bên phải.
Một bệnh nhân bị TBMMN thường kèm theo một số bệnh lý nội khoa,
chính là nguyên nhân hay yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh này. Việc kiểm soát các
bệnh lý đi kèm thường rất ít được quan tâm chu đáo. Tần suất bệnh tật kèm xuất
hiện ở hai nhóm là tương đương nhau, đặc biệt hay gặp nhất là cao huyết áp, thứ
đến là thiếu máu cơ tim, rối loạn lipid máu.
Đa số bệnh nhân đều có bệnh lý đi kèm, thường từ 1 đến 3 bệnh (> 82%),
có người mắc tới 5 bệnh. Theo các nghiên cứu khoa học trước đây thì có tới trên
70% người lớn tuổi có 3 bệnh trở lên. Như vậy nhu cầu đòi hỏi tìm kiếm bệnh đi
kèm luôn là điều cần thiết trong quá trình điều trị.
Sức cơ thử bằng tay là thước đo đơn giản và gọn nhất trong bước đầu thăm
khám và lượng giá cho bệnh nhân. Ở cả hai nhóm khi vào điều trị sức cơ tay và
chân đều liệt ở mức độ tương đương nhau (P vào = 0,22 và 0,44). Theo tiến trình
phục hồi, bệnh nhân đều có tiến bộ (có can thiệp hay không có can thiệp), tiến bộ
này khác biệt rất có ý nghĩa thống kê. Nhưng điểm đặc biệt khi so sánh kết quả lúc
ra viện của hai nhóm thì rõ ràng nhóm được can thiệp (laser nội tĩnh mạch) có kết
quả phục hồi khả quan hơn nhóm đối chứng.
Khác với đánh giá sức cơ đơn thuần, theo phân loại của tác giả Brunnstrom
sẽ đánh giá được chức năng của từng phân đoạn chi cơ thể đáp ứng được nhiệm vụ
khi sức cơ hồi phục hay không. Thống kê của nghiên cứu này cho thấy, tác dụng
của hiệu ứng laser vào bệnh đã làm thay đổi tiến trình phục hồi chức năng từng bộ
phận sau quá trình điều trị và cao hơn nhóm đối chứng. Chức năng của ngón tay,
chi trên và chi dưới đều phục hồi đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Chỉ số Folstein nhằm đánh giá khả năng phục hồi trí tuệ của bệnh nhân.

Khả năng phục hồi trí tuệ của bệnh nhân được cải thiện tốt hơn khi được can thiệp
laser nội tĩnh mạch. Mặc dù lúc vào tâm trí của bệnh nhân rất thấp (cả hai lô thấp
như nhau P = 0,882), nhưng khi xuất viện, cùng với các chức năng khác được cải
thiện, tâm trí của bệnh nhân được củng cố tốt hơn.
Từ khi bị bệnh, đa số đều phải chấp nhận lệ thuộc vào hỗ trợ của người
thân, thậm chí lệ thuộc hoàn toàn. Đa số sau quá trình phục hồi chức năng cả hai
nhóm đều có tiến triển nhìn chung là tốt (độc lập được hoàn toàn, hoặc chỉ còn phụ
thuộc vào dụng cụ trợ giúp), nhưng tính độc lập ở nhóm can thiệp vẫn nổi trội hơn.
Chỉ số Rankin đánh giá mức độ di chứng còn tồn tại ở bệnh nhân nhiều hay
ít, mức “tổn thiệt” này cũng quyết định khả năng của bệnh nhân cần phải tiếp tục
tham gia quá trình phục hồi tiếp nữa hay không. Thống kê cho thấy chỉ số Rankin
khi ra viện của nhóm bệnh nhân laser giảm mức tổn thiệt hơn hẳn so với nhóm
không chạy laser.
Đánh giá khả năng phục hồi các hoạt động cơ bản trong cuộc sống hàng
ngày, với tất cả các chỉ số trên thể hiện về sức cơ, chức năng của các bộ phận, hay
phục hồi về tâm trí nhưng cuối cùng là bệnh nhân có phục hồi các hoạt động
trong cuộc sống để tự phục vụ nhu cầu hàng ngày như người bình thường hay
không? Sự tổng hợp đánh giá chung cho tiến trình phục hồi, thống kê cũng cho
thấy tác dụng của việc can thiệp phương pháp laser giúp bệnh nhân phục hồi các
hoạt động cơ bản trong cuộc sống hàng ngày khả quan hơn lô đối chứng.



×