Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.03 KB, 3 trang )

Chăm sóc bệnh nhân tai biến
mạch máu não

Tai biến mạch máu não là tình trạng tổn thương não, màng não, thường do tắc, vỡ mạch
máu trong não. Bệnh tương đối phổ biến, chiếm 1/3 trong tổng số bệnh nhân vào khoa
thần kinh. Trong đó khoảng 80% do tắc và 20% do vỡ mạch máu não mà nguyên nhân
thường gặp là cao huyết áp, tiểu đường rối loạn mỡ máu tỷ lệ tử vong xếp thứ ba sau
các bệnh ung thư và tim mạch. Tai biến mạch máu não để lại nhiều di chứng nặng nề cho
bệnh nhân, biến họ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tình trạng của bệnh nhân
khi ra viện có thể:
-Ăn được: bệnh nhân không có nuốt khó có thể hoàn toàn ăn uống bằng đường miệng.
- Không ăn được: bệnh nhân tỉnh táo, nhưng nuốt khó hoặc hôn mê.
Dinh dưỡng cho người bệnh còn ăn được
Cho ăn như người bình thường, nếu ăn ít thì tăng thêm s
ố bữa ăn. Phần lớn các bệnh nhân
là người cao tuổi, do đó ít nhiều sẽ có vấn đề về răng miệng và khả năng nhai, vì v
ậy thực
phẩm chế biến cần phù hợp với khả năng nhai của người bệnh. Đáp ứng đủ các chất dinh
dưỡng cần thiết.cố gắng đạt cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể BMI = 22, trong đó
BMI được tính bằng cân nặng (tính theo kg) chia cho chiều cao bình phương (tính bằng
m).
-Đảm bảo tỷ lệ các nhóm thực phẩm trong khẩu phần ăn: bột: (65%, béo: 20%), đạm: 15
– 20%, Muối < 6 g/ngày (khoảng nữa muỗng cà phê), có 3 mức ăn lạt:
Ăn lạt ít: không ăn các loại nước chấm đặt trên bàn ăn như nước mắm, tương, xiết, t
ương
hột, muối tiêu, bột canh Hạn chế các thức ăn chế biến sẵn như cháo phở mì ăn liền, đồ
hộp, giò chả, có thể giúp giảm 3 - 5 g muối một ngày…
Ăn lạt vừa: không ăn các loại chấm đặt trên bàn ăn; không ăn thức ăn mặn và thức ăn chế
biến sẵn có thể giảm 6 - 10 g muối một ngày.
Ăn lạt nghiêm ngặt: ngoài tuân thủ mức ăn lạt vừa, trong nấu nướng hoàn
toàn không nên


nêm mắm, tương, bột canh, bột ngọt…
-Nhu cầu nước 1.500 - 2.000 ml cho một ngày (6 - 8 ly).
Dinh dưỡng cho người bệnh không ăn được
Bệnh nhân có nuốt kho hoặc hôn mê, không thể ăn uống bằng đường miệng vì có thể gây
viêm phổi, suy hô hấp do hít và vì thế cũng khó cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng. Nuôi
ăn qua ống thông sẽ giúp người bệnh nhận đủ lượng thực phẩm cần thiết trong ngày. Ống
thông đúng là ống thông mũi dạ dày.
Thực phẩm nuôi qua ống thông gồm:A
Sữa: nên dùng các loại sữa bột chú ý pha đúng theo hướng dẫn trong hộp sữa.
Cháo xay: nên sử dụng men tiêu bột (amylase) để làm lỏng cháo nhằm tránh nghẹt ống.
Bột dinh dưỡng cao năng lượng: sử dụng bột này tiện lợi nhưng mắc tiền. Nên pha đúng
hướng dẫn của nhà sản xuất. Các sản phẩm hiện có trên thị trường: Ennalaz 1; Annalaz
2; Enplus; Ensure; Isocal, Enaz.
Lượng thực phẩm cho mỗi lần ăn:
- Chia đều cho ít thất 5 bữa ăn /ngày, mỗi bữa ăn không quá 400 ml.
- Khoảng cách giữa các bữa ăn: 2 đến 3 giờ tùy số lượng mỗi lần ăn và số bữa ăn.
Vệ sinh kỹ các dụng cụ và ống thông: ống thông có thể thay đổi mỗi tuần hay 1 - 3
tháng tùy vật liệu và nhà sản xuất.
Kiểm tra: lượng nước tiểu hàng ngày; lượng nước nhập vào hàng ngày; ngư
ời bệnh có bị
sình bụng, ói hoặc tiêu chảy hay không.
Cách xử trí khi gặp các triệu chứng:
- Ói, sình bụng: giảm khối lượng mỗi bữa ăn, giảm tốc độ khi cho ăn bằng cách nhỏ giọt
liên tục.
- Tiêu chảy: giảm độ đậm đặc của thức ăn, giảm tốc độ khi cho ăn, thay đổi sữa khi bị
tiêu chảy.
- Tắc ống: rửa ống, thay ống.
- Ứ đọng thức ăn: giảm khối lượng mỗi bữa ăn, có thể nhỏ giọt liên tục.
Nếu nuôi ăn đúng, bệnh nhân sẽ: da hồng hào, không viêm loét; niêm mạc không bị lở
loét; cân nặng đạt mức lý tưởng; cơ chắc; tóc mượt, không rụng.

Nuôi ăn chưa đúng bệnh nhân sẽ: sụt cân dần; da xanh, niêm nhợt; da niêm, dễ lở loét;
cơ nhão; tóc rụng. Tất cả những biến chứng trên nếu không cải thiện cần hỏi ý kiến bác sĩ
điều trị và bác sĩ dinh dưỡng.

×