Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tiêu chảy cấp - nguy hiểm hơn ta tưởng! ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.46 KB, 6 trang )

Tiêu chảy cấp - nguy hiểm
hơn ta tưởng!


Các bác sĩ đã cảnh báo: trăm thứ bệnh đi qua đường miệng! Cũng tại
cái miệng mà hại cái thân! Chữa trị không dễ đâu! Bệnh diễn tiến rất nhanh!
Trên ói mửa, dưới tiêu chảy ào ào, một lúc đã kiệt sức vì mất nước và tử vong
nhanh chóng, nhiều khi chỉ trong vòng 24 giờ! Trở tay không kịp. Nhưng sao
mọi người có vẻ … thờ ơ?
Có 3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên: một là người ta vẫn nghĩ đây
chẳng qua cũng chỉ là bệnh… tiêu chảy cấp như lần trước; hai là thấy báo, đài nói
chữa… được, chưa có ca nào tử vong; ba là nghe nói đã có thuốc chủng ngừa; bốn
là… chuyện phòng chống dịch là chuyện riêng của ngành y tế! Những suy nghĩ
này thật sai lầm.
Nếu dịch lớn thì thiệt hại vô kể
Theo BS. Đỗ Hồng Ngọc, thực ra tiêu chảy cấp nguy hiểm có nguyên nhân
từ phẩy khuẩn tả nguy hiểm hơn ta tưởng! Nếu dịch lớn xảy ra thì thiệt hại vô kể,
ngành y tế sẽ gặp nhiều khó khăn, trong khi đó, nếu ý thức rõ nguy cơ, mọi người
có thể tự mình phòng bệnh không khó! Cho rằng bệnh này có thể chữa khỏi dễ
dàng là một sai lầm lớn. Dù ngày nay cách điều trị có nhiều tiến bộ, chữa sớm và
đúng thì không có tử vong, nhưng trên thực tế, khi dịch bùng nổ thì các cơ sở y tế
bị tràn ngập, tình trạng sẽ khác.
Trong lịch sử, dịch tả được ghi nhận năm 1563 ở Ấn Độ, rồi những trận đại
dịch năm 1817 - 1821, lan ra khắp các nước châu Âu, Bắc Mỹ, châu Phi, Nam Mỹ.
Năm 1832, gần bốn vạn người chết vì dịch tả ở Paris (Pháp) và năm 1854 gần bảy
vạn người chết vì tả ở Anh…
Bệnh do vi khuẩn Vibrio cholerae gây ra. Vi khuẩn có dạng dấu phẩy nên
gọi là “phẩy khuẩn tả”, do Robert Koch nhận dạng. Bệnh lây chủ yếu qua đường
nước, qua ăn uống thiếu vệ sinh, nhất là trong mùa nắng nóng như hiện nay người
ta thường uống nước lã, nước rau trái, nước mía, nước mát thiếu vệ sinh; ăn thức
ăn ôi thiu, ruồi bu kiến đậu! Đặc biệt bệnh lây lan nhanh ở những vùng có nhiều


ruồi nhặng và những nơi có tập quán dùng phân tươi tưới rau cải xanh
Nhiều bệnh nhân đến bệnh viện thường quá trễ! Khi bệnh xảy ra hàng loạt,
nhiều bệnh nhân đến cùng lúc, bệnh viện bị tràn ngập! Có trường hợp phải “vô
nước biển” vài chục lít mới cứu nổi một bệnh nhân! Trong điều trị bệnh này,
người ta đã chế ra một cái giường đặc biệt gọi là giường có lỗ, đặt hậu môn người
bệnh ngay đúng cái lỗ đó, bên dưới có một cái xô hứng phân để đo lượng nước
thoát ra để mà bù cho đủ. Tại gia đình, khi có người tiêu chảy thì phải cho uống bù
nước ngay, tốt nhất là Oresol, pha một gói trong một lít nước chín, hoặc tự pha chế
dung dịch muối đường: một lít nước cho vào một muỗng muối ăn và tám muỗng
đường cát (lường bằng muỗng cà phê, gạt ngang), vắt thêm một trái cam hay nửa
trái chanh, ta có một dung dịch tương đương với Oresol. Đây là cách cấp cứu tại
nhà rất hiệu quả trước khi đến bệnh viện.
Kiểm soát nguồn nước có ý nghĩa quyết định
Theo TS. Lê Trường Giang, phó giám đốc Sở y tế TP.HCM, thành phố là
trung tâm, đầu mối giao lưu của cả nước, hàng ngày có rất nhiều người đến, trong
đó có người đến từ những vùng đang có dịch. Bên cạnh đó, hàng ngày lượng thực
phẩm từ các nơi đưa vào thành phố rất lớn, có thể mang theo mầm bệnh.
Khi trong nhà có người bị bệnh, kể cả chỉ mới là nghi ngờ thì bên cạnh việc
điều trị kịp thời và đúng cách, điều hết sức quan trọng là làm sao không để lây lan
qua người khác trong gia đình cũng như cộng đồng bằng cách phải bảo vệ môi
trường cho thật tốt. Toàn bộ những gì liên quan đến người bệnh phải được khử
khuẩn. Những chất thải, chất tiết phân cũng như chất nôn bỏ vào trong bô và dùng
cloramin B để sát khuẩn trước rồi mới đưa ra ngoài môi trường. Sau đó rửa lại các
vật chứa thì cũng phải dùng nước đã được khử khuẩn có pha cloramin B, đảm bảo
làm sao vi khuẩn tả không thể sống và ra ngoài.
Nguồn nước là đầu mối phát tán vi khuẩn tả ra ngoài cộng đồng rồi từ đó
lây sang cho con người, cho nên việc kiểm soát nguồn nước có ý nghĩa cực kỳ
quan trọng, mang tính quyết định trong việc phòng ngừa, ngăn chặn dịch tiêu chảy
cấp. TP.HCM đã có những biện pháp rất quyết liệt trong việc đảm bảo nguồn
nước. Mặc dù nhà máy nước khi cung ứng nước cho người dân tiêu thụ đã pha clor

ở nồng độ sát khuẩn, nhưng lượng nước đến vùng cuối đường ống áp lực nước
yếu, nồng độ clor không còn đủ sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
Đừng để miệng hại thân!
Phải lựa chọn những cơ sở ăn uống đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt nên tránh
những nơi bán đồ ăn, uống lề đường không đảm bảo vệ sinh, nhìn những món ăn
quá hấp dẫn, người tiêu dùng có thể khó từ chối, nhưng hãy nhớ: đừng để miệng
hại thân!
Khi mua thực phẩm, phải mua rau được đảm bảo (như rau trong các siêu
thị), rau sản xuất từ những nguồn an toàn và không bị nhiễm khuẩn. Thứ hai, trước
khi ăn rau sống thì phải sơ chế để loại bỏ những chất làm ô nhiễm rau. Thứ ba, rất
quan trọng, là phải sử dụng nguồn nước đã được khử khuẩn để rửa rau thật kỹ.
Bên cạnh đó, nước đá cũng là một vấn đề đáng quan tâm, vì một số nơi vẫn dùng
nước không đảm bảo an toàn để làm nước đá.
Thực hiện “5 phải” và “6 không”
Theo Bộ y tế, tiêu chảy cấp nguy hiểm trong đó có nguyên nhân từ phẩy
khuẩn tả đang có xu hướng lan rộng trên địa bàn cả nước. Phần lớn các trường hợp
mắc bệnh là do sử dụng thực phẩm không bảo đảm vệ sinh, đặc biệt là sử dụng
thức ăn đường phố. Nhân dân nên chủ động, tự giác thực hiện các biện pháp sau
trong giai đoạn phòng, chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm có nguyên nhân từ
phẩy khuẩn tả:
Thực hiện 5 phải:
- Phải ăn chín, uống chín, sôi. Tất cả đồ ăn, thức uống cần đun sôi trước khi
ăn, uống.
- Phải rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi ăn.
- Phải rửa sạch và nhúng nước sôi dụng cụ chén đũa trước khi ăn.
- Phải bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, chống ruồi, mưa gió, bụi bặm.
- Phải xử lý phân, chất thải đảm bảo yêu cầu vệ sinh, không dùng phân tươi
để bón và tưới rau.
Thực hiện 6 không:
- Không ăn rau sống.

- Không ăn tiết canh.
- Không ăn mắm tôm, mắm tép sống.
- Không ăn gỏi cá, hải sản sống.
- Không ăn nem chạo, nem chua.
- Không uống nước lã, nước đá mất vệ sinh.

×