Chế độ ăn trong bệnh tiêu chảy cấp
Tiêu chảy (TC) là bệnh rất phổ biến ở trẻ em. Ở các nước đang phát
triển người ta ước tính có tới 1,3 tỷ lượt trẻ em bị tiêu chảy và 4 triệu trẻ em
dưới 5 tuổi hàng năm tử vong vì tiêu chảy. Trong đó 80% tử vong xảy ra ở trẻ
dưới 2 tuổi.
Nguyên nhân chính của tử vong là do cơ thể bị mất nước và điện giải. Tiêu
chảy là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng
của trẻ. Bệnh tiêu chảy là một vấn đề y tế toàn cầu, là gánh nặng kinh tế đối với
các nước đang phát triển.
Tiêu chảy cấp và chế độ điều trị
Tiêu chảy cấp là trẻ đi ngoài khởi đầu cấp tính, phân lỏng hoặc tóe nước
kéo dài không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày).
Trong điều trị tiêu chảy điều quan trọng nhất là bù lượng nước và điện giải,
chế độ ăn của trẻ.
Hồi phục nước và điện giải: Tùy theo mức độ mất nước mà điều trị tại nhà
hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Mất nước mức độ A: (mất nước nhẹ, đi tiểu bình thường, khóc vẫn ra nước
mắt, nôn ít, mắt không trũng) điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống nước nhiều
hơn bình thường bằng dung dịch ORS, nước đun sôi để nguội hoặc các dung dịch
chế từ thực phẩm như nước cháo muối, nước gạo rang, nước cà-rốt + muối, nước
chuối, hồng xiêm…
Mất nước mức độ B: (mất nước vừa, trẻ tiểu ít, mắt trũng nhẹ, nôn vừa
phải) Trẻ cần được điều trị tại cơ sơ y tế. Cách điều trị tốt nhất là cho uống ORS,
số lượng dịch cần cho uống sau mỗi lần đi ngoài là:
Trẻ dưới 2 tuổi: 50-100ml.
Trẻ 2-10 tuổi: 100-200ml.
Trẻ 10 tuổi trở lên uống theo nhu cầu: Số lượng dịch cần cho trẻ uống trong
4 giờ đầu có thể tính như sau: Số lượng dịch (ml) = cân nặng (kg) x 75.
Cách cho trẻ uống
Trẻ < 2 tuổi cho uống từng ngụm bằng cốc.
Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút sau rồi tiếp tục cho uống, nhưng cho uống chậm
hơn, uống từng thìa cách nhau 2-3 phút.
Sau 4 giờ đánh giá lại tình trạng mất nước, nếu xuất hiện mất nước nặng
(mất nước độ C: Trẻ không đi tiểu được, khóc không ra nước mắt, nôn nhiều, mắt
trũng môi khô…) cần đưa trẻ đi bệnh viện để điều trị phục hồi nước và điện giải
bằng đường tĩnh mạch (truyền dịch).
Các loại dịch dùng treo điều trị tiêu chảy
ORS: Là dung dịch tốt nhất để điều trị mất nước (1 gói ORS có chứa:
Glucoza 20g, NaCl 3,5g, KCl 1,5g, NaHCO3 2,5g).
Cách pha dung dịch ORS: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đong 1 lít
nước sạch đun sôi để nguội đổ vào bình chứa, khuấy kỹ đến khi bột hòa tan hoàn
toàn, đậy bình lại cho trẻ uống trong vòng 24 giờ. Đổ dung dịch đã pha đi khi đã
quá 24 giờ và pha lại dung dịch mới.
Cách nấu cháo muối: Dùng 1 nắm gạo, 1 nhúm muối (1 thìa cà phê gạt
ngang) và 6 bát ăn cơm nước sạch, đun nhừ lọc qua giá cho trẻ uống dần.
Nước gạo rang muối: 50g gạo rang vàng cho 1 thìa gạt cà phê muối nghiền
nát với 1 lít nước sôi để nguội, cho trẻ uống dần.
Súp cà rốt: Cà rốt 500g, muối ăn một thìa gạt ngang, 1 lít nước. Cà rốt nấu
nhừ chà qua rá hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhừ, đun sôi lại.
Chế độ ăn khi trẻ bị tiêu chảy
Mặc dầu trong thời gian bị tiêu chảy cấp, quá trình hấp thu thức ăn có giảm
hơn bình thường, nhưng vẫn hấp thu qua ruột 60%, do vậy trong suốt quá trình
tiêu chảy cần cho trẻ ăn đủ khẩu phần, không được bắt trẻ nhịn, kiêng khem, thì
trọng lượng cơ thể sẽ tiếp tục tăng với tốc độ gần như bình thường. Nếu không ăn
đủ khẩu phần trẻ sẽ bị sụt cân dẫn đến suy dinh dưỡng.
Các thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy
Gạo (bột gạo), khoai tây. Thịt gà nạc, thịt lợn nạc, cá nạc. Sữa đậu tương
(đậu nành), sữa chua, sữa có ít hoặc không có lactoza. Dầu thực vật. Cà rốt, hồng
xiêm, chuối, táo.
Tùy theo lứa tuổi và chế độ ăn của trẻ trước khi bị tiêu chảy để sử dụng chế
độ ăn thích hợp.
Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ:
Tiếp tục cho bú bình thường và tăng số lần bú. Vì sữa mẹ vẫn được dung
nạp rất tốt khi bị tiêu chảy, cho trẻ bú mẹ trẻ tiêu chảy ít hơn, nhanh khỏi hơn, do
sữa mẹ có chứa đường Lactoza nên vẫn được hấp thu rất tốt khi bị tiêu chảy. Nếu
trẻ không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột mà trước đó trẻ vẫn ăn
những phải cho ăn từng ít một và ăn nhiều bữa trong ngày.
Trẻ từ 6 tháng tuổi:
Ngoài sữa mẹ và sữa thay thế như trên cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và
từng ít một các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt nạc, cá, trứng, sữa… và cho
thêm một ít dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần. Nếu trẻ được ăn sữa
bò và ngũ cốc và rau đun chín nhừ cũng không gây tăng lượng phân bài tiết, nếu
chỉ ăn sữa bò đơn thuần hoặc sữa công nghiệp có thể gây tăng khối lượng phân.
Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh
giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần
phải đun lại trước khi cho ăn. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: Chuối,
cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm… để tăng thêm lượng Kali, bê tacaroten, Vitamin
C…
Các thực phẩm không nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy
Các loại nước giải khát công nghiệp, các loại thức ăn có chứa nhiều đường
vì những thức ăn này có thể làm tăng tiêu chảy. Do tăng áp lực thẩm thấu trong
lòng ruột kéo nước trong tế bào vào lòng ruột.
Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như:
Các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa.
Số lượng thức ăn: Cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt, trẻ nhỏ cho
ăn 6 lần/ngày hoặc nhiều hơn.
Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh
dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong 2 tuần liền.
Chú ý:
- Nếu trẻ ăn ít hoặc ăn vào bị nôn, thì cho ăn ít hơn và tăng số bữa
lên so với thực đơn.
- - Trẻ ăn sữa bò tiêu chảy tăng lên thì thay bằng sữa tương 10%
hoặc sữa không có lactoza như (Isomil, olac) hoặc cho ăn sữa chua
làm từ sữa pha giống như các bữa sữa nước của trẻ.
- - Từ ngày thứ 5 nếu trẻ bớt tiêu chảy quay dần về chế độ ăn bình
thường.
Phòng bệnh tiêu chảy
Nuôi con bằng sữa mẹ.
Cho trẻ ăn bổ sung đúng và hợp lý, đảm bảo vệ sinh khi chế biến, bảo quản,
dùng nguồn nước sạch, thực phẩm sạch và tươi không bị nhiễm khuẩn hoặc hóa
chất bảo vệ thực vật.