Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Một vài biện pháp dạy tốt phân môn Học vần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.09 KB, 13 trang )

Trường Tiểu học Trần Bình Trọng Sáng kiến kinh nghiệm
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU Trang 2
B. PHẦN NỘI DUNG Trang 4
1. Nguyên nhân Trang 4
2. Biện pháp thực hiện Trang 4
3. Kết quả đạt được: Trang 10
4. Bài học kinh nghiệm: Trang 11
C. PHẦN KẾT LUẬN: Trang 12
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huệ Trang 1
Trường Tiểu học Trần Bình Trọng Sáng kiến kinh nghiệm
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong trường tiểu học, mục tiêu của môn Tiếng Việt lớp 1 là nhằm hình
thành và phát triển ở học sinh kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (như: nghe, nói, đọc,
viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường, phù hợp với từng hoạt động
theo lứa tuổi. Qua đó cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng
Việt, đồng thời bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, hình thành những thói quen giữ
gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, hình thành nhân cách của học sinh tiểu học lớp
đầu cấp.
Để học tốt môn Tiếng Việt, trước hết học sinh ngay từ lớp 1 phải học tốt
môn học vần (một phân môn của môn Tiếng Việt). Cụ thể học sinh phải nắm
chắc về âm, vần, thanh, viết đúng, đẹp, phát âm rõ ràng, chính xác, phân biệt rõ
cách đọc, cách viết thì mới đạt hiệu quả tốt ở môn Tiếng Việt.
Vì vậy, phân môn Học vần không những thực hiện nhiệm vụ dạy học chữ
mà học vần chỉ là mới sơ bộ nhằm giúp học sinh sử dụng bộ mã chữ âm. Hết lớp
1, học sinh phải đọc trơn tiếng, âm tiết, từ ngữ, câu, đoạn. Việc đọc trơn các từ
ngữ, câu, đoạn chỉ ở mức độ đơn giản việc thông hiểu văn bản chỉ ở mức độ
thấp. Những yêu cầu của môn học vần đặt ra chỉ hoàn thiện về đọc, viết với tư
cách là một phân môn của Tập đọc, làm nền tảng cho học sinh tiếp tục nâng lên
ở các lớp trên.


Để đạt được mục tiêu như mong muốn, trước hết khi hoàn thành xong
chương trình lớp 1, học sinh phải đọc thông, viết thạo. Vì đọc và viết là mục tiêu
cơ bản hàng đầu của mỗi học sinh. Nếu không biết đọc, biết viết học sinh không
thể thực hiện các hoạt động của mình trên lớp, dẫn đến khả năng học tập của các
em sẽ yếu dần.
Thực tế hiện nay ở các lớp 1, việc dạy học của giáo viên bên cạnh những
thành công vẫn còn rất nhiều hạn chế; rải rác ở các lớp 1, lớp nào cũng có học
sinh yếu về môn Học vần, chữ viết xấu, kết quả đọc của học sinh chưa đáp ứng
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huệ Trang 2
Trường Tiểu học Trần Bình Trọng Sáng kiến kinh nghiệm
được mục tiêu mà nội dung chương trình lớp 1 đưa ra. Các em không nắm được
kiến thức, kỹ năng của môn Tiếng Việt lớp 1 nên dẫn đến đọc và viết rất yếu.
Vậy phải làm thế nào? Bằng phương pháp giáo dục ra sao để cuối năm khi
hoàn thành chương trình lớp 1 tất cả mọi học sinh đều đọc, viết tốt như mong
muốn của mỗi giáo viên, gia đình và nhà trường…? Đó là trăn trở, lo lắng của
nhiều giáo viên đứng lớp có học sinh học yếu môn Học vần.
Là một giáo viên giảng dạy lớp 1 nhiều năm, qua lớp học tập bồi dưỡng
nội dung chương trình thay sách giáo khoa lớp 1 mới, bằng nhiều biện pháp giáo
dục tôi đã thực hiện tốt việc giảng dạy. Các đối tượng học sinh đều học tốt môn
Học vần. Lên các lớp trên, các em đã có khả năng học tốt môn Tiếng Việt.
Vì thế tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp dạy tốt phân môn Học vần cho
học sinh yếu ở lớp 1”
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huệ Trang 3
Trường Tiểu học Trần Bình Trọng Sáng kiến kinh nghiệm
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Nguyên nhân:
Có nhiều khả năng dẫn đến học sinh lớp 1 yếu môn Học vần:
- Do khả năng tiếp thu của học sinh.
- Do học sinh không được gia đình quan tâm chỉ bảo, không ôn luyện bài
cũ, chưa chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

- Do một số phụ huynh chưa quen nội dung chương trình mới nên phát âm
còn nhầm lẫn khi hướng dẫn cho các em.
- Học sinh không đươc rèn luyện kỹ ở lớp.
- Học sinh khuyết tật hoà nhập.
II. Biện pháp thực hiện:
Từ những nguyên nhân trên, tôi đã tiến hành một số biện pháp giảng dạy
ngay trên lớp của mình. Qua thời gian 2 năm thực hiện chương trình SGK lớp 1
mới, bằng nhiều nôi dung phuơng pháp dạy học phong phú, kết hợp với một số
kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy lớp 1 đã mang lại cho tôi hiệu quả cao trên
lớp mình. Tuy vậy không phải học sinh nào cũng tiếp thu bài tốt, có kết quả tốt
cuối năm như mong muốn, do đó biện pháp để khắc phục học sinh yếu kém môn
Học vần được thực hiện như sau:
1. Về phần đọc:
1.1. Điều tra nắm chắc các đối tượng học sinh trong lớp ngay từ đầu
năm:
- Ngoài điều tra lý lịch trích ngang trong sổ chủ nhiệm, GVCN phải lập
riêng một sổ theo dõi về tçnh hçnh học táûp hàng tuần của học sinh.
- Giữa kì I tôi đã nắm được danh sách học sinh của lớp yếu môn Học vần
(không nắm được âm, mau quên, viết yếu) ghi vào sổ theo dõi (mỗi em một
trang) hàng tuần, hàng tháng… Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình PHHS để trao đổi
có hướng giúp đỡ…
1.2 Về học sinh có khả năng tiếp thu hạn chế (về đọc)
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huệ Trang 4
Trường Tiểu học Trần Bình Trọng Sáng kiến kinh nghiệm
a. Cách 1
Dùng bảng phụ tự ghi (ĐDDH tự làm). Gồm 2 bảng:
* Bảng 1: Ghi các chữ cái từ a đến y
* Bảng 2: Ghi tất cả các phụ âm (hoặc để phân biệt rõ nguyên âm- phụ
âm) giáo viên có thể ghi như sau:
Bảng 1 Bảng 2

* 02 bảng được ghi trên bìa cứng, mực đậm màu, đóng khung treo hai bên
bảng lớp.
* Cách thực hiện:
- Sau mỗi bài học trong ngày, đến cuối giờ 2 bảng được dùng để ôn lại
những âm mà học sinh đã học. Đọc lại nhiều lần ( tuỳ theo yêu cầu của giáo
viên) trước khi ra về.
- Gọi học sinh yếu lên bảng tìm âm vừa học trong bảng và đọc lại cho tất
cả học sinh sau giờ học để khỏi quên bài.
- Ngoài cách trên, 2 bảng còn giúp cho học sinh phân biệt rõ nguyên âm -
phụ âm để mở rộng thêm về âm.
Để hướng dẫn cho học sinh yếu nhớ bài thì gọi học sinh lên bảng.
VD: Muốn ghép được tiếng “bà” vừa học ta ghép âm gì với âm gì? dấu
thanh? (âm b, a, dấu thanh huyền )
Lưu ý: Lúc này lớp đã học xong và cất đi bảng ghép, (hỏi học sinh yếu để
củng cố) học sinh sẽ chỉ lên bảng âm b, âm a, dấu huyền…
Về học sinh khá giỏi, học xong âm mới, học sinh sẽ tự nhẩm đánh vần,
ghép tiếng, tạo ra tiếng nói dễ dàng mà không cần đến sự trợ giúp của giáo viên,
lúc này giáo viên chỉ hướng dẫn, quan sát, sửa sai cho học sinh…
- Thuận lợi :
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huệ Trang 5
a ă â o ô ơ e
ê i (y) u ư
dấu thanh
b c d đ g h k l
m n p q r s t u ư
v x
ch , th, nh, kh, ngh, ng
tr, gi, ph, qu
Trường Tiểu học Trần Bình Trọng Sáng kiến kinh nghiệm
Học sinh yếu nắm được âm đã học, biết đọc, phân tích tiếng dẫn đến đánh

vần thành thạo bài đọc, khó có thể quên âm đã học, học vần, tốc độ đọc trơn
môn Học vần có tiến bộ rất nhiều.
Ví dụ: Hôm nay học vần (ia). Học sinh tự ghép phụ âm với vần ở bảng
ghép (ĐDTV L1) để tạo ra tiếng mới rất dễ dàng (như: mía, lìa, chia, vỉa, bìa,
nghĩa…)
- Về nhà học sinh tự ghép đánh vần để đọc, khắc phục dần dần điểm yếu
của môn này, nhanh chóng nắm được bài học về cả đọc lẫn viết, học sinh yếu
tiến bộ dần lên…
b. Cách 2: Làm cho học sinh mau nhớ, khó quên
- Tận dụng triệt để mô hình vật thật để dạy cho học sinh khắc sâu về âm
và vần.
Ví dụ:
* Về âm:
+ Âm a: (dùng vật thật:chiếc lá, cái ca, quả na…)
+ Âm c: (con cá, quả cà…)
+ Âm ê: (cái ghế, bé ghi vở, dùng thao tác ghi…)
* Về vần:
+ an: (nhà sàn, bàn ghế…)
+ ia : ( cái đĩa, chia quà…bằng động tác chia)
- Sử dụng 100% đồ dùng dạy học trong bộ chữ học vần để giảng dạy hàng
ngày nhưng phải thay đổi hình thức khác nhau như: Tạo tiếng mới, tạo ra vần
mới, ghép từ mới lặp đi, lặp lại.
- Cho học sinh trong tổ, nhóm thi đua đọc tiếp sức tiếng mang vần giữa
các tổ, nhóm.
1.3 Học sinh lười, không học bài cũ, học sinh khuyết tật hoà nhập:
- Bằng mọi biện pháp giúp đỡ, kiểm tra thường xuyên hàng ngày các đối
tượng yếu ở lớp (giáo viên tuyệt đối không bỏ qua bước kiểm tra nào) nhằm tạo
cho học sinh sự ham thích học tập…
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huệ Trang 6
Trng Tiu hc Trn Bỡnh Trng Sỏng kin kinh nghim

- Liờn h cht ch vi gia ỡnh PHHS cú hng giỳp hc sinh, khc
phc dn dn v hc yu.
- V hc sinh khuyt tt ho nhp, i vi nhng em khụng cú kh nng
tip thu bi thỡ tụi thổồỡng luụn hng dn kốm cp thng xuyờn hng ngy (gi
chi, gi sinh hot lp tranh th ụn bi c v tp vit cho nhng i tng ny)
nhng hc sinh ny mc ti a l c vit c, khụng yờu cu quỏ cao
nh hc sinh bỡnh thng.
2. V phn vit:
- Bng hỡnh thc chớnh t trờn bng con, trờn v luyn tp tụi luụn kim
tra nhiu hỡnh thc chớnh t khc sõu bi hc trong ngy bng cỏch:
+ Nhng hc sinh yu c gi lờn bng vit, c lp vit vo bng con.
+ Hng dn k tng bi, nht l cỏc nột vit c bn ca vn (bt buc
hc sinh phi nm cỏc nột vit c bn).
- Luyn tp bng con thng xuyờn sau mi bi mi v kim tra bi c.
- V tp vit : Tp hc sinh c to, rừ ni dung tng bi trc khi vit,
chỳ ý tng nờt vit ca hc sinh yu, nhc nh t th ngi, hng dn t m cỏc
nột vit tht k cng
- Hng ngy sau nhng gi lp, theo dn dũ ca cụ giỏo ch nhim cỏc
em phi vit li theo yờu cu t 5 n 6 dũng t ng dng vo v luyn nh
nh bi mi.
3. V luyn núi:
- Tp cho hc sinh trỏnh s st, rt rố trong khi phỏt biu xõy dng bi,
nht l hc sinh yu ớt phỏt biu, phỏt huy kh nng v tp cho hc sinh tớnh
dn d nờn gi thng xuyờn nhổợng hc sinh yu hc sinh ú mnh dn hn,
qua ú khc sõu bi hc.
- i vi nhng hc sinh kộm v núi, giaùo vión cn núi mu tp cho
hc sinh núi li hoỷc cho noùi lỷp laỷi cỏu traớ lồỡi cuớa caùc baỷn nhổ:
* Luyn núi cõu hi
Ngi thc hin: Nguyn Th Hu Trang 7
Trường Tiểu học Trần Bình Trọng Sáng kiến kinh nghiệm

* Luyện nói câu trả lời
* Luyện nói câu đối thoại (nhóm đôi, nhóm lớn, nhóm nhỏ, phân vai, xử
lý tình huống ở các môn học khác…)
- Ngoài ra trong những buổi lên lớp bằng công tác chủ nhiệm, GVCN phải
tập cho học sinh có nề nếp tốt như: tự truy bài, kiểm tra lẫn nhau về đọc, kiểm
tra việc hoàn thành bài tập giao về nhà…trước khi cô giáo kiểm tra.
- Những học sinh giỏi, khá phân ngồi xen kẽ (mỗi học sinh giỏi hoặc khá
ngồi cùng bàn với 1 học sinh yếu để có hướng giúp đỡ baûn yếu…)
- Hằng tuần trong giờ sinh hoạt lớp, giáo viên khen, động viên, nhận xét
sự tiến bộ của hoüc sinh yếu qua theo dõi hàng tuần.
- Khen thưởng động viên sự ham muốn học tập bằng một món quà nhỏ
trước lớp như 1 cây bút chì, 1 quyển vở hoặc 1 cây bút mực, 1 hộp màu đơn giản
v.v… để động viên tinh thần học tập của các em.
- Gặp gia đình PHHS trao đổi việc học của con em hoặc ghi phiếu nhận
xét, báo cho phụ huynh về việc học của con em để có hướng khắc phục.
4. Về tổ chức trò chơi :
- Để tiết dạy đạt hiệu quả, đồng thời khắc sâu bài học thì phải tổ chức trò
chơi sau mỗi bài học, dù lớn hay nhỏ đều phải có trong tiết học, tuy hình thức
khác nhau để gây ấn tượng mới lạ, tránh mhàm chán nhưng mục đích là củng cố
kiến thức bài mới.
- Phải tạo được khí thế thi đua trong tổ chức trò chơi. Hình thức tổ chức
tổ/tổ - nhóm/nhóm – HS/HS…
- Nắm rõ tính chất học tập và mục đích thì phải tổ chức bằng nhiều hình
thức nhưng không đơn điệu tránh lặp đi,lặp lại
Ví dụ : Bài 1: Tổ chúc thi đua tìm tiếng mới
Bài 2: Tổ chức sử dụng bảng cài thi đua giữa các nhóm.
Bài 3: Thi đọc tiếp sức
Bài 4: Tìm bạn cùng vần v.v…
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huệ Trang 8
Trường Tiểu học Trần Bình Trọng Sáng kiến kinh nghiệm

- Lệnh khi chơi phải dứt khoát, gọn, rõ nội dung, dứt khoát lời nói để học
sinh yếu dễ theo dõi và tham gia chơi đều và có điều kiện củng cố bài…
- Nhận xét trò chơi kịp thời đầy đủ, cần nhấn mạnh sự tiến bộ của những
học sinh yếu, động viên khuyến khích các em.
- Tuyên dương trước lớp những cố gắng của học sinh yếu.
5. Về phần trình bày bảng:
- Bảng lớp là một phương tiện dạy học rất quan trọng, những ấn tượng
ban đầu đối với lớp 1 bao giờ cũng khắc sâu và lưu giữ trong tâm trí của các em.
Vì thế mỗi bài dạy tôi luôn ghi rõ ràng chuẩn mực, đúng nét viết của các con
chữ dễ đọc, dễ nhìn viết theo các nét viết đúng qui trình.
- Các vần mới học, chữ mẫu đều phải rõ ràng, dùng phấn màu để học sinh
phân biệt nhớ vần.
- Chữ viết trên bảng lớp phải theo qui định: Chữ in thường, kiểu chữ
đứng, đều nét( đối với môn học vần).
- Trình bày rõ ràng, viết đúng nét, đẹp nên chữ viết của học sinh cả lớp
đều viết rất tốt, riêng những học sinh yếu viết chữ tiến bộ rất nhiều, không còn
tình trạng học sinh viết chữ cẩu thả, đồ dùng học tập như bút, vở luôn đầy đủ.
6. Về ngôn ngữ của giáo viên:
- Đối với những học sinh yếu môn Học vần ( cũng như các môn học khác)
tôi luôn cư xử đặc biệt, gần gũi các em như nâng đỡ, khích lệ thông cảm hoàn
cảnh từng em, luôn nhấn mạnh vào mặt thành công của học sinh, tự kiềm chế và
đồng cảm với học sinh của mình.
- Nắm đặc điểm của tất cả học sinh trong lớp, có thái độ vui vẻ, cởi mở
đối với học sinh.
- Luôn động viên, khen, tuyên dương kịp thời: em nào cũng giỏi, em nào
cũng có nhiều cố gắng…
- Tuỳ từng học sinh, tuỳ kết quả của mỗi em mà khen đúng mức, không
xa lánh đối với học sinh yếu. Vì vậy giữa thầy và trò gần gũi nhau hơn, kết quả
giảng dạy đã có chuyãøn biến rất nhiều.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huệ Trang 9

Trường Tiểu học Trần Bình Trọng Sáng kiến kinh nghiệm
- Ngoài những biện pháp trên, trong mỗi giờ dạy luyện tập tôi thường
khuyên nhủ, hướng dẫn học sinh ôn bài, tự tìm từ mới từ dễ đến khó, luyện viết
thường xuyên như: luyện chính tả, bổ sung luật chính tả…bằng nhiều loại hình
bài tập trong lớp như điền vần, tiếng, tìm từ mới.
- Nắm chắc tình hình lớp, lựa chọn nội dung, phương pháp giảng dạy nên
tôi đã khắc phục được học sinh yếu kém môn học này, bước đầu thành công khi
dạy lớp 1.
III. KÃÚT QUAÍ ÂAÛT ÂÆÅÜC:
- Sau khi thực hiện các biện pháp nêu trên, kết quả giảng dạy của lớp tôi
chủ nhiệm đã có nhiều tiến bộ đáng mừng. Đối tượng yếu môn Học vần không
còn nữa, học sinh cả lớp đều đọc, viết tốt; cụ thể:
- Tuy chưa học hết phần vần nhưng đến cuối học kì I, 100% học sinh cả
lớp đã biết đọc trơn tiếng, từ, 1 khổ thơ, đoạn văn, viết đúng nét, chữ rõ ràng,
những học sinh yếu phân môn Học vần có tiến bộ rất nhiều.
- Số lượng từ mới được bổ sung qua các giờ dạy trên lớp là 637 từ. Học
sinh nắm chắc luật chính tả, phát âm rõ ràng chính xác, tìm từ mới nhanh. Học
sinh học tốt môn Tập viết, viết chũ đẹp, rõ ràng. Vở sách luôn sạch sẽ đạt 97%
cho cả lớp.
- Từ học kì I để nâng cao khả năng đọc của học sinh sang giữa học kì II
tôi đã đăng ký cho học sinh mượn truyện nhi đồng ở thư viện, tham gia đọc báo
Nhi đồng, tạo cho học sinh ham thích đọc và phát triển khả năng đọc, học sinh
yếu môn học vần không còn nữa.
- Học sinh được rèn luyện tư duy nhiều. Khả năng tư duy của các em khá
tốt.Vốn từ tăng lên (Sau mỗi bài học tìm từ mới) so với bài học đơn thuần, khả
năng giao tiếp của học sinh mạnh dạn hơn trước, biết cách diễn đạt câu, từ trong
tất cả các môn học. Một số em biết điền từ giàu hình ảnh và liên tưởng.
* Về phần viết: Viết đúng mẫu, đúng cỡ, trình bày rõ ràng. Viết đẹp ở hai
cỡ chữ: nhỡ và nhỏ; viết đúng 95% theo mẫu của giáo viên.
* Về đạo đức:

Người thực hiện: Nguyễn Thị Huệ Trang 10
Trường Tiểu học Trần Bình Trọng Sáng kiến kinh nghiệm
- Nhờ luyện nói, học sinh cả lớp đã biết dùng lời hay ý đẹp để giao tiếp
với người lớn. Học sinh yếu mạnh dạn hơn trong phát biểu, đọc bài to, rõ, lễ
phép hơn trước ( thông qua các từ mới như: Đối với người lớn phải dùng từ kính
trọng; đối với anh chị phải dùng từ thân ái…). Không còn học sinh nói tục và
học tiến bộ hẳn.
- Lớp có nề nếp học tập tốt, mới lạ nhưng đã thành thói quen tự truy bài,
kiểm tra bài tập về nhà đều đặn đầu giờ mỗi ngày trước khi vào lớp. Nhờ vậy
học sinh yếu đã kịp dần học sinh khá, có những em học yếu về học tập nay đã
được nâng lên học được khá, giỏi.
- Lớp luôn đạt cờ thi đua của trường đầu tuần
- Bảng so sánh chất lượng.
GIOÍI KHAÏ TR BÇNH YÃÚU
SL TL SL TL SL TL SL
TL
ÂÁÖU NÀM
5 16,7 8 26,7 10 33,3 7 23,3
GIÆÎA KYÌ I
10 33,3 11 36,7 5 16,7 4 13,3
CUÄÚI KYÌ I
12 40 15 50 2 6,7 1 3,3
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Từ kết quả đạt được tôi tự rút ra cho mình một bài học kinh nghiệm sau:
1. Nắm chắc tình hình lớp, khả năng học tập của từng đối tượng học sinh.
2. Bằng tình cảm của một người thầy, người cô, người mẹ đặt mình vào
vị trí của học sinh để hiểu các em, từ đó có biện pháp giúp đỡ.
3. Phải rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy, rút ra phương pháp tốt nhất để
giáo dục cho từng đối tượng học sinh phù hợp với khả năng của từng em.
4. Liên hệ chặt chẽ với gia đình PHHS để phối hợp giáo dục học sinh đạt

hiệu quả.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Huệ Trang 11
Trường Tiểu học Trần Bình Trọng Sáng kiến kinh nghiệm
C. PHẦN KẾT LUẬN:
Vậy để học sinh yếu có đựơc kết quả học tập tốt, đòi hỏi yêu cầu cao đối
với người thầy, phải có phương pháp rèn luyện cho phù hợp với trình độ, khả
năng tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học, phát huy được tính tích cực, tự giá, tự
rèn của học sinh đặc biệt là ý chí kiên trì. Mặt khác, người giáo viên không
được nóng vội, muốn có kết quả tốt ngay được, mà phải hết sức bình tĩnh chờ
đợi , “kiên nhẫn, thật kiên nhẫn” là lời vàng ngọc đối với cả người dạy và người
học.
Qua nhiều năm giảng dạy ở bậc Tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng,
bản thân tôi đã đúc rút cho mình những kinh nghiệm để giúp học sinh yếu học
tốt về phân môn Học vần, đồng thời qua học tập kinh nghiệm của các anh chị
đồng nghiệp tôi đã áp dụng 1 số biện pháp như nêu trên nhằm giúp đỡ cho học
sinh yếu học tốt hơn ngay từ khi đang học lớp 1.
Tuy nhiên với năng lực còn hạn chế, thời gian có hạn nên đề tài còn
nhiều thiếu sót. Rất mong các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp góp ý bổ sung cho
tôi để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hoà Hiệp Bắc, ngày 21 tháng 12 năm 2008
NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Thị Huệ




Người thực hiện: Nguyễn Thị Huệ Trang 12
Trường Tiểu học Trần Bình Trọng Sáng kiến kinh nghiệm

Người thực hiện: Nguyễn Thị Huệ Trang 13

×