Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Quản trị rủi ro – Bắt đầu từ đâu? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.26 KB, 18 trang )

Quản trị rủi ro – Bắt đầu từ
đâu? (Phần 1)
Đặt vấn đề:
“Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy rẫy những rủi
ro” – có một ai đó đã có quan điểm như vậy và quan điểm
này dường như được công nhận một cách tuyệt đối.

Điều này cho thấy rủi ro là một cái gì đó rất phổ cập và ai cũng có
thể hiểu được. Rủi ro hiện hữu và tồn tại đâu đó quanh ta, liên
quan đến bất kỳ một hoạt động, một lĩnh vực, một cá nhân hay
một tổ chức nào. Nhưng chúng ta có nên đưa ra một khái niệm
cụ thể hơn về rủi ro được không: rủi ro đồng hành với không chắc
chắn, với không may mắn và với khả năng thất bại v.v…?
Xét từ góc độ kinh doanh, khi đưa ra bất cứ một quyết định nào
đó, nhà quản lý tất yếu sẽ phải cân nhắc đến yếu tố “rủi ro”.Mức
độ thành công hay thất bai của quyết định đó sẽ chịu ảnh hưởng
trực tiếp của các rủi ro liên quan và việc các rủi ro đó được kiểm
soát thế nào. Để có thể hiểu rõ hơn về rủi ro kinh doanh, mô hình
sau sẽ rất hữu ích
RỦI RO
KH
Ả NẰNG

KINH

DOANH
được
xem là
sự kết
hợp của
….


xảy ra một sự việc ngoài dự kiến
trong tương lai









































ẢNH H
Ư
ỞNG

đến Doanh Nghiệp






K
ẾT QUẢ

không đạt được mục tiêu đề ra

Như vậy, càng nhiều biến động thị trường, càng nhiều yếu tố
không chắc chắn thì mối đe doạ với doanh nghiệp càng lớn. Tuy

nhiên ngược lại, với phương châm trong kinh doanh “rủi ro cao,
lợi nhuận lớn” thì đó cũng được xem là cơ hội cho những doanh
nghiệp có khả năng nắm bắt và quản lý được các rủi ro.
Chúng ta đang ở đâu?
Trong thực trạng nền kinh tế phát triển “nóng” như ở Việt Nam
trong những năm gần đây, khi mà các biến động thị trường mang
tính tích cực, đầy rẫy các cơ hội, các giao dịch kinh tế được thực
hiện một các dễ dàng vào có lợi cho các bên v.v… thì phần lớn
các doanh nghiệp trong nước đều thấy mình thành công, dù ở
cấp độ nhiều hay ít mà không tính đến dài hạn hay ngắn hạn. Các
rủi ro khi đó, được giảm thiểu một cách khách quan từ thị trường
và do đó bị xem nhẹ một cách đáng tiếc. Tuy nhiên khi nền kinh
tế có dấu hiệu chững lại và không thuận lợi: bắt đầu từ lạm phát
do phát triển quá “nóng”, cạnh tranh ngày càng gay gắt v.v… đến
việc khan hiếm nguồn lực tài chính cùng áp lực lãi suất cao v.v…
và gần nhất là tác động trực tiếp của khủng hoảng tài chính và
suy thoái kinh tế toàn cầu v.v…, các doanh nghiệp sẽ phải đương
đầu với mặt trái của các biến động - các rủi ro kinh doanh. Một
yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thành công, khả
năng vượt qua tình trạng khó khăn hiện nay, hoặc thậm chí khả
năng tồn tại của các doanh nghiệp trong nước chính là việc họ có
hay không một cơ chế nhận diện, kiểm soát và hạn chế rủi ro.
Nếu làm tốt hơn thì một số các doanh nghiệp còn có thể biến các
rủi ro thành cơ hội cho mình – tại sao không?
Để trả lời câu hỏi chúng ta đang ở đâu trong việc quản lý rủi ro,
chúng ta sẽ phải xem xét đến 3 cấp độ hoặc 3 bước chính trong
việc quản lý rủi ro:
(1) Nhận diện rủi ro: Doanh nghiệp đã nhận diện được các rủi
ro mà họ phải đối mặt hay chưa? Doanh nghiệp đã làm gì
hơn hay chỉ dừng ở việc nhận diện được các rủi ro? Các rủi

ro đã được nhận diện một cách triệt để và theo hệ thống hay
không? vv…
(2) Đánh giá rủi ro: Sau khi được nhận diện, các rủi ro đã được
phân loại và đánh giá một cách phù hợp hay chưa? Đã có
một cơ chế đánh giá rủi ro một cách hiệu quả hay chưa?
vv…
(3) Kiểm soát rủi ro: Các rủi ro sau khi được nhận diện và đánh
giá sẽ phải được kiểm soát thế nào? Các rủi ro và ảnh
hưởng tiêu cực của nó đã được loại trừ hết chưa? Đã có
một cơ chế kiểm soát một cách hiệu quả các rủi ro hay
chưa? vv…
Thực tế cho thấy mặc dù rủi ro là một khái niệm bất kỳ doanh
nghiệp nàp cũng biết và cũng phải trải qua, mặc dù doanh nghiệp
nào cũng muốn có kiểm soát và hạn chế được các rủi ro trong
lĩnh vực kinh doanh của mình, không phải tất cả đều nhận diện
được các rủi ro đang tồn tại và sẽ xảy ra cũng như không phải tất
cả đều làm được hoặc làm tốt việc kiểm soát các rủi ro đó. Thực
tế cho thấy khi những biến động bất lợi xảy ra trong và ngoài
doanh nghiệp, sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động
cũng như mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, nhiều chủ đầu
tư và các nhà quản lý đã nói “giá mà …” hoặc “nếu chúng ta làm
khác đi thì…” – thế nhưng thời gian không quay ngược lại được
và doanh nghiệp sẽ phải thụ động khắc phục hậu quả nếu còn có
thể và rút ra kinh nghiệm trong tương lai.
Dựa trên các trải nghiệm của người viết, hiện trạng công tác quản
lý rủi ro của một số loại hình doanh nghiệp trong nước có một số
nét chính tóm tắt như sau:
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa: có thể nói đây là điểm yếu của
các doanh nghiệp này do quy mô nhỏ và chưa bài bản trong công
tác quản lý và quản

trị doanh nghiệp nói chung. Các doanh nghiệp này thường có sự
lệ thuộc vào các cá nhân lãnh đạo – thường là chủ sở hữu –
trong việc nhận diện và ứng phó với các rủi ro. Vai trò của các cá
nhân này rất quan trọng và phụ thuộc nhiều vào bản năng kinh
doanh cũng như độ nhạy bén của các cá nhân này trong hoạt
động kinh doanh của mình. Không hiếm các doanh nghiệp trong
nhóm này có khả năng vượt qua các giai đoạn biến động khó
khăn và thậm chí trở thành các doanh nghiệp thành công nhưng
về mặt phát triển dài hạn cũng như chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp sẽ hàm chứa nguy cơ thất bại cao nếu vấn đề quản
lý rủi ro không được thay đổi một cách bài bản, đặc biệt khi các
“giác quan” của các cá nhân “cùn” đi trong môi trường kinh doanh
ngày một phức tạp hơn hoặc khi quy mô hoạt động và các thay
đổi của điều kiện thị trường vượt quá khả năng kiểm soát của họ.
Các tập đoàn tư nhân: đây là sự phát triển thành công vượt bậc
của nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong thời gian
qua. Với các thuận lợi về môi trường kinh doanh cũng như quy
mô vốn, các tập đoàn này ngày càng phát triển và có tiềm năng
trở thành các biểu tượng trong nhiều lĩnh vực kinh doanh ở
ViệtNam.
Tuy nhiên điều cần làm ở các doanh nghiệp này là sự thay đổi
cần thiết về cơ cấu quản lý, quản trị doanh nghiệp cũng như quản
lý rủi ro một cách tương ứng với quy mô và tầm cỡ của mình.
Tương tự như các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tập đoàn tư
nhân mới nổi dựa vào giác quan “sắc bén” của các cá nhân lãnh
đạo, thường là các thành viên trong gia đình. Các chủ sở hữu
hoàn toàn có thể xây dựng quanh mình một đội ngũ các nhân
viên có kỹ năng xuất sắc để có được các thay đổi cần thiết trong
quản lý – tuy nhiên vấn đề cốt lõi vẫn là “niềm tin” và việc chuyển
giao trọng trách cho những người ngoài gia đình cũng như các

công ty tư vấn. Nếu dùng đúng người, đúng việc thì việc áp dụng
các lý thuyết và công cụ quản lý, kể cả kiểm soát rủi ro, sẽ mang
lại hiệu quả cao hơn. Thực trạng cho thấy chỉ có một số ít các tập
đoàn tư nhân áp dụng một cách bài bản các bước quản lý rủi ro –
phần còn lại vẫn còn đang trong giai đoạn chuyển đổi tư duy, các
quyết định kinh doanh và ứng phó rủi ro vẫn chưa hoàn toàn
thoát khỏi ý chí chủ quan của các chủ sở hữu.
Các Doanh Nghiệp, Tổng Công Ty (TCT) nhà nước đã chuyển
đổi hoặc đã cổ phần hóa: Xuất phát điểm từ các đơn vị có vốn
nhà nước, phần lớn trải qua thời gian dài trong cơ chế bao cấp
và định hướng kinh doanh của chế độ quản lý tập trung của nhà
nước, các Doanh nghiệp này sẽ có khó khăn thực sự khi đối mặt
với một thị trường đầy biến động với các rủi ro thường trực. Các
khái niệm về rủi ro kinh doanh và các cơ chế kiểm soát sẽ là
những khái niệm mới mẻ với họ vì trong một thời gian dài họ hoạt
động trong cơ chế bao cấp – việc hoàn thành các định mức và
chỉ tiêu được giao nhiều khi chỉ mang tính danh nghĩa chứ không
có tính sống còn với doanh nghiệp. Các cơ chế này gần như
không tồn tại hoặc chỉ tồn tại dưới dạng hình thức (tồn tại cho có)
kể cả sau khi cổ phần hóa hoặc chuyển đổi. Không thể phủ nhận
có một số doanh nghiệp với kinh nghiệm quan hệ quốc tế phong
phú hoặc các tập đoàn kinh tế có tư duy cởi mở đã chủ động áp
dụng các lý thuyết và mô hình quản lý rủi ro theo chuẩn quốc tế –
tuy nhiên do hạn chế nhất định về các cơ chế còn tồn tại cũng
như năng lực nội bộ, các áp dụng này vẫn chưa thể được coi là
thực sự hoàn thiện. Sự tham gia điều hành mộtn cách trực tiếp
của các đối tác chiến lược nước ngoài được mong đợi sẽ góp
phần tăng cường năng lực TCT trong việc hoạch định chiến lược,
nâng cao quản trị doanh nghiệp và tăng cường kiểm soát rủi ro.
Các Doanh Nghiệp Có Vốn Nước Ngoài: Phần lớn các doanh

nghiệp này có lợi thế trong việc có được các mô hình và cơ chế
quản lý, kiểm soát rủi
ro có sẵn của các công ty, tập đoàn nước ngoài. Với một số
doanh nghiệp đầu tư độc lập thì các nhà đầu tư và các nhà quản
lý, dựa trên kinh nghiệm từ các thị trường tiên tiến hơn, cũng chủ
động hơn trong việc định hướng và phát triển cơ chế và các
bước quản lý rủi ro một cách bài bản hơn. Họ cũng có điều kiện
để sử dụng các công cụ quản lý rủi ro một cách thuần thục và
hiệu quả hơn. Tuy nhiên, vẫn có những mối quan tâm nhất định
liên quan đến việc đảm bảo tuân thủ các quy trình và thủ tục kiểm
soát rủi ro đã đề ra. Sự giám sát và cơ chế báo cáo cho tập đoàn
ở nước ngoài chưa phải lúc nào cũng được thực hiện trên quy
mô đầy đủ trong khi các nhà quản lý doanh nghiệp ở trong nước,
dưới các áp lực đạt các chỉ tiêu ngắn hạn (như tăng trưởng
doanh thu, cắt giảm chi phí vv….) có thể sẽ bỏ qua hoặc thiếu
chú trọng vào một số bước nào đó.
Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi không đi sâu vào phân
tính thực trạng mà chỉ dừng ở mức độ điểm qua các nét chính
của công tác kiểm soát rủi ro của các doanh nghiệp trong nước.
Một số loại hình doanh nghiệp khác như doanh nghiệp nhà nước,
các doanh nghiệp chuyên sâu theo ngành như các quỹ đầu tư,
các tổ chức tài chính, tín dụng vv… sẽ có những đặc thù riêng tuy
nhiên vẫn có thể có những nét tương đồng theo khái quát ở trên.
Một khía cạnh không thể bỏ qua trong việc xem xét mức độ hoàn
thiện của công tác kiểm soát rủi ro ở các doanh nghiệp trong
nước chính là các quy định và cơ chế mang tính pháp lý và bắt
buộc từ các cơ quan quản lý. Luật Doanh nghiệp và Quyết Định
12-2007 và một số văn bản pháp quy khác cũng đã có đề cập tới
trách nhiệm của Hội Đồng Quản Trị và Ban Giám Đốc trong việc
thiết lập và duy trì cơ chế quản trị doanh nghiệp, hệ thống kiểm

soát nội bộ và kiểm soát rủi ro hiệu quả nhằm đảm bảo quyền lợi
của các nhà đầu tư và cổ đông. Tuy nhiên các hướng dẫn và quy
định chi tiết về triển khai và thực hiện các quy trình này thế nào
hoặc ở cấp độ nào thì vẫn còn bỏ ngỏ. Tuỳ theo nhu cầu tự thân
của mình, các doanh nghiệp sẽ chủ động trong việc áp dụng các
mô hình quản lý rủi ro tiên tiến và theo các thông lệ phù hợp nhất
trong công tác quản lý rủi ro.

×