Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp tính doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.26 KB, 2 trang )

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp tính

Không có bệnh nào khiến trẻ nhanh mất nước, mau kiệt sức như tiêu chảy cấp.
Nhiều bệnh nhi phải nhập viện điều trị khẩn cấp.
Trong những ngày qua, nhiều bệnh nhi đã nhập viện vì bị tiêu chảy cấp mùa đông. Bác sĩ
Vũ Quang Vinh, phó khoa Tiêu hóa, bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, nguyên nhân gây
bệnh do vi-rút rota. Bệnh rất thường xảy ra vào mùa lạnh. Những thông tin sau sẽ rất hữu
ích để các bà mẹ phòng tránh, xử trí kịp thời và chăm sóc đúng cách khi con mắc bệnh:

Các ông bố, bà mẹ nên chú ý cho trẻ uống nước
liên tục để bù lượng nước đã mất trong cơ thể trẻ

1. Nguyên nhân dễ khiến bệnh lây lan vào mùa lạnh là do có nhiều người tập trung vào
một chỗ nên vi-rút rota có điều kiện thuận lợi để lây lan. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở các
tỉnh phía Bắc và trở thành dịch. Còn các tỉnh phía Nam, bệnh xuất hiện rải rác quanh
năm. Vào những tháng cuối năm, số trẻ mắc bệnh tăng hơn so với bình thường.
2. Các biểu hiện của tiêu chảy cấp bao gồm nhiều triệu chứng như trẻ đi tiêu phân lỏng,
nhiều nước, lượng nước đi ra nhiều, nôn ói liên tục. Đây là đặc điểm có thể dễ phân biệt
tiêu chảy cấp so với các loại tiêu chảy khác.
Ngoài ra, do cơ thể bị mất nước, bệnh nhi sẽ bị thêm các triệu chứng như mệt mỏi, lừ đừ,
khát nước liên tục, da khô, môi khô mắt trũng, sốt nhẹ. Cá biệt, một số trẻ cũng có triệu
chứng sốt cao 39-40
0
C.
3. Ban đầu, khi bé bị tiêu chảy nhưng vẫn có thể uống nước, đi tiểu bình thường, bạn vẫn
có thể điều trị tại nhà theo toa thuốc của bác sĩ.
Tuy nhiên, nếu thấy con nôn ói quá nhiều, khả năng bù nước bằng đường uống không
hiệu quả, trẻ đi toàn phân nước khoảng 3 lần trong 1-2 giờ, đây là lúc bạn nên đưa con
đến bệnh viện để chữa trị.
4. Bố mẹ hoặc người chăm sóc thường gặp khó khăn khi cho trẻ uống bù lượng nước đã
mất vì trẻ bị nôn ói liên tục. Bạn có thể sử dụng thìa cho trẻ uống nước từ từ và nhi


ều lần.
Nên cho trẻ uống thêm dung dịch nước biển khô và ăn cháo loãng. Khi thấy trẻ bị đau
bụng, bố mẹ nên giữ ấm bụng cho con và vỗ về để trấn an. Nếu nhận thấy con bị mất
nước nhiều, đau bụng kéo dài quá 3 giờ, bố mẹ cần đưa con đến bệnh viện để bác sĩ điều
trị.
5. Một số người có quan niệm sai lầm như không cho con uống nước vì sợ sẽ đi tiêu
nhiều hoặc nghe lời khuyên của người khác, cho bé uống các loại lá, thuốc không rõ
nguồn gốc sẽ hết tiêu chảy. Tất cả những việc làm trên đều có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Theo bác sĩ Vũ Quang Vinh, bố mẹ không nên kiêng ăn, uống của con. Điều quan trọng
là phải cho bé uống bù vào lượng nước đã mất.
Khi trẻ không bị mất nước nữa, dịch tiêu hóa đã tốt, bé có thể ăn uống như bình thường.
Với trẻ còn bú sữa mẹ, rất cần được cho bé bú càng nhiều càng tốt. Sữa mẹ vưa là nguồn
thực phẩm dinh dưỡng vừa cung cấp nước cho bé.
6. Giữ vệ sinh cho trẻ thật tốt khi trẻ bị bệnh. Sau mỗi lần trẻ đi tiêu, bố mẹ cần rửa tay
chân cho trẻ bằng nước ấm. Bệnh thường kéo dài khoảng 5-7 ngày. Trong ba ngày đầu,
trẻ sẽ bị nôn ói rất dữ dội, đi tiêu nhiều lần. Những ngày sau, trẻ sẽ dần hồi phục.
7. Để phòng bệnh cho con, bố mẹ cần giữ vệ sinh toilet thật sạch, mua thực phẩm có
nguồn gốc rõ ràng, rửa tay kỹ trước khi chế biến món ăn cho trẻ và sau khi đi vệ sinh, tiệt
trùng bình sữa và đồ dùng của bé. Tránh đưa con đến những nơi tập trung đông người.
Nuôi con bằng sữa mẹ là cách tốt nhất giúp bé không bị lây bệnh. Hệ miễn dịch của bé
được củng cố để tăng khả năng chống chọi với các vi-rút từ bên ngoài.

×