Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

bài giảng tác giả nguyễn du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.56 KB, 4 trang )


Ngày soạn: 25/2/2014
Ngày dạy: 1/3/2014
TIẾT 80 TRUYỆN KIỀU-NGUYỄN DU

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: học sinh cần đạt:
1. Kiến thức
T1: Những yếu tố về thời đại, gia đình và cuộc đời làm nên thiên tài Nguyễn Du cùng sự nghiệp văn
học vĩ đại của ông.
2. Kĩ năng
Nhìn nhận sự tiếp nhận với mức độ phổ thông một đỉnh cao văn học.
3. Thái độ.
Biết cảm thông với cuộc đời, tâm sự, tấm lòng của nhà thơ lớn và đánh giá cao những giá trị tinh
thần mà Nguyễn Du đã để lại cho dân tộc .
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Đọc sách GK, sách GV, sách TK ; xây dựng thiết kế bài học. Tranh ảnh về Nguyễn Du.
Tổ chức tiết học theo phương pháp hoạt động nhóm, đàm thoại nêu vấn đề và giảng bình.
- Học sinh: Đọc bài học trong SGK. Soạn bài theo câu hỏi HDHB. Xem lại những kiến thức đã học ở
cấp 2 về Nguyễn Du.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp ( 1ph )
2. Kiểm tra bài cũ ( 3 ph )
- Câu hỏi: Đọc thuộc lòng đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. Nêu những nét chính về
nghệ thuật và ý nghĩa văn bản.
- Đáp án:
+ Đọc đúng văn bản.
+ Những nét chính về nghệ thuật: Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật. Ngôn từ
chọn lọc, nhiều biện pháp tu từ….
+ Ý nghĩa văn bản: Ghi lại nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ trong tình cảnh chia lìa; đề cao
hạnh phúc lứa đôi và tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến.
3. Bài mới


Lời dẫn: Nguyễn Du cùng với Truyện Kiều là đỉnh cao của văn chương trung đại Việt Nam. Trong
bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du được làm trong dịp kỉ niệm 200 năm sinh đại thi hào dân tộc, nhà thơ
Tố Hữu đã bày tỏ cảm xúc chân thành và sự đánh giá cao, biết ơn trân trọng đối với cuộc đời, tấm lòng
và những giá trị văn chương, tinh thần của Nguyễn Du để lại cho đất nước, dân tộc. Tiết học này sẽ
giúp các em có cái nhìn tổng quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.
TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt
15ph
HOẠT ĐỘNG 1 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu về cuộc đời Nguyễn Du.


Thao tác 1 :
- GV cho học sinh
đọc phần Tiểu dẫn
sgk.
(Học sinh Y – TB –
Kh)
- GV cho học sinh
làm bài tập trên bản
phụ.
(Xác định những năm
quan trọng trong
cuộc đời Nguyễn Du)
(Học sinh Y – TB –
- HS đọc sgk, tiến hành
làm bài tập trên bản
phụ. (Xác định những
năm quan trọng trong
cuộc đời Nguyễn Du
I. CUỘC ĐỜI.
- Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là

Thanh Hiên quê ở huyện Nghi Xuân, Tiên
Điền.
- Những yếu tố kết tinh nên một thiên tài
Nguyễn Du:
+ Thời đại: đó là một thời đại bão táp của
lịch sử. Những cuộc chiến tranh dai dẳng
triền miên giữa các tập đoàn phong kiến đã
làm cho cuộc sống xã hội trở nên điêu
đứng, số phận con người bị chà đạp thê
thảm.
+ Quê hương và gia đình: quê hương núi
Hồng sông Lam và truyền thống khoa

Kh)
- Trên cơ sở bài tập
học sinh làm giáo
viên cho học sinh
tiến hành hoạt động
nhóm và rút ra những
yếu tố ảnh hưởng đến
sự hình thành thiên
tài Nguyễn Du :
Thời đại, quê hương,
gia đình và bản thân.
- Giáo viên hướng
dẫn học sinh nhận
xét, đánh giá và sửa
chữa.
- Học sinh hoạt động
nhóm xác định những

yếu tố ảnh hưởng đến sự
hình thành thiên tài
Nguyễn Du. (Thời đại,
quê hương và gia đình,
bản thân)
- Cử đại diện trình bày.
- Cả lớp nhận xét, sửa
chữa theo sự hướng dẫn
của giáo viên.


bảng của gia đình cũng là một yếu tố quan
trọng làm nên thiên tài Nguyễn Du.
+ Bản thân cuộc đời gió bụi, phiêu bạt
trong loạn lạc chính là yếu tố quan trọng
nhất để Nguyễn Du có vốn sống và tư
tưởng làm nên một đỉnh cao văn học có
một không hai: Truyện Kiều.
20ph
HOẠT ĐỘNG 2 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu về sự nghiệp văn học của
Nguyễn Du.



Thao tác 1 :
- GV gọi một HS
nêu tên các tác phẩm
chữ Hán và chữ Nôm
của Nguyễn Du.
(Học sinh Y – TB –

Kh)
Thao tác 2 :
- GV hỏi:
+ Tình cảm của
Nguyễn Du đối với
Tiểu Thanh trong tác
phẩm Độc Tiểu
Thanh kí, đối với
Thúy Kiều trong tác
phẩm Truyện Kiều.
(Học sinh Y – TB –
Kh)
+ Thái độ của
Nguyễn Du đối với
bọn quan lại trong
cảnh gia đình Thúy
Kiều mắc oan, bọn
buôn thịt bán người,
thế lực đồng tiền.
(Học sinh Y- TB –
Kh)
Thao tác 3: Từ
những kiến thức cụ
thể về các tác phẩm
- Một HS nêu tên các
tác phẩm chữ Hán và
chữ Nôm của Nguyễn
Du.
- HS nhắc lại kiến thức
đã học:

+ Yêu thương, cảm
thông, tự nhận mình là
người có cùng số phận
như Tiểu Thanh.
+ Ca ngợi tài sắc Thúy
Kiều, yêu thương cảm
thông với nỗi đau của
Thúy Kiều.
- Phẫn nộ, tố cáo bọn
quan lại trong cảnh gia
đình Thúy Kiều mắc
oan, bọn buôn thịt bán
người như Mã Giám
Sinh, Tú Bà…

II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC.
1. Các sáng tác cbính.
a. Sáng tác bằng chữ Hán.
Gồm các tập thơ :
- Thanh Hiên thi tập.
- Nam trung tạp ngâm.
- Bắc hành tạp lục.
b. Sáng tác bằng chữ Nôm. Gồm có:
- Truyện Kiều ( Đoạn trường tân thanh ) .
- Văn chiêu hồn ( Văn tế thập loại chúng
sinh ).
2. Một vài đặc điểm về nội dung và
nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du.

a. Đặc điểm nội dung :

Thơ văn Nguyễn Du là đỉnh cao của chủ
nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại :

GV hướng dẫn học
sinh khái quát đặc
điểm về nội dung thơ
văn Nguyễn Du.

Thao tác 4:
- GV cho học sinh
nhắc lại kiến thức cũ
ở cấp 2 về tác phẩm
Truyện Kiều.
+ Truyện Kiều có
những thành công gì
về nghệ thuật?
(Học sinh TB – Kh)
- Từ những kiến thức
cụ thể giáo viên
hướng dẫn học sinh
khái quát đặc điểm
nghệ thuật thơ văn
Nguyễn Du.
- Học sinh nhắc lại kiến
thức cũ:
+ Thành công ở thể thơ
lục bát.
+ Nghệ thuật tả cảnh
ngụ tình.
+ Nghệ thuật xây dựng

nhân vật.
- Yêu thương và cảm thông sâu sắc với
những con người nhỏ bé, bất hạnh, bị xã
hội coi rẻ.
- Đề cập đến thân phận và ngợi ca, trân
trọng những người phụ nữ, nhất là người
phụ nữ có sắc đẹp và có tài văn chương.
- Ngợi ca, trân trọng tình yêu lứa đôi, cuộc
sống hạnh phúc và công bằng xã hội.
- Bày tỏ thái độ phẫn nộ đối với xã hội
phong kiến tàn bạo.
b. Đặc điểm về nghệ thuật :
Cả thơ văn chữ Hán và chữ Nôm của
Nguyễn Du đều là thành công đỉnh cao của
văn học trung đại.
- Thơ chữ Hán đạt trình độ mẫu mực của
loại văn chương bác học.
- Thơ chữ Nôm là thành công xuất sắc của
thơ tiếng Việt về các mặt:
+ Thể thơ lục bát, thể loại truyện thơ và
ngôn ngữ văn học.
+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật phong
phú, với những diễn biến tâm trạng tinh tế,
sâu sắc.


5 ph
HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn HS luyện tập, củng cố



Thao tác 1:
GV hướng dẫn học
sinh luyện tập.
- Rèn cách tiếp cận một
danh nhân văn hóa của
dân tộc.
Học sinh hoạt động
cá nhân.
III. Luyện tập
- Lập đề cương tìm hiểu một danh nhân
văn hóa của dân tộc.
- Gợi ý:
+ Những yếu tố làm nên một thiên tài.
+ Sự nghiệp sáng tác.
+ Những đặc điểm về nội dung và nghệ
thuật.
+ Vị trí trong nền văn hóa, văn học dân tộc
và nhân loại.

4. Dặn dò công việc về nhà ( 1 ph )
- Hướng dẫn tự học: Sưu tầm những tranh ảnh về Nguyễn Du và Truyện Kiều.
Kể lại Truyện Kiều và sưu tầm những giai thoại về Nguyễn Du và Truyện Kiều.
- Chuẩn bị bài: Soạn bài mới: Nguyễn Du (tiết 81) tác phẩm Truyện Kiều.

IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG.







Bình Định, ngày tháng năm 2014
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập

×