Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tác giả Nguyễn Du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.86 KB, 12 trang )

Nguyễn Du (tên tự là Tố Như , tên hiệu là Thanh Hiên ) sinh năm 1765 và mất năm
1820. Quê ông gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải
qua thời niên thiếu ở Thăng Long. Ông thuôc dòng dõi trâm anh thế phiệt: cha là Xuân
Quận Công Nguyễn Nghiễm đã làm tới chức tể tướng dưới triều Lê; mẹ là bà Trần Thị
Tần, vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, người xứ Kinh Bắc (Nguyễn Nghiễm có 8 vợ, 21
người con); anh là Toản Quận Công Nguyễn Khản cũng làm tới Tham Tụng, Thái Bảo
trong triều. Lúc mười tuổi Nguyễn Du mồ côi cha, lúc mười ba tuổi mồ côi mẹ. Vì thế
mang tiếng là con quan đại thần nhưng ngay từ thời thơ ấu Nguyễn Du đã phải sống vất
vả thiếu thốn. Truyện Kiều và Văn chiêu hồn là hai kiệt tác chữ Nôm tiêu biểu của ông.
Sinh ra trong một gia đình quan lại, có truyền thống văn học, năng khiếu thơ văn của
Nguyễn Du sớm có điều kiện nảy nở và phát triển. Từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh
dĩnh ngộ. Năm 1783, Nguyễn Du thi hương đậu Tam Trường. Vì lẽ gì không rõ, ông
không tiếp tục thi lên nữa.
Năm 1789, Nguyễn Huệ kéo binh ra Bắc, đại thắng quân Thanh. Nguyễn Du, vì tư
tưởng trung quân phong kiến, không chịu ra làm quan cho nhà Tây Sơn.
Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lật đổ nhà Tây Sơn Nguyễn Quang Toản, rồi mời Nguyễn
Du ra làm quan; ông từ mãi mà không được nên miễn cưỡng tuân mệnh. Năm 1805, ông
được thăng Đông Các điện học sĩ, tước Du Đức Hầu. Năm 1813, thăng Cần Chánh điện
học sĩ, được cử làm Chánh Sứ đi Trung Quốc. Sau khi về nước, năm 1815, ông được
thăng Lễ Bộ Hữu Tham Tri.
Đường công danh của Nguyễn Du với nhà Nguyễn chẳng có mấy trở ngại. Ông thăng
chức nhanh và giữ chức trọng, song chẳng mấy khi vui, thường u uất bất đắc chí.
Theo Đại Nam Liệt Truyện: "Nguyễn Du là người ngạo nghễ, tự phụ, song bề ngoài tỏ
vẻ giữ gìn, cung kính, mỗi lần vào chầu vua thì ra dáng sợ sệt như không biết nói năng
gì..."
Năm 1820, Minh Mạng lên ngôi, cử ông đi sứ lần nữa, nhưng lần này chưa kịp đi thì
ông đột ngột qua đời.
Đại Nam Liệt Truyện viết: "Đến khi đau nặng, ông không chịu uống thuốc, bảo người
nhà sờ tay chân. Họ thưa đã lạnh cả rồi. Ông nói "được" rồi mất; không trối lại điều gì."
Tác phẩm tiêu biểu
Ngoài Truyện Kiều nổi tiếng ra, Nguyễn Du còn để lại


*Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh
*Văn Tế Sống Hai Cô Gái Trường Lưu
*Thác Lời Trai Phường Nón (bằng chữ Nôm)
và ba tập thơ chữ Hán:
*Thanh Hiên Thi Tập
*Nam Trung Tạp Ngâm
*Bắc Hành Tạp Lục
Nhận xét
Thơ chữ Hán Nguyễn Du cho thấy phần sâu kín trong tâm trạng ông. Nó như một thứ
nhật ký, giãi bày mọi nỗi niềm, mọi ý nghĩ trong cảnh sống thường nhật của chính ông.
Cả ba cuốn Thanh Hiên thi tập (viết trong khoảng 1785-1802, khi Nguyễn Du lánh ẩn ở
quê vợ, Thái Bình, rồi trở về Hồng Lĩnh và ra lại Bắc Hà làm quan triều Gia Long) Nam
trung tạp ngâm (1805-1812, khi Nguyễn Du làm quan ở Huế rồi cai bạ Quảng Bình) và
Bắc hành tạp lục (1813-1814, thơ viết trên đường đi sứ Trung Hoa) đều có một giọng u
trầm thấm thía, đầy cảm xúc nội tâm.
Thơ chữ Hán Nguyễn Du như một tiếng thở dài luận bàn nhân tâm thế sự và xót thương
thân phận. Một hình ảnh trở đi trở lại là mái tóc bạc, Nguyễn Du có mái tóc bạc sớm,
mái tóc như biểu tượng của lo nghĩ, của những nghiền ngẫm buồn thương và bế tắc
Tráng sỹ bạch đầu bi hướng thiên
Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên
Tạm dịch:
Tráng sỹ ngẩng mái đầu tóc bạc bi thương than với trời xanh
Chí lớn một đời và miếng ăn hàng ngày cả hai đều mờ mịt
Với một tài năng, lại từng là con quan tể tướng, lời than ấy thật xót xa.
Tây Sơn ra Bắc 1786, Nguyễn Du ôm mối ngu trung với nhà Lê, không cộng tác, tìm
đường lánh ẩn chịu sống nghèo khổ. Những thiếu thốn vật chất đôi lúc lộ ra trong thơ:
Thập khẩu hài nhi thái sắc đồng
Tạm dịch:
Mười đứa con sắc mặt xanh như lá
Hoặc:

Trong bếp suốt ngày không có khói lửa
Trước đèn phải mượn chén rượu cho gương mặt được hồng hào
Do vậy, ông thấy:
Nhất sinh từ phú như vô ích
Mãn giá cầm thư đồ tự ngu
Tạm dịch:
Một đời chữ nghĩa thành vô ích
Sách đàn đầy giá chỉ làm ta ngu dốt
Lời nhận xét thật chua chát, bế tắc. Mái tóc bạc như một chứng tích tiều tụy cho cái
nghịch lý ấy:
Phơ phơ tóc bạc sống gửi ở nhà người
rồi:
Già đến, tóc bạc đáng thương cho ngươi
Nói là già đến, nhưng lúc viết Thanh Hiên thi tập Nguyễn Du chỉ ở tuổi 20 đến 37.
Trù trướng lưu quang thôi bạch phát
Ngậm ngùi vì ngày tháng giục tóc bạc. Mái tóc bạc thành bạn tri âm cho Nguyễn Du
than thở:
Tóc sương là bạn đi cùng
Mái tóc bạc bay trước gió thu. Mái tóc bạc nhuốm bụi hồng là chân dung tâm hồn của
Nguyễn Du. Cả đời chưa thấy lúc nào ông đắc ý. Một sự chọn hướng trái chiều với
bước đi của lịch sử làm Nguyễn Du ngùi ngẫm giằng xé cả một đời, ngay cả thời gian ra
làm quan với Gia Long:
Ơn vua chưa trả đỉnh đinh
Mưa xuân nhuần thấm nhưng mình lạnh xương
Tạ ơn mưa móc của vua nhưng lại thấy buốt lạnh trong xương cốt. Nỗi niềm ấy chúng ta
hiểu cho Nguyễn Du. Nguyễn Du ôm một nỗi niềm éo le. Giáo lý Khổng Mạnh dạy: Tôi
trung không thờ hai vua. Nhưng với Nguyễn Du, vua phải thờ thì hèn kém, thậm chí
rước voi về giày mồ (Lê Chiêu Thống), còn vua phải chống thì lại anh hùng, bảo vệ độc
lập dân tộc (Quang Trung). Đau đớn, bế tắc của Nguyễn Du là ở đấy. Biết mà không
vượt qua được, ông mong được hậu thế cảm thông:

Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khốc Tố Như
Tạm dịch:
Ba trăm năm nữa nào biết được
Thiên hạ ai người khóc Tố Như
Tương truyền: "Khi ốm nặng, ông không uống thuốc, bảo người nhà sờ tay chân. Họ
nói: đã lạnh rồi. Ông bảo: Được! Rồi mất. Không trối lại một lời."
Có một nỗi niềm đến phút cuối Nguyễn Du vẫn phải nén lại và mang đi. Buồn thương,
cô đơn đã thành thuộc tính của đời ông như màu xanh là thuộc tính của cỏ:
Nhân tự bi thê, thảo tự thanh
Tạm dịch:
Người tự buồn thương, cỏ tự xanh
Hiện thực cuộc sống bi thương trong xã hội phong kiến cả ở nước ta lẫn ở Trung Hoa
thuở ấy, từ cảnh ngộ dâu bể của cô Cầm đánh đàn ở Thăng Long đến nỗi cơ cực của ông
già hát rong ở đất Thái Bình (Trung Quốc) đã cho Nguyễn Du thấy thân phận bèo bọt và
những bất công mà kiếp người phải chịu. Từ chính cảnh ngộ của mình ông thông cảm
sâu sắc, tạo nên tình cảm thấm thía cho những bài thơ thương đời. Thương đời và
thương mình đều da diết như nhau.
Nguyễn Du hay nói tới thân phận tha hương, lưu lạc. Nỗi nhớ quê nhà luôn luôn bàng
bạc trong các bài thơ. Ông thấy tài năng văn chương như con chim phượng nhốt trong
lồng nát và công danh thì cùng đường như con rắn đã chui trong hang.
Bình sinh văn thái tàn lung phượng
Phù thế công danh tẩu hác xà
Ông viết bài thơ chống lại bài Chiêu hồn Khuất Nguyên của Tống Ngọc (bài Phản chiêu
hồn), ông xui Khuất Nguyên đừng về vì thành quách vẫn còn nguyên mà người đã đổi
khác, bụi bặm cuồn cuộn làm nhơ nhớp cả quần áo. Ông khái quát: Đời bây giờ người
người đều đều là Thượng Quan (Thượng Quan là kẻ gièm pha làm hại Khuất Nguyên)
và mặt đất thì chỗ nào cũng là sông Mịch La (con sông Khuất Nguyên trẫm mình).
Ở các bài vịnh nhân vật và luận về các sự kiện lịch sử Trung Hoa trong Bắc hành tạp
lục, Nguyễn Du đã xuất phát từ quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc của con

người để cân đo lại trọng lượng các vĩ nhân và các chiến công ầm ỹ một thời.
Đọc thơ chữ Hán Nguyễn Du, chúng ta hiểu cội nguồn chủ nghĩa nhân đạo của ông thể
hiện trong Truyện Kiều và những ký thác đời ông vào hình tượng Kiều, nhân vật sắc tài
mà bạc mệnh.
__________________
Góp một cách nhìn về Nguyễn Du và 'Truyện Kiều'
Nguyễn Sĩ Đại
Trong hội thảo khoa học về Nguyễn Du tháng 12/2005 vừa qua, nhiều ý kiến khẳng
định rằng, trong thời đại ngày nay, Nguyễn Du và Truyện Kiều mới được tôn vinh xứng
đáng với giá trị của nó. Ý kiến đó có hoàn toàn chính xác?
Nguyễn Du là một thiên tài. Thiên tài được hình thành không chỉ từ học vấn, từ bối cảnh
xã hội cụ thể nào mà còn có yếu tố từ vũ trụ, từ một khoảnh khắc nào đó mà thôi...
Truyện Kiều là một kiệt tác. Là kiệt tác, nó luôn ẩn chứa những thông tin vĩnh cửu.
Không thể lấy thước đo của một thời mà đo chiều kích của thiên tài và kiệt tác. Nhưng
mỗi thời, đánh giá và khai thác di sản quá khứ một cách khác nhau, âu cũng là lẽ thường
tình. Với những kiệt tác, với những nhân vật kiệt xuất trong lịch sử, theo tôi, không nên
tìm những “nhược điểm” theo cách nhìn của mình mà nên đi hết tầm xa, tầm rộng của
họ.
1. Truyện Kiều là truyện tình năm Gia Tĩnh triều Minh hay truyện thế sự, truyện
về thân phận con người của muôn đời?
Tôi được nghe cha tôi giảng Kiều từ nhỏ. Ấy là vì mẹ tôi mê Kiều đến nỗi, dù đã thuộc
lòng, đêm nào cũng bắt cha tôi giảng giải kỹ từng đoạn. Có lần, hai người tranh luận sôi
nổi quá, cha tôi quờ tay làm rơi cái đèn chai. Mảnh thủy tinh vỡ còn để sẹo ở tôi đến bây
giờ. Thế nhưng ngay cả khi học xong đại học, tôi không bao giờ chú ý thấu đáo cái đoạn
mở đầu của Truyện Kiều. Đến bây giờ, tôi thấy không hiểu cái đoạn “đơn giản” như
một lời dẫn chuyện ấy thì không thể hiểu hết Truyện Kiều và Nguyễn Du.
Đoạn mở đầu ấy là:
Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
“Trăm năm” là thời gian, là khoảng sống của một đời người và cũng là từng trăm năm
kiếp người một. “Cõi người ta” là không gian. Tóm lại, câu ấy gồm cả vũ trụ, là sự vĩnh
cửu trong cõi người. Chữ “Tài” là tài năng, là cái vốn có, là khát vọng của con người cá
nhân. “Mệnh” là điều kiện khách quan, mà khách quan thì có đáp ứng, có hạn chế. Đối
với bậc tài hoa thì sự hạn chế ấy là phũ phàng vì nó vượt qua tầm thời đại, nó là sự bù
lại “lộc trời” đã ban cho quá lớn. Trải qua một cuộc bể dâu - Những điều trông thấy mà
đau đớn lòng là thế sự, là toàn bộ chuyện đời. Truyện Kiều do đó không phải là chuyện
tình, mà là một “tiểu thuyết” luận đề. Vấn đề ở đây là quan hệ con người cá nhân với xã
hội. Và cách giải quyết của Nguyễn Du là Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Có người
cho rằng, để giải quyết nỗi khổ của con người, phải có một cuộc cách mạng triệt để.
Nhưng thực tế, nỗi khổ và oan khuất của con người có bao giờ hết? Trong trăm năm cõi
người, lấy chữ “tâm” để ứng xử, không chỉ là ảnh hưởng của đạo Phật mà là một triết lý
sâu xa, là tinh hoa những tư tưởng mà Nguyễn Du tiếp thu được cộng với sự trải nghiệm
của ông trong quãng đời ngắn ngủi của mình chứng kiến sự sụp đổ của nhiều triều đại,
sự tạm bợ của nhiều điều, kể cả chính cả bản thân sự sống. Có người nói Nguyễn Du
ảnh hưởng của giáo lý này, giáo lý khác. Không, ông đã đứng được ở bờ vĩnh cửu, đã
không chỉ nói quan hệ xã hội của con người mà còn nói tới quan hệ của cõi sống với
những cõi khác huyền diệu.
2. Vì sao Nguyễn Du lại chọn Thúy Kiều, một phụ nữ tài sắc thuộc tầng lớp trung
lưu, làm nhân vật chính?
Không lấy nhân vật chính là người lao động bình thường không phải là hạn chế của
Nguyễn Du theo quan điểm giai cấp mà là chỉ với sự lựa chọn ấy, Nguyễn Du mới có
thể dẫn Thúy Kiều và chúng ta tới mọi cảnh ngộ của đời sống, mọi cung bậc của tình
cảm. Theo tôi, đó là một lựa chọn thiên tài.
3. Vì sao Nguyễn Du lại lựa chọn một câu chuyện Trung Hoa?
Đây lại là một lựa chọn thiên tài nữa. Nó làm cho tác phẩm mang tính phổ quát. Thứ
nữa, trong các xã hội, nhất là trong xã hội phong kiến, có những án văn tự dẫn đến việc

đốt sách và mang họa tru di. Nguyễn Du là người biết rất rõ điều đó. Có một câu về Từ
Hải thôi mà Tự Đức nói, nếu Nguyễn Du còn sống thì phải nọc ra đánh. Vậy viết một
chuyện cụ thể Việt Nam, liên quan đến một dòng họ cầm quyền nào đó với sức tố cáo
lớn như vậy, liệu Truyện Kiều có còn đến ngày nay?
Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khốc Tố Như? - Đó là câu thơ trong bài
Độc Tiểu Thanh ký. Nàng Tiểu Thanh là người tài sắc, sống vào thời nhà Minh, bị vợ cả
ghen giam lỏng trên núi đến buồn mà chết. Nguyễn Du đọc được một bài thơ còn sót lại
sau khi bị đốt của nàng, cảm kích mà làm bài này. Bài thơ được ông Vũ Tam Tập dịch
là:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×