Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Toàn cầu hoá và con đường hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.74 KB, 21 trang )

I/ Lòi mở đầu
Nước ta đang trong thời kì quá độ lên CNXH và phấn đấu đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Vì vậy “ Toàn cầu hoá và con
đường hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam ” là yêu cầu bức thiết xuất phát từ đòi
hỏi khách quan từ thực tiễn của các dân tộc, các quốc gia. Và Việt Nam không nằm
ngoài xu thế này. Để không bi rớt lại đàng sau con tàu phát triển rất nhanh của các
nước trên thế giới hiện nay thì Việt Nam cần phải theo con đường hội nhập kinh tế
quốc tế.
Bằng những kiến thức tiếp thu từ bài giảng của thầy cô và các kiến thức liên
quan dến toàn cầu hoá và con dường hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam. Vì vậy
em chọn đề tài “Toàn cầu hoá và con đường hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt
Nam”.
Do kiến thức còn hạn chế và sự nắm bắt kiến thức về thực trạng toàn cầu hoá
và con đường hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam chưa đày đủ nên còn nhiều sai
sót. Mong thấy cô và các bạn bổ sung và đóng góp ý kiến để bài tiểu luận của em
được hoàn thành tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đinh Thế Anh
Lớp:QTNL_KV19
1
II/ PHẦN NỘI DUNG
Để hiểu rõ toàn cầu hoá và con đường hội nhập klinh tế quốc tế ở Việt Nam
thì cần làm rõ vấn đề sau.
A. Toàn cầu hoá kinh tế quốc tế
1. Khái niệm toàn cấu hoá
“Toàn cầu hoá”- Một cụm từ đã, đang và sẽ được nhắc đến ngày một nhiều,
đồng thời cũng đã, đang và sẽ đóng một phần quan trọng không thể tách rời trong
những cố gắng nhằm nghiên cứu, giải thích hàng loạt các vấn để, các hiện tượng,
các biến cố kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng….. trên toàn thế giới
trong thời đại ngày nay.
Hiện nay, một làn sóng tự do hóa thương mại diễn ra sôi nổi chưa từng có


trên thế giới: Tính đến tháng 5/2003 đã có khoảng 250 hiệp định thương mại tự do
song phương (BTAs) và khu vực đã được thông báo cho WTO, trong đó 130 hiệp
định được thông báo sau tháng 1/1995. Đến cuối 2005, nếu các hiệp định thương
mại tự do (song phương và khu vực) đang được đàm phán hoặc đã được ký kết thì
tổng số hiệp định thương mại tự do có hiệu lực có thể lên đến 300 hiệp định. Đặc
biệt là trong khu vực Đông á có Khu vực thương mại tụ do ASEAN/AFTA, Việt
Nam ký Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ (VN-US BTA); Trung Quốc ký Hiệp
định khung về khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (AC-FTA); ... Việc
EU mở rộng sang phía Đông cũng là một sự kiện quan trọng: hiện nay EU có 15
nước thành viên với số dân 380 triệu người, GDP trên 8.500 tỷ USĐ (năm 2002),
đến tháng 4/2004 EU sẽ kết nạp thêm 10 thành viên, tăng lên thành 25 thành viên
với số dân 455 triệu người, GDP khoảng 9.000 tỷ USD. Đây sẽ là khối liên minh
kinh tế lớn nhất thế giới. Sự kiện này sẽ kéo theo sự bảo hộ tăng lên do các nước
mới kết nạp là những nước có nền kinh tế kém phát triển hơn 15 nước EU hiện
tại…. Rất rất nhiều các liên minh hợp tác quốc tế đang hình thành và ngày càng có
nhiều nước tham gia, tạo nên một cục diện thế giới mới đa diện đến phức tạp – Hệ
thống “Toàn cầu hóa”.
Đinh Thế Anh
Lớp: QTNL_KV19
2
Chắc rằng phần lớn những người dân Việt Nam những ngày này đều được
nghe đến “Toàn cầu hoá”, đặc biệt nhiều khi mà Việt Nam được chấp nhận gia nhập
trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO vào
tháng 11 vừa qua. Vậy cụm từ “Toàn cầu hoá” ở đây là gì?, Nó bắt nguồn từ đâu?;
Chúng ta cần hiểu nó như thế nào?, Nó ảnh hưởng như thế nào đến một quốc gia,
một dân tộc, một con người trong thời đại ngày nay? Và đối với thực tiễn Việt Nam,
nó có tác động như thế nào đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội?...
Rất rất nhiều câu hỏi được đặt ra và trở thành mối quan tâm lớn của những nhà
hoạch định chính sách, chiến lược ngày nay. Có những câu hỏi đã được giải thích
bằng thực tiễn, có những câu hỏi được giải đáp nhờ suy diễn từ một tiền đề được

công nhận, và bên cạnh đó là những điều còn đang gây tranh cãi.
Vậy với nội dung của một bài “tiểu luận”, chúng ta có thể nói gì về “Toàn
cầu hoá”, khi mà mong muốn giải thích, cắt nghĩ cụm từ này vẫn chưa thực sự hoàn
thiện. Tất nhiên, sự hoàn thiện tương đối chỉ đạt được trên cơ sở tổng hợp rất nhiều
các ý kiến khác nhau. Và bài tiểu luận này cũng chỉ nhằm đạt mục đích đóng góp
vào trong sự tổng hợp đó mà thôi. Với khả năng nhận thức và sự hiểu biết về thế
giới ngày nay còn rất hạn chế của mình, tôi chỉ xin nêu ra những điều ít ỏi mà tôi
cho là nó phần nào đó nói đến vấn đề mà chúng ta đang quan tâm.
Trước tiên, cụm từ “toàn cầu hoá” xin được trình bày trong tiểu luận không
theo cách như là một “Vấn đề”, “Xu thế”, hay “Hiện tượng” như trong đề bài đã
nêu. Tôi muốn trình bày nó theo nghĩa của cụm từ giống như một chuyên gia nghiên
cứu về “Toàn cầu hoá” định nghĩa: “Một hệ thống quốc tế”. Trong hệ thống quốc
tế này, thực tế chúng ta đã chứng kiến và ghi nhận có: “…Xung đột văn minh và
đồng nhất văn minh, thảm hoạ môi trường và các vụ cứu môi trường đáng kinh
ngạc, sự vượt thắng của CNTB kinh tế thị trường và làn sóng chống đối nó, cả sự
bền vững của khái niệm quốc gia và sự trỗi dậy của những con người có quyền lực
to lớn không thuộc quốc gia nào…”, Chúng ta cũng thấy sự đấu tranh giằng xé giữa
cái mới và cái cũ để cùng tồn tại đan xen đến phức tạp, giữa cái
Đinh Thế Anh
Lớp: QTNL_KV19
3
truyền thống cổ xưa và cái hiện đại mới xuất hiện,… Tất cả mô tả nên một hệ
thống thế giới mới ngày nay không còn giống với trước kia. Tất cả các nước trên thế
giới ngày nay đều nằm trong và chịu tác động ảnh hưởng trực tiếp trên tất cả các
mặt của đời sống Kinh tế, Chính trị, xã hội; chịu các quy luật Toàn cầu chi phối,
trong đó Việt nam ta không cũng không ngoại lệ.
Thomas L. Friedman, tác giả 2 cuốn sách nổi tiếng viết về toàn cầu hoá:
"Thế giới phẳng" và “Chiếc Lexus và cây Olive”, đã phân toàn cầu hoá thành ba
thời kỳ: Toàn cầu hoá lần thứ 1.0 kéo dài từ 1492 - khi Columbus đi Ấn Độ nhưng
lại tìm ra Châu Mỹ - cho đến khoảng 1800. Toàn cầu hoá 2.0, kéo dài từ 1800 (với

cách mạng công nghiệp hay việc chế tạo ra máy hơi nước năm 1760) đến 2000, bị
gián đoạn bởi Đại Khủng hoảng và Chiến tranh Thế giới I và II. Toàn cầu hoá 3.0
bắt đầu khoảng năm 2000. Ở đây tôi xin không đi sâu vào các luận điểm vì sao tác
giả này lại chia Toàn cầu hóa ra như vậy mà chỉ nêu ra nhằm đạt được tính hệ thống
của bài viết.
Vậy hệ thống quốc tế ngay trước khi xuất hiện “toàn cầu hoá” là giai đoạn
nào?. Xin trả lời rằng đó là thời kỳ chiến tranh Lạnh kéo dài từ sau khi kết thúc
Thế chiến II năm 1945 đến năm 1989 cùng với sự sụp đổ của bức tường Berlin. Đó
là thời kỳ nếu nói theo cách của lý thuyết gia chính trị người Đức Carl Schmitt,
Chiến tranh lạnh là một thế giới của “bạn” và “thù”.
Ở đây xin tóm tắt những đặc điểm chính của hai hệ thống thế giới để làm nổi
bật các đặc tính mới của hệ thống “Toàn cầu hoá” mới mẻ này như sau:
“…về cấu trúc quyền lực, Chiến tranh lạnh thể hiện qua cán cân lực lượng
giữa Hoa Kỳ và Liên Bang Cộng Hoà Xã Hội chủ nghĩa Xô Viết. Chiến tranh lạnh
có những luật lệ riêng: Trong quan hệ dối ngoại, không một siêu cường nào muốn
xâm nhập vào vùng ảnh hưởng của một siêu cường khác; Trong kinh tế, những
nước kém phát triển tập trung vào phát triển những nghành công nghiệp quốc gia
của riêng họ, các nước đang phát triển chú tâm tăng trưởng trên cơ sở xuất khẩu,
Đinh Thế Anh
Lớp: QTNL_KV19
4
các nước XHCN tập trung thắt lưng buộc bụng và Phương Tây thì chăm chăm vào
việc buôn bán có điều tiết. Chiến tranh lạnh có hệ tư tưởng riêng của nó: Cuộcchạm
trán giữa CNXH và CNTB, giai đoạn hoà hoãn, không liên kết hay cải tổ. Chiến
tranh lạnh có khuynh hướng về dân số riêng: di cư từ Đông sang Tây bị bức màn sắt
ngăn trở, nhưng di cư từ miền Nam lên phía Bắc thì đều đặn hơn. Chiến tranh lạnh
có cái nhìn toàn cầu riêng: Thế giới được chia thành phe XHCN, phe TBCN và phe
Trung lập; bất kỳ nước nào cũng thuộc về một trong ba phe này; Chiến tranh lạnh
sinh ra những công nghệ định hình riêng: chủ đạo là vũ khí hạt nhân và cuộc cách
mạng công nghệ lần thứ II. Chiến tranh lạnh có thước đo riêng: Số lượng tên lửa hạt

nhân của mỗi bên. Và sau cùng, Chiến tranh lạnh tạo ra mối lo riêng: sự huỷ diệt hạt
nhân”.
Hệ thống Chiến tranh lạnh ảnh hưởng tới chính sách đối nội, mậu dịch và
quan hệ đối ngoại của hầu hết mọi nước trên thế giới trong thời kỳ đó.
Còn Hệ thống Toàn cầu hoá ngày nay lại mang trong nó một đặc điểm lớn,
đó là sự hội nhập. Ngày càng có nhiều mối quan hệ và các mối quan hệ này trở lên
chồng chéo đan xen lẫn nhau. Những mối đe doạ cũng như những cơ hội sẽ đến
ngay từ trong những mối quan hệ đó. Thế giới tiến từ một hệ thống xây dựng trên
sự chia cắt với sự hiện hữu của nhiều “bức tường” ngăn cách đến một thế giới được
xây dựng bằng sự hội nhập và Internet. Trong Chiến tranh lạnh, cả thế giới thông tin
qua lại chỉ nhờ “đường dây nóng” - do Liên Xô và Hoa Kỳ đứng ra chịu trách
nhiệm. Trong hệ thống toàn cầu hoá, chúng ta bám vào Internet, chúng ta càng ngày
càng liên hệ chặt trẽ hơn và không có ai chỉ đạo cả.
Theo Thomas L. Friedman, Toàn cầu hoá “là sự hội nhập không thể đảo
ngược giữa những thị trường, quốc gia và công nghệ, tới mức chưa từng có – Theo
phương cách tạo điều kiện cho các cá nhân, tập đoàn công ty và nhà nước vươn
quan hệ đến nhiều nơi trên thế giới xa hơn, sâu hơn với chi phí thấp hơn bao giờ hết
và cũng theo phương cách giúp thế giới tiếp cận các cá nhân, tập đoàn công ty và
nhà nước xa hơn, sâu hơn với chi phí thấp hơn bao giờ hết. Quá trình toàn cầu hoá
cũng khiến nảy sinh chống đối dữ dội từ những ai bị thiệt hại hay bị hệ thống
Đinh Thế Anh
Lớp: QTNL_KV19
5
mới bỏ rơi.”Hệ thống toàn cầu hoá mang sắc thái văn hoá riêng, bao trùm và có xu
hướng đồng hoá các quốc gia và cá nhân tới một mức độ nhất định. Trước đây, sự
đồng hoá này chỉ diễn ra trong phạm vi khu vực, ngày nay nó tác động đến mọi cá
thể trên toàn thế giới.
Toàn cầu hoá có công nghệ định hình riêng: Vi tính hoá, thu nhỏ kích cỡ
thiết bị, số hoá, viễn thông vệ tinh, cáp quang và đặc biệt là cuộc cách mạng và mở
rộng lên toàn cầu của mạng Internet. Internet là nhân tố công nghệ quan trọng, đã

góp phần đẩy nhanh tốc độ cũng như mức độ của Toàn cầu hoá.
Toàn cầu hoá sản sinh một khuynh hướng dân số riêng - sự dịch chuyển
nhanh chóng của dân chúng từ vùng nông thôn với đời sống nông nghiệp ra thành
thị.
Về đặc trưng quyền lực, Toàn cầu hoá mang đặc trưng cấu trúc quyền lực
riêng, phức tạp hơn so với thời kỳ chiến tranh lạnh. Hệ thống chiến tranh Lạnh được
xây dựng trên nền tảng các quốc gia. Còn Hệ thống Toàn cầu hoá được xây dựng
quanh ba cán cân quyền lực chồng chéo và có quan hệ tương hỗ lẫn nhau:
Thứ nhất: Sự đối trọng truyền thống giữa các quốc gia.
Thứ hai: Đối trọng giữa các quốc gia và thị trường toàn cầu – Các thị
trường toàn cầu được xây dựng bởi hàng triệu nhà đầu tư, di chuyển vốn qua nhiều
nơi trên thế giới. Những nhà đầu tư này tập trung ở những trung tâm tài chính toàn
cầu như Phố Wall, Hồng Kông, London hay Frankfurt. Những trung tâm này chính
là những thị trường toàn cầu. Trong thị trường toàn cầu này, có sự đóng góp với vai
trò tối quan trọng của các nhà đầu tư toàn cầu được chia làm 2 loại chính:
Loại 1: Các nhà kinh doanh Chứng Khoán, Trái phiếu và tiền tệ. Các nhà
kinh doanh dạng này thực hiện các cuộc mua bán trên khắp thế giới và chuyển tiền
rất nhanh chóng từ nơi này đến nơi khác.
Loại 2: Các công ty xuyên quốc gia như General Motor, IBM, Intel hay
Siemens. Họ tham gia vào các hoạt động đầu tư trực tiếp, xây dựng nhà máy sản
xuất trên khắp thế giới , tìm kiếm các hợp đồng sản xuất dài hạn ở nhiều nơi để hợp
tác sản xuất hay lắp ráp sản phẩm.
Các trung tâm giao dịch chứng khoán – các thi jtrường toàn cầu là nơi để
Đinh Thế Anh
Lớp: QTNL_KV19
6
các nhà đầu tư, gồm cả loại 1 và loại 2 tham gia trao đổi thông tin và kinh doanh.
Thứ 3: Đối trọng giữa các cá nhân và các nhà nước, các thị trường toàn
cầu. Các bức tường ngăn cách sau chiến tranh Lạnh bị sụp đổ và nối cả thế giới vào
một mối, nó mang lại cho các cá nhân khả năng chi phối cả các thị trường lẫn các

quốc gia trong bất cứ thời điểm nào.
Như vậy, Chiến tranh lạnh được định hình xung quanh các siêu cường, còn
toàn cầu hoá được được định hình với sự tham gia của các Thị trường toàn cầu,
các cá nhân có quyền lực lớn và các nhà nước trên toàn thế giới.
Trên đây là những vấn đề chủ yếu được nêu ra để phác thảo sơ lược về
khung cảnh thế giới trong hệ thống Toàn cầu hoá ngày nay. Tuy nhiên, với mục tiêu
“Thảo luận trong Học tập” của bài tiểu luận này, cần nêu rõ hơn cơ sở lý luận để
nghiên cứu hệ thống Toàn cầu hoá - Tức là cách nhìn tiếp cận để đánh giá một vấn
đề thuộc về “toàn cầu” ngày nay.
2. Cái nhìn toàn cầu hóa
Đối với một vấn đề “Toàn cầu” ngày nay, việc đánh giá phải được dựa trên
lăng kính nhiều mặt - tức là phải nhìn nhận với nhiều góc nhìn khác nhau cùng với
sự tương tác cũng như mối liên hệ trong chúng. Có thể liệt kê ra một vài mối quan
hệ cũng như các góc nhìn không thể thiếu khi đánh giá một vấn đề trong hệ thống
Toàn cầu hoá như:
+ Góc nhìn chính trị
+ Góc nhìnVăn Hóa
+ Góc nhìn Xã hội
+ Cái nhìn gắn liền với thị trường tài chính và Thương mại: Tài chính và
Thương mại ngày nay có vai trò lớn trong việc định hình các mối quan hệ quốc tế,
bao gồm cả chính trị và xã hội.
+ Góc nhìn mang tính công nghệ
+ Góc nhìn về sự tác động đến môi trường sinh thái trong thời đại ngày nay.
Đinh Thế Anh
Lớp: QTNL_KV19
7
Như vậy, để nghiên cứu Toàn cầu hoá, đánh giá một vấn đề thuộc về Toàn
cầu ta cần phải là người có tư duy và cái nhìn toàn cầu: Người có hiểu biết đủ rộng
về đầy đủ các lĩnh vực, để có thể xem xét vấn đề với sự phân tích trên nhiều góc độ
khác nhau đồng thời có khả năng nhìn ra sự tương tác và mối quan hệ giữa các mặt

của vấn đề đó trong bối cảnh và các mối quan hệ giàng buộc của Hệ thống toàn cầu
hoá.
3. Toàn cầu hóa và động lực hình thành
Chúng ta đã có thể thấy sơ lược bức tranh toàn cầu cùng với những đặc điểm
chính nào, những góc nhìn nào cần được xem xét khi đề cập về một vấn đề của
Toàn cầu hóa. Nhưng để nghiên cứu bản chất của một vấn đề, chúng ta không thể
không tìm hiểu nguồn gốc phát sinh của nó.
Trở về với hệ thống chiến tranh lạnh, thế giới thời kỳ này được ví “ như một
cánh đồng lớn bị xé lẻ dọc ngang bởi những hàng rào, tường chắn, hố sâu và ngõ
cụt. Người ta không thể đi nhanh, đi cho hết cánh đồng mà không bị những thứ như
bức tường Berlin hay bức màn sắt, hay khối Vacsava, hay các hàng rào thuế quan
hay kiểm soát tài chính, cản chân.”. Các quốc gia thời kỳ này gìn giữ các thể loại
chính trị, kinh tế, văn hóa độc đáo của mình. Vì vậy có thể duy trì các hệ thống kinh
tế, chính trị và đặc tính Xã hội khác nhau. Các sự khác biệt này được bao bọc bởi
những bức tường khó mà đi xuyên qua được.
Lịch sử những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước đã cho thấy sự lay
chuyển rồi sụp đổ hàng loạt của các rào cản đó. Năm 1989 khi bức tường Berlin sụp
đổ, Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết tan rã, thì hệ thống chiến tranh
Lạnh cũng chấm dứt, thế giới bước sang thời kỳ mới và một hệ thống thế giới mới
đã và đang ra đời – Toàn cầu hóa.
Và nguyên nhân của các sự chuyển biến lớn lao này là gì.? Đó chính là nhờ
ba sự thay đổi lớn: “Thay đổi trong cung cách liên lạc giao tiếp với nhau, các thay
đổi trong phương thức đầu tư và các thay đổi trong cách thức tìm hiểu về thế giới”.
Những thay đổi này được sinh ra và ấp ủ trong thời kỳ Ciến Tranh Lanh rồi đạt đến
mức tới hạn vào cuối thập niên 1980. Các thay đổi này kết hợp với nhau
Đinh Thế Anh
Lớp: QTNL_KV19
8

×