Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đôi điều về các ước tính kế toán trong báo cáo tài chính ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.88 KB, 11 trang )

Đôi điều về các ước tính kế toán
trong báo cáo tài chính

Khái niệm “ước tính kế toán” đề cập tới các khoản mục trên báo
cáo tài chính (BCTC) mà giá trị của chúng được ước tính chứ
không thể đo lường một cách chính xác bằng các công thức toán
học

Ví dụ về các khoản ước tính kế toán gồm có khấu hao tài
sản cố định, dự phòng phải thu khó đòi, các phương pháp hạch
toán hàng tồn kho, ước tính giá trị lợi thế thương mại… Để đưa
ra các ước tính này, người lập BCTC phải sử dụng các “xét đoán
nghề nghiệp”. Vì là các xét đoán nên mang nặng tính chủ quan,
khó có một tiêu chuẩn nào để đánh giá tính hợp lý cả. Chính vì
vậy, tính tin cậy của các ước tính kế toán là một vấn đề được
người sử dụng báo cáo tài chính đặc biệt quan tâm.
Trên thực tế tồn tại một quan điểm cho rằng việc cho phép
người lập BCTC sử dụng các xét đoán chủ quan khi lập báo cáo
sẽ làm giảm độ tin cậy của thông tin tài chính, vì có khả năng
người lập BCTC sẽ tìm cách che gi
ấu những thông tin quan trọng
nếu những thông tin đó có ảnh hưởng không tốt đến quyền lợi
của họ. Lập luận này không hẳn là không có lý, thực tế đã chứng
minh “nỗ lực” phù phép báo cáo tài chính là có thực v
à ngày càng
tinh vi hơn[1]. Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng cần
phải hạn chế, thậm chí loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng các xét
đoán chủ quan khi lập BCTC. Bất chấp những chỉ trích này, việc
sử dụng các ước tính kế toán trong BCTC không những không bị
loại bỏ mà còn có chiều hướng ngày càng gia tăng với việc kế
toán theo “giá trị hợp lý” ngày càng lấn lướt kế toán theo “giá


gốc”.
Sự cần thiết phải có các ước tính kế toán
Rõ ràng nguy cơ sử dụng các ước tính kế toán để phản ánh sai
lệch thông tin tài chính là có thực, vậy mà người ta vẫn không t
ìm
cách loại bỏ chúng. Điều đó cho thấy việc sử dụng các ước tính
này hẳn là có mang lại những lợi ích nhất định. Dưới đây là một
số nguyên nhân vì sao xét đoán chủ quan vẫn được sử dụng
rộng rãi trong lập BCTC, bất chấp những lo ngại về khả năng
“phù phép” báo cáo tài chính.
Thứ nhất, việc loại bỏ hoàn toàn các ước tính chủ quan là
không khả thi và thiếu hiệu quả kinh tế.
Thử tưởng tượng nếu chúng ta không cho phép các doanh
nghiệp được tự xác định tỷ lệ khấu hao tài sản của mình. Khi đó
chế độ kế toán sẽ phải cực kỳ chi tiết, liệt kê tất cả các tình hu
ống
có thể và xác định tỷ lệ khấu hao tương
ứng để các doanh nghiệp
theo đó mà áp dụng. Điều này là không khả thi cả về mặt kinh tế
lẫn kỹ thuật. Giả sử về mặt kỹ thuật ta có thể xây dựng được một
chế độ kế toán chi tiết như vậy thì các doanh nghiệp cũng gặp rất
nhiều khó khăn trong việc áp dụng. Tình hình kinh doanh thay đổi
theo từng ngày, các doanh nghiệp sẽ phải luôn đối chiếu với
những quy định chi tiết trong luật để thay đổi tỷ lệ khấu hao cho
kịp thời. Các cơ quan hành pháp cũng sẽ rất vất vả để bảo đảm
các doanh nghiệp tuân thủ đúng chế độ (luật phức tạp như vậy
mà không có hệ thống hành pháp tốt thì chắc chắn sẽ không
doanh nghiệp nào tuân theo). Mới chỉ có khấu hao tài sản mà đã
phức tạp như vậy, nếu xây dựng một hệ thống luật chi tiết cho tất
cả các khoản mục khác trên BCTC thì rõ ràng là không khả thi và

không hiệu quả.
Ngoài các chi phí trực tiếp như trên, chí phí gián tiếp còn có thể
lớn hơn nhiều lần. Một chế độ kế toán “cứng” (không có chỗ cho
các xét đoán chủ quan khi lập BCTC) có thể có ảnh hưởng tiêu
cực tới các chính sách sản xuất, đầu tư, tài chính của doanh
nghiệp. Ví dụ, việc yêu c
ầu tất cả các doanh nghiệp phải ghi nhận
chi phí nghiên cứu phát triển (R&D) ngay khi phát sinh có thể
khiến nhiều doanh nghiệp không có động lực tiến hành các hoạt
động R&D, nếu điều đó ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả kinh
doanh, qua đó tác động xấu tới giá cổ phiếu. Hơn nữa, đặc tính
của kinh doanh là luôn tiềm ẩn yếu tố bất định, vì vậy sự linh ho
ạt
của người quản lý doanh nghiệp là rất quan trọng để đối phó với
các tình huống phát sinh. Một chế độ kế toán máy móc có thể sẽ
hạn chế sự linh hoạt cần thiết này.
Th
ứ hai, việc cho phép doanh nghiệp sử dụng các xét đoán
chủ quan trong lập BCTC cũng mang lại nhiều lợi ích.
Lý thuyết đại diện (agency theory) chỉ ra rằng tình trạng thông tin
không cân xứng (information asymmetry) giữa nhà quản lý doanh
nghiệp và các cổ đông khiến cho rủi ro thông tin tăng lên, theo đó
các nhà đầu tư sẽ yêu cầu một tỷ lệ lợi tức cao hơn để bù đắp
cho rủi ro. Hệ quả là doanh nghiệp bị đánh giá thấp hơn giá trị
thực của nó. Để hạn chế ảnh hưởng này, BCTC của doanh
nghiệp cần cung cấp những thông tin phù hợp để cổ đông có thể
đánh giá chính xác hơn giá trị doanh nghiệp. Việc cho phép các
nhà quản lý sử dụng những xét đoán nghề nghiệp một cách linh
hoạt sẽ giúp cho thông tin BCTC đáp ứng tốt hơn yêu cầu này
(báo cáo theo GAAP không phải khi nào cũng phản ánh hợp lý

các thông tin tài chính của doanh nghiệp)[2]. Lợi ích chính của
việc cho phép sử dụng các ước tính trong BCTC là ở chỗ giúp
cho doanh nghiệp có thể cung cấp nhưng thông tin cần thiết về
triển vọng phát triển đồng thời tránh phải tiết lộ những thông tin
chi tiết không có lợi cho việc cạnh tranh trên thị trường. Ví dụ,
việc vốn hóa khoản đầu tư vào một dự án mới là một cách để
doanh nghiệp thông báo với cổ đông rằng lãnh đạo doanh nghiệp
tin tưởng vào khả năng thành công của dự án, thay vì phải tổ
chức họp báo công bố chi tiết về dự án đó, vừa tốn kém mà l
ại dễ
lộ những thông tin nhạy cảm. Trên thực tế các doanh nghiệp đã
và đang khai thác triệt để sự linh hoạt trong chế độ kế toán để
tăng cường hiệu quả trong quan hệ với nhà đầu tư (IR). Ví dụ,
nghiên cứu của Bartov và Bodnar (1996) cung cấp những bằng
chứng cho thấy nhiều doanh nghiệp lợi dụng việc thay đổi các
phương pháp kế toán như một biện pháp để cung cấp thông tin
tài chính hiệu quả cho cổ động.[3]
Thứ ba, cũng lý thuyết đại diện cho rằng nếu cả bên lập
BCTC và bên sử dụng BCTC đều ý thức rõ về sự tồn tại của các
xét đoán chủ quan trong lập BCTC thì họ sẽ tính tới yếu tố này
trong các thoả thuận để có được một hợp đồng tối ưu.
Vì thế mối lo ngại bên lập BCTC lợi dụng quyền đưa ra các xét
đoán chủ quan của mình để làm lợi cho bản thân và hại cho bên
đối tác sẽ không xảy ra. Ví dụ, trong hợp đồng cho vay ngân
hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp không được thay đổi phương
pháp kế toán trong thời gian vay, nhưng cũng có thể cho phép
bên đi vay sử dụng các quyền tự chủ của mình trong lập BCTC
theo đúng luật. Bù lại ngân hàng có thể yêu cầu một mức lãi suất
cao hơn để bù đắp cho rủi ro có thể phải chịu do bất lợi về thông
tin. Nếu doanh nghiệp thấy mức lãi suất cao hơn là phù hợp so

với lợi ích do sự linh hoạt này mang lại thì họ sẽ chấp nhận. Như
vậy, không bên nào bị thiệt cả. Trên thực tế các ngân hàng vẫn
thường có những hợp đồng như vậy.[4]
Cuối cùng, ngay c
ả khi có thể xây dựng một chế độ kế toán
chi tiết đến mức không còn có chỗ cho xét đoán chủ quan nữa,
thì điều đó cũng không bảo đảm sẽ không có kẽ hở nếu người ta
cố tình tìm cách “lách luật”.
Enron là một ví dụ điển hình. Một trong những thủ thuật được
Enron sử dụng để che giấu các khoản nợ và lỗ khổng lồ là thành
lập các “đơn vị thành viên đặc biệt” (special purpose entity –
SPE). Với việc bảo đảm tỷ lệ sở hữu của bên thứ 3 lớn hơn 3%
(thoả mãn điều kiện không phải hợp nhất BCTC của các SPEs),
Enron đã đạt được mục tiêu “phù phép” của mình (tất nhiên đây
chỉ là một trong nhiều thủ thuật đã được Enron sử dụng).
Tóm lại, việc cho phép doanh nghiệp sử dụng các xét đoán
chủ quan trong việc lập BCTC không phải là một giải pháp hoàn
hảo để nâng cao chất lượng thông tin tài chính. Vẫn còn đó
những quan ngại về độ tin cậy của thông tin đươc đưa ra bởi
những người trực tiếp bị ảnh hưởng bởi thông tin đó. Tuy nhiên,
giải pháp loại bỏ hoàn toàn yếu tố xét đoán chủ quan của các
doanh nghiệp trong lập báo cáo tài chính sẽ không giải quyết
được vấn đề. Giải pháp khả thi hơn có lẽ là nâng cao vai trò kiểm
toán độc lập, kiểm toán nội bộ, hội đồng quản trị. Cuối cùng, vai
trò quan trọng nhất trong dài hạn thuộc về thị trường. Thị trường
lành mạnh sẽ đào thải những doanh nghiệp làm ăn gian dối, đào
thải những nhà quản lý báo cáo không trung thực.

×