Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Kiểm toán môi trường- Nhu cầu cấp bách pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.71 KB, 18 trang )

Kiểm toán môi trường- Nhu cầu
cấp bách về bảo vệ môi trường và
tư duy hành động của KTNN

Bài viết đề cập tới thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên thiên
nhiên và vai trò quan trọng của các Cơ quan Kiểm toán tối cao
(hay còn gọi là Kiểm toán Nhà nước – KTNN) đối với việc bảo vệ
và nâng cao chất lượng môi trường sống trong quá trình h
ội nhập
và phát triển kinh tế quốc tế trên phạm vi toàn thế giới nói chung
và ở VN nói riêng.
Bảo về môi trường- tư duy hành động của cả cộng đồng
Một sự thật không thể phủ nhận là, một nền kinh tế pt bao giờ
cũng gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô
thị hóa. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân cơ bản
dẫn đến hậu quả là: môi trường sống đã và đang đứng trước
những nguy cơ vô hình và cả hữu hình về sự bất ổn, sự hủy hoại
ngoài tầm kiểm soát của con người với tư cách vừa là chủ nhân
vừa là người hưởng lợi.
Trong nhiều thập kỉ qua, cộng đồng dân cư trên thế giới đã phải
đối mặt với nguy cơ mất cân bằng sinh thái; đồng thời phải trực
tiếp hoặc gián tiếp hứng chịu những mất mát về sinh mạng và
của cải do những diến biến thất thường của trái đất, khí hậu và
nước biển dâng cao. Nhận thức được vấn đề vừa mang tính
chiến lược vừa mang tính cấp bách về “một thảm họa môi trư
ờng
trong tương lai”, những người đứng đầu các quốc gia, nhất l
à các
quốc gia có nền kinh tế pt đã “nhóm họp” để đưa ra những đánh
giá chung mang tính toàn cầu và có sự đồng thuận về sự cần
thiết phải xây dựng Chương trình nghị sự về bảo vệ môi trường.


năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát
triển được tổ chức tại Rio De Janeiro (Brazin) với sự có mặt của
179 quốc gia. Tại Hội nghị này, các đại biểu đã nhất trí thông qua
“Tuyên bố Rio De Janeiro về môi trường và phát triển”, gồm 27
nguyên tắc cơ bản và “Chương trình nghị sự 21” (Agenda 21) về
các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong
Thế kỷ 21. Đồng thời, Hội nghị cũng đưa ra các khuyến nghị
rằng, căn cứ vào điều kiện và đặc điểm cụ thể của từng quốc gia,
việc xây dựng “Chương trình nghị sự 21” phải được thực thi ở
cấp quốc gia, cấp ngành và địa phương.
Sau mười năm (năm 2002), Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về
Phát triển bền vững được tổ chức tại Johannesburg (Cộng hòa
Nam phi). Hội nghị này đã thông qua “Bản tuyên bố
Johannedburg và Bản Kế hoạch thực hiện về phát triển bền
vững”. Hội nghị tiếp tục khẳng định sự bất biến của những
nguyên tắc đã đề ra trước đây; đồng thời nhấn mạnh những cam
kết thực hiện đầy đủ “Chương trình nghị sự 21” về phát triển bền
vững.
Kể từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát
triển được tổ chức tại Rio De Janeiro (Brazin) đến nay đã có 113
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới xây dựng và thực hiện
“Chương trình nghị sự 21” về phát triển bền vững cấp quốc gia v
à
6.416 “Chương trình nghị sự 21”cấp địa phương. Đặc biệt, việc
thành lập các cơ quan độc lập để triển khai thực hiện “Chương
trình nghị sự 21” ở các quốc gia và vùng lãnh thổ n
ày; trong đó có
VN vừa thể hiện tính nhân đạo vừa phản ánh tư duy hành động
sâu sắc đối với sự an sinh xã hội trên quy mô toàn cầu.
Năm 1991, VN là một trong những quốc gia đầu tiên ban hành

“Kế hoạch quốc gia về Môi trường và phát triển bền vững giai
đoạn 1991-2000”. Tháng 4/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký
Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg phê duyệt Định hướng Chiến
lược phát triển bền vững ở VN (Chương trình ngh
ị sự 21 của VN)
Mới đây nhất, tại cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng với Tổng thống Mỹ G.W.Bush: “Hai bên cùng cam kết sẽ
tích cực hợp tác trong lĩnh vực môi trường, theo đó sẽ thành lập
một Tiểu ban mới trong khuôn khổ Hiệp định song phương về
khoa học công nghệ để giúp VN nghiên cứu đối phó với biến đổi
khí hậu và nước biển dâng. Phía Hoa Kỳ bày tỏ mong muốn xây
dựng quan hệ đối tác với VN trong lĩnh vực này thành một hình
mẫu”
KTNN- công cụ chính sách quan trọng đối với chính sách
bảo vệ môi trường.
Dưới góc nhìn của các cơ quan KTNN, việc thực hiện kiểm toán,
phát hiện và dự báo những giải pháp kinh tế vĩ mô, những chính
sách bảo vệ môi trường có hiệu quả đã trở thành nhu c
ầu tự thân
của Tổ chức Quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI),
Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán tối cao Châu Á (ASOSAI) và Cơ
quan KTNN của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ trong khu vực v
à
trên thế giới.
Kiểm toán môi trường là công cụ quản lý bao gồm một quá trình
đánh giá có tính hệ thống, định kỳ và khách quan được văn bản
hóa về việc làm thế nào để thực hiện tổ chức môi trường, quản lý
môi trường và trang thiết bị môi trường hoạt động tốt.
Mục đích của KTNN là giúp vào việc bảo vệ môi trường, sức
khỏe, an toàn bằng các biện pháp: Tạo điều kiện cho việc kiểm

soát, quản lý thực tế môi trường. Đánh giá sự tuân thủ các chế
độ, chính sách hiện hành; kể cả việc đáp ứng các yêu cầu về
thực hiện các chế độ, chính sách đó.
Kiểm toán môi trường là một công cụ quản lý chỉ có giá trị khi
được hình thành trong một hệ thống quản lý tổng thể. Nó không
thể đứng đơn độc. Nó là một công cụ giám sát trợ giúp việc ra
quyết định và giám sát quản lý.
Chính vì vậy, từ những năm đầu thập kỷ 90 của Thế ký 20, khái
niệm “kiểm toán môi trường” đã được sự quan tâm sâu sắc của
INTOSAI. Tháng 10/1992, tại Hoa Kỳ, INTOSAI đã nhanh chóng
thành lập Nhóm làm việc về Kiểm toán môi trường (INTOSAI
WGEA) và KTNN (SAI) Niu Dilan là Chủ tịch đầu tiên với nhiệm
kỳ 9 năm, sau đó SAI Canada và Chủ tịch INTOSAI WGEA hiện
nay là SAI Estonia.
Tổ chức của Nhóm gồm: Hội đồng (Assembly), Ban chỉ đạo
(Steering Committee) và các thành viên (Members). Hiện nay,
INTOSAI WGEA có 66 thành viên cứ 2 năm họp một kỳ. Kỳ họp
thứ 12 sẽ tổ chức tại Doha (Qatar) vào tháng 1/2009. Ban ch
ỉ đạo
gồm 18 thành viên cứ mỗi năm họp một kỳ. Kỳ họp thứ 7 đã tổ
chức tại Tallinn (Estonia) từ ngày 06-09/5/2008.
INTOSAI WGEA là Nhóm làm việc có số lượng thành viên lớn
nhất trong các nhóm làm việc của INTOSAI. Hiện nay, có 6 trong
7 khu vực đã thành lập Nhóm làm việc cấp khu vực về kiểm toán
môi trường (RWGEA), gồm: Châu Âu, Châu Á, châu Phi, châu
Mỹ La tinh, Caribe và Nam Thái Bình Dương. Nhóm làm việc khu
vực về kiểm toán môi trường của ASOSAI (ASOSAI RWGEA)
được thành lập tháng 10/2000 tại Thái Lan, hiện có 23 thành viên
do Tổng Kiểm toán Nhà nước Trung Quốc làm chủ tịch; đồng
thời, Ban thư ký của Nhóm cũng đặt tại KTNN Trung Quốc.

Tôn chỉ hoạt động của INTOSAI WGEA là: Tăng cường việc áp
dụng các chức năng và công cụ kiểm toán vào chính sách b
ảo vệ
môi trường; đặc biệt khuyến khích các SAI đến kiểm toán chung
những vấn đề cùng quan tâm, những chính sách liên quốc gia
liên quan đến môi trường và kiểm toán các hiệp định quốc tế về
môi trường nhằm mục đích: giúp các SAI hiểu rõ hơn những vấn
đề cụ thể liên quan đến kiểm toán môi trường; tạo điều kiện trao
đổi thông tin và kinh nghiệm giữa các SAI; đồng thời xây dựng và
ban hành hướng dẫn các SAI sử dụng các nguồn tài liệu mang
tính thông tin về kiểm toán môi trường.
Mục tiêu chiến lược của INTOSAI WGEA là: Cam kết để lại cho
thế hệ tương lai một tài sản nguyên v
ẹn bằng cách nâng cao chất
lượng môi trường, công tác quản lý tài nguyên, mang lại sức
khỏe và sự thịnh vượng cho nhân loại; đem lại giá trị gia tăng
cùng với các công cụ hữu hiệu và dịch vụ cho các thành viên,
giúp các thành viên gia tăng ảnh hưởng của mình đối với các nh
à
làm luật; chú trọng đến việc hỗ trợ và hợp tác đa phương, tạo lập
và chia sẻ kiến thức, phát triển năng lực và đào tạo nguồn nhân
lực có hàm lượng công nghệ cao.
INTOSAI WGEA đề ra các mục tiêu cần đạt được trong nhiệm kỳ
2008-2010 là: phát triển các tài liệu hướng dẫn cho các SAI. Xúc
tiến các cuộc kiểm toán phối hợp. Tăng cư
ờng việc trao đổi thông
tin, đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm. Đẩy mạnh việc hợp tác với
các tổ chức bên ngoài. Khẳng định hiệu quả hoạt động của
WGEA.
Theo số liệu thăm dò được tiến hành vào tháng 4/2007 đối với

187 cơ quan KTTC trên thế giới có 17 cơ quan KTTC có chức
năng kiểm toán môi trường được Hiến pháp hoặc Luật quy định;
35% các cơ quan KTTC được hỏi ý kiến cho biết có thành lập Vụ
(hoặc cấp tương đương) về Kiểm toán môi trường; 54% các cơ
quan KTTC cho biết đã tiến hành kiểm toán môi trường dưới h
ình
thức là một tiêu chí ki
ểm toán trong các cuộc kiểm toán hoạt động
hoặc kiểm toán tuân thủ; 76% các cơ quan KTTC được hỏi đã có
kế hoạch thực hiện kiểm toán môi trường đối với các chủ đề về
nước, không khí và rác thải.
Việc KTNN VN trở thành thành viên chính thức của INTOSAI
WGEA và ASOSAI RWGEA là cần thiết và tạo những cơ hội
thuận lợi cho KTNN VN tham gia sâu hơn vào các hoạt động
mang tính chuyên môn cao của INTOSAI và ASOSAI. Vấn đề có
ý nghĩa lớn lao hơn về nhiều mặt, đây là lần đầu tiên KTNN VN
tham gia với tư cách là thành viên chính thức của Nhóm làm việc
INTOSAI và ASOSAI. Điều đó đã khẳng định rằng, KTNN VN có
vị thế quan trọng đối với các SAI trong khu vực và trên thế giới
cũng như đối với INTOSAI và ASOSAI; mở ra những tiền đề
mang tính khả thi nhằm theo đuổi xu hướng chuyên môn hóa,
chuyên nghiệp hóa, chính quy hóa và từng bư
ớc hiện đại hóa mọi
hoạt động của KTNN VN với quy mô và tầm cỡ quốc tế. Là thành
viên chính thức của INTOSAI WGEA và ASOSAI RWGEA, KTNN
VN sẽ được cung cấp đầy đủ các thông tin, hư
ớng dẫn kiểm toán
môi trường, tham gia các khóa đào tạo, các hội thảo và chia sẻ
kinh nghiệm với các đồng nghiệp quốc tế về kiểm toán môi
trường nói riêng và hoạt động kiểm toán nhà nước nói chung.

Xuất phát từ thực tế đó, ngày 17/01/2008, Tổng Kiểm toán nhà
nước đã ban hành Quyết định số 42/QĐ-KTNN về việc thành lập
Nhóm làm việc Kiểm toán môi trường của KTNN. Theo đó, nhiệm
vụ của Nhóm được xác định là: Đầu mối tham mưu với Tổng
KTNN về việc KTNN tham gia vào Nhóm làm việc khu vực về
Kiểm toán môi trường của ASOSAI (ASOSAI RWGEA) và nhóm
làm việc về kiểm toán môi trường của INTOSAI; đồng thời triển
khai thực hiện kiểm toán môi trường của KTNN.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, Nhóm kiểm toán môi trường
của KTNN đã bước đầu tiếp cận và triển khai việc nghiên cứu hệ
thống các quy định cũng như cách thức làm việc của INTOSAI
WGEA và ASOSAI RWGEA
Có thể nói rằng, nhiệm vụ đặt ra cho KTNN VN rất nặng nề, nhất
là những nỗ lực để trở thành thành viên tích cực trong Nhóm
kiểm toán môi trường của INTOSAI. Đứng trước những trọng
trách đó, hơn lúc nào hết, KTNN VN cần tập trung vào m
ột số giải
pháp chủ yếu sau:
+ Một là, nhanh chóng tiếp cận, nghiên cứu và tìm hiểu sâu về
Kiểm toán môi trường nói chung và Kiểm toán môi trường theo
hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa ngành nghề hoặc
từng lĩnh vực của nền kinh tế. Trên cơ sở đó, tích cực tham gia
các hoạt động đào tạo, hội thảo, nghiên c
ứu, trao đổi kinh nghiệm
với các đồng nghiệp trong INTOSAI WGEA.
+ Hai là, căn cứ chất lượng nguồn nhân lực và năng lực thực
hiện nhiệm vụ của đội ngũ Kiểm toán viên nhà nước, tập trung
nghiên cứu và đề xuất với Tổng KTNN thành l
ập Nhóm kiểm toán
môi trường chuyên trách của KTNN.

+ Ba là, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo
nguồn nhân lực có hàm lượng công nghệ cao; đồng thời, triệt để
khai thác và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên
nhà nước đã trải qua các khóa đào tạo ở nước ngoài, truyền dạy
các kiến thức chuyên môn đã thu nhận được từ các hội thảo
trong nước và quốc tế cho các cán bộ, KTV nhà nước thông qua
tài liệu biên soạn bằng tiếng Việt và các khóa đào tạo ngắn ngày.

+ Bốn là, chuẩn bị chu đáo về tư tưởng, tổ chức bộ máy, nguồn
nhân lực và ngành (hoặc lĩnh vực) cần kiểm toán để tiến hành
kiểm toán thí điểm một cuộc kiểm toán môi trường có áp dụng
các tiêu chí theo hướng dẫn về kiểm toán môi trường của
INTOSAi và ASOSAI.
+ Năm là, trong quá trình tiếp cận, nghiên cứu, tìm hiểu và thực
hiện thí điểm Kiểm toán môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế, cần
quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện việc chọn lọc, vận dụng
sang tạo thông lệ quốc tế để xây dựng hệ thống các chỉ dẫn về
Kiểm toán môi trường áp dụng trong điều kiện của nền kinh tế-

hội của VN.
+ Sáu là, từ thực tiễn hoạt động kiểm toán nhà nước tiến hành
tổng kết, đánh giá và kiến nghị Quốc hội, Chính phủ và các cơ
quan có liên quan nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và hòan thiện hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến KTNN và hoạt
động kiểm toán nhà nước nói chung và kiểm toán môi trường nói
riêng.
Như vậy, bảo vệ môi trường đã trở thành tiêu điểm của đời sống
cộng đồng hiện hữu trên cả hành tinh; trở thành tư duy hành
động không chỉ của những người đứng đầu mỗi quốc gia v
à vùng

lãnh thổ mà còn là sự chung sức, chung lòng vì mục tiêu chung
của mỗi người về môi trường sống; trong đó hoạt động Ki
ểm toán
môi trường – vai trò không thể thiếu được của Kiểm toán nhà
nước.

×