Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Vai trò của kiểm toán pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.34 KB, 14 trang )

Vai trò của kiểm toán hoạt động
trong việc ngăn ngừa lãng phí nguồn
lực tại các doanh nghiệp nhà nước.

Theo luật kiểm toán nhà nước, kiểm toán hoạt động là loại hình
kiểm toán kiểm tra đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả
trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản của nhà
nước. Vì vậy, thực hiện kiểm toán hoạt động tại các doanh
nghiệp, ngoài việc giúp cho công tác quản lý đạt mục tiêu hiệu
quả và an toàn, kiểm toán hoạt động còn có vai trò rất lớn trong
ngăn ngừa, hạn chế lãng phí trong quản lý dử dụng vốn nhà
nước tại doanh nghiệp. Trước hết, nói về lãng phí, lâu nay nhiều
người quan niệm đố chỉ là sự chi tiêu xa hoa, vượt quá so với
yêu cầu, mục đích chi tiêu và xem lãng phí chủ yếu là lãng phí
tiền bạc. Tuy nhiên, theo từ điển tiếng việt, lãng phí có nghĩa là
tiêu phí vô ích nên không thể khái niệm đơn thuần là tiêu phí tiền
bạc mà còn phải bàn đến lãng phí những nguồn lực khác, như
thời gian, sức khỏe, trí tuệ, tài nguyên, cơ hội,… (trong đó lãng
phí tiền bạc chỉ là một hình thức cụ thể). Vì vậy, việc xem xét vấn
đề lãng phí trong quản lý sử dụng vốn tại các doanh nghiệp cũng
không thể chỉ đánh giá lãng phí trong chi tiêu quản lý, chi hội
nghị, họp hành đón nhận huân huy chương, chỉ tiêu nh
ững khoản
chi giao dịch, đối ngoại, tiếp khách, khởi công động thổ, lễ Tết…
linh đình, phô trương, tốn kém (vì đó chỉ là lãng phí chi tiêu – “bề
nổi”) mà cần thiết phải quan tâm nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn,
đó là lãng phí nguồn lực mà doanh nghiệp đang được nhà nước
giao quản lý, sử dụng. Đây chính là “phần chìm” r
ất khó đánh giá,
khó xác định nên hậu quả của việc lãng phí nguồn lực thư
ờng lớn


hơn nhiều so với lãng phí chiêu tiêu, bởi lẽ:
Lãng phí trong chi tiêu dễ nhận biêté, dễ so sánh, dễ kiểm soát vì
thông thường các doanh nghiệp đều có quy chế quản lý chi tiêu
nhất định (kể cả văn bản và những “thông lệ”) để xác định các
mức chi tiêu hoạt động cụ thể, ngoài ra một số văn bản pháp quy
của nhà nước cũng khống chế mức chi tiêu, một số văn bản chỉ
đạo về thực hành tiết kiệm chống lãng ohím quy định tiền lương
gắn với lợi nhuận… đã tạo hành lang pháp lý, khuôn khoor cho
việc chi tiêu. Vậy nên khi doanh nghiệp chi tiêu với mức chi lớn
hoặc vượt quy định tại quy chế,định mức nêu trên đều đư
ợc kiểm
soát, điều chỉnh bằng hệ thống các quy định. Hơn nữa, việc kiểm
tra, giám sát của bộ máy kiểm soát nội bộ, của người lao động v
à
các tổ chức đòan thể, của cơ quan quản lý cấp trên, chính quyền
địa phương và việc thanh kiểm tra của các cơ quan chức năng
cũng có tác dụng kiểm soát và hạn chế lãng phí chi tiêu của đơn
vị, tạo điều kiện để đơn vị thực hành tiết kiệm chống lãng phí trên
cả phương diện tự giác và bắt buộc.
Nghiên cứu về lãng phí nguồn lực cho thấy : lãng phí nguồn lực
là việc sử dụng không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp các nguồn
lực doanh nghiệp được giao quản lý, sử dụng (tiêu phí vô ích
toàn bộ hoặc một phần nguồn lực kinh tế tài chính, nguồn lực tài
nguyên thiên nhiên, nguồn lực thời cơ, nguồn lực về trí tuệ của
đội ngũ cán bộ được đào tạo, lợi thế thương mại… của doanh
nghiệp): đây là loại lãng phí rất khó phát hiện, khó kiểm soát, có
thể phát sinh đột xuất những cũng có thể diễn biến liên tục qua
thời gian dài vẫn không được phát hiện và xử lý kịp thời vì nó
không hiện hữu cụ thể như lãng phí chi tiêu. Ví dụ như: có đơn vị
khả năng tài tr

ợ cao, khả năng thanh toán nợ đảm bảo không cần
huy động vốn nhưng đơn vị không quản trị tài chính mà vẫn đi
vay vốn ngân hàng, thiêu vốn ngắn hạn nhưng đi vay dài hạn để
tài trợ cho nhu cầu sử dụng ngắn hạn là tăng chi phí lãi vay; có
trường hợp tính giá thành sản xuất “theo kế hoạch” nên trong số
sản phẩm sản xuất, có mặt hàng làm càng nhiều, lỗ càng l
ớn, vẫn
không phát hiện để điều chỉnh phương án kinh doanh. Có đơn vị
bố trí sắp xếp cán bộ bất hợp lý, không đúng khả năng, người
làm được không được làm hoặc phải “kéo” theo một số người
năng lực yếu dẫn đến đình trệ công việc, phát sinh mâu thuẫn và
giảm hiệu lực của công tác quản lý, có những đơn vị có cơ hội
đầu tư thu lợi nhuận từ nguồn vốn nhàn rỗi nhưng không thực
hiện.v.v… Hoặc, có những hình thức lãng phí mang tính hệ
thống, phát sinh ở quy mô rộng như tại một số đơn vị đủ tiềm lực
để sản xuất thành phẩm hoặc bán thành ph
ẩm phục vụ xuất khẩu
nhưng chỉ tổ chức khai thác và tiêu thụ được sản phẩm l
à nguyên
liệu thô; có đơn vị khai thác tài nguyên thiên nhiên không tính đ
ến
yếu tố phát triển bền vững, phát triển dài hạn mà chạy theo năng
suất và lợi nhuận trước mắt theo kiểu “ăn xổi” nên khai thác bừa
bãi, chỗ nào dễ khai thác thì tận thu.v.v… Nguyên nhân dẫn đến
lãng phí nguồn lực cho thấy, phần lớn các dơn vị làm theo nếp
quản lý cũ, lạc hậu trì trệ, do kinh nghiệm và năng l
ực quản lý yếu
kém, do thiếu thông tin quản trị và thiếu chuyên gia phân tích
quản trị doanh nghiệp… và hơn nữa bản thân doanh nghi
ệp cũng

như các cơ quan quản lý nhà nước chưa có những chế tài cụ thể
nhằm giám sát, xử lý những tồn tại; chưa có cơ ch
ế khuyến khích
và tạo điều kiện, động lực cho các nhân, tập thể tích cực nghiên
cứu nhằm khai thác một cách có hiệu quả các nguồn lực được
giao.
Vì vậy, để ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục tình trạng lãng phí
nguồn ưclj của doanh nghiệp – đầu tiên cần phải nhận diện và ch

ra được các hình thức lãng phí cụ thể, sau đó nghiên c
ứu đề xuất
biện pháp để đơn vị tổ chức thực hiện điểu chỉnh hành vi quản
lý, sắp xếp tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nhằm khắc phục
những tồn tại. Xét về phương diện nhiệm vụ, đây là công việc bắt
buộc các doanh nghiệp phải quan tâm phát hiện và điều chỉnh
những thiếu xót trong hoạt động quản lý của mình. Tuy nghiên, là
những người “trong cuộc”, khả năng tự phát hiện để xử lý những
tồn tại thường rất hạn chế (bản thân các nhà quản lý doanh
nghiệp đều nghĩ rằng công việc điều hành của mình thực sự là t
ối
ưu nên mới tổ chức thực hiện, ít khi dứng ở vị trí độc lập để nhận
thức được một số việc làm của mình chưa hiệu quả). Vậy nên,
chỉ khi kiểm toán nhà nước là cơ quan chuyên môn độc lập,
khách quan tiến hành kiểm toán hoạt động tại các doanh nghiệp,
sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để thu thập thông tin, phân tích
nhằm nhận diện những sai xót trong quản lý, trao đổi và ki
ến nghị
doanh nghiệp tìm kiếm những biện pháp khắc phục tồn tại mới
thực sự giúp các doanh nghiệp nhìn nhận được những khiếm
khuyết cần điều chỉnh trên cơ sở khách quan và khoa học.

Thực tế trong quá trình kiểm toán đã chứng minh: kiểm toán báo
cáo tài chính kết hợp với kiểm toán hoạt động có tác động trong
việc hỗ trợ đơn vị sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản và các nguồn
lực được giao, ngăn ngừa và hạn chế lãng phí, cụ thể:
Thứ nhất, kiểm toán hoạt động đánh giá tính hiệu lực của hệ
thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp trong ngăn ngừa và
kiểm soát lãng phí, đánh giá hiệu lực của việc tuân thủ chính
sách chế độ của nhà nước về quản lý chi tiêu, đồng thời áp dụng
các biện pháp nghiệp vụ để xác định các tồn tại liên quan đến
việc lãng phí nguồn lực, trong đó đi sâu vào sử dụng kết hợp các
kỹ thuật kiểm toán như phân tích tổng hợp, hệ thống hóa, đối
chiếu, so sánh, nội suy… để công nhận dạng lãng phí nguồn lực
ở các bộ phận công đoạn quản lý cụ thể và tổng hợp, phân tích,
phỏng vấn để tìm các nguyên nhân nhằm đưa ra đánh giá cụ thể
về hình thức, mức độ lãng phí nguồn lực của đơn vị (so sánh với
các phương pháp kiểm tra thông thư
ờng, nếu không sử dụng các
phương pháp kỹ thuật kiểm toán sẽ rất khó phát hiện những tồn
tại liên quan đến các loại lãng phí nguồn lực luôn tiềm ẩn trong
các hoạt động điều hành quản lý của đơn vị).
Thứ hai, kiểm toán hoạt động định hướng các biện pháp quản lý
nhằm khắc phục hạn chế tổn thất, khi đã nhận diện được hình
thức lãng phí nguyên nhân dẫn đến lãng phí, mức độ lãng phí -
kiểm toán viên sẽ đề xuất các biện pháp ngăn chặc không để
những tổn thất này tiếp tục phát sinh, đề xuất các biện pháp để
khắc phục những thiệt hại đã xảy ra giúp doanh nghiệp nghiên
cứu điều chỉnh các hành vi quản lý của mình. Tất nhiên, không
phải tất cả phương án kiểm toán viên đưa ra đ
ều có thể thực hiện
một cách hoàn hảo như mong muốn, nhưng về cơ bản, những

định hướng phù hợp với luật pháp hiện hành và xu thế phát triển
chung đều là kim chỉ nam giúp đơn vị ghi nhận để giải quyết tồn
tại. Hơn nữa, kiểm toán viên còn có thể kiến nghị các cơ quan có
thẩm quyền, cơ quan có trách nhiệm cùng phối hợp để giải quyết
những tồn tại, vư
ớng mắc của doanh nghiệp thuận lợi, đúng pháp
luật hơn.
Thứ ba, trên cơ sở kết quả kiểm toán hoạt động của một số
doanh nghiệp cụ thể, kiểm toán nhà nước kiến nghị các cơ quan
quản lý nhà nước, kiến nghị các đơn vị quản lý cấp trên của đơn
vị được kiểm toán xem xét trăng cường vai trò quản lý, định
hướng, hỗ trợ đối với toàn bộ những doanh nghiệp cuàng lĩnh
vực. Điều này trên thực tiễn rất có giá trị khi mộ số đơn vị quản lý
cấop trên như các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty mẹ… tổ
chức thực hiện các biện pháp chấn chỉnh công tác điều hành sau
kiểm toán trên phạm vi toàn ngành, triển khai rút kinh nghiệm đối
với những đơn vị có cùng mô hình hoạt động nhưng chưa được
kiểm toán.
Thứ tư, qua vi
ệc kiểm tra, nhận xét đánh giá, kiến nghị về quản lý
sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả vốn nhà nước tại các doanh
nghiệp, kiểm toán hoạt động có tác dụng nâng cao ý thức tự giác
của các đơn vị trong quản trị tài chính, quản trịkinh doanh và điều
hành doanh nghiệp trên cả khía cạnh “phần chìm” đa dạn và
phức tạp hơn, đó là việc tăng cường sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực tiềm ẩn của đơn vị.
Thứ năm, theo quy định của luật KTNN, kết quả kiểm toán được
công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy, kết
quả kiểm toán hoạt động công khai có tác dụng tuyên truyền, phổ
biến kiến thức, kinh nghiệm quản lý; cung cấp các thông tin tác

động đến xã hội, đến các doanh nghiệp để các đơn vị quan tâm
hơn nữa đến công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí, trong
đó đựac biệt là lãng phí nguồn lực. Đồng thời, giúp các đơn vị
nhận thức và quan tâm hơn đến việc đề phòng, ngăn ngừa, hạn
chế những thiệt hại do lãng phí nguồn lực gây nên.
Tóm lại, có thể khẳng định kiểm toán hoạt động có vai trò rất lớn
trong việc đề phòng, ngăn ngừa và hạn chế tổn thất, lãng phí
trong sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp nói riêng, cũng
như việc sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các đơn vị nói chung.
Nó góp phần thúc đẩy công tác quản lý hướng tới mục tiêu tiết
kiệm hiệu quả, hiệu lực, an toàn và phát triển bền vững.

×