Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đa dạng hóa quá mức: Hiểm họa khôn lường pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.71 KB, 9 trang )

Đa dạng hóa quá mức:
Hiểm họa khôn lường

Trên thị trường chứng khoán, chúng ta luôn được nghe nói đến
các ích lợi của việc đa dạng hóa danh mục đầu tư. Không một ai
trong chúng ta muốn "bỏ hết trứng vào một rổ" hay tự đưa bản
thân ra hứng chịu sự rủi ro bản chất của việc chỉ nắm giữ một loại
cổ phiếu. Thế nhưng, liệu bạn có đang đi quá xa trên con đường
tự bảo vệ mình hay không? Có những lúc đa dạng hóa quá mức
lại là một rủi ro lớn.
Thế nào là đa dạng hóa?

Khi chúng ta nói đến sự đa dạng hóa trong một danh mục đầu tư
chứng khoán, chúng ta đang nói đến nỗ lực của nhà đầu tư trong
việc giảm bớt rủi ro thông qua việc đầu tư vào nhiều công ty
thuộc nhiều ngành, thậm chí nhiều nước khác nhau. Hầu hết các
chuyên gia đầu tư đều đồng ý rằng mặc dù đa dạng hóa là một
tấm phiếu bảo hành trước rủi ro thua lỗ, nguyên tắc sống còn cho
việc đầu tư vẫn luôn là hướng tới các mục tiêu tài chính dài hạn
của bạn. Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tại sao đa dạng hóa
có tác dụng. Một cách đơn giản, bằng cách mở rộng phạm vi đầu
tư của bạn vào nhiều công ty, nhiều lĩnh vực không có nhiều sự
liên kết với nhau, bạn sẽ thể kiềm chế bớt được sự biến động giá
cả với danh mục của mình do thực tế không bao giờ có chuyện
tất cả các ngành đi lên hay đi xuống với cùng một tốc độ và trong
cùng một thời kì. Do đó, đa dạng hóa đảm bảo sự hoạt động ổn
định hơn cho danh mục của bạn.

Điều quan trọng là luôn nhớ rằng cho dù danh mục đầu tư của
bạn có được đa dạng hóa đến đâu chăng nữa thì không bao giờ
nguy cơ rủi ro về đến zero. Bạn có thể giảm thiểu được những rủi


ro gắn liền với các cổ phiếu đơn lẻ (các nhà học thuật gọi là các
rủi ro không có tính hệ thống), thế nhưng luôn có những rủi ro
thuộc về bản chất của thị trường (những rủi ro hệ thống). Những
rủi ro này có thể ảnh hưởng đến hầu hết tất cả các cổ phiếu và
sự đa dạng dù ở mức độ nào cũng không thể ngăn chặn được
chúng.

Liệu chúng ta có thể đa dạng hóa để chống lại các rủi ro phi
hệ thống?

Về vấn đề này, bài viết muốn nêu ra một câu hỏi: "Bao nhiêu cổ
phiếu là đủ cho sự đa dạng hóa nhưng không phải đa dạng hóa
quá mức?" Việc sở hữu ba năm cổ phiếu thay vì chỉ một loại duy
nhất luôn luôn là khôn ngoan, nhưng đến khi nào thì việc bổ sung
thêm cổ phiếu vào danh mục của bạn sẽ không còn tác dụng
trong việc hạn chế rủi ro của thị trường?

Trước tiên, chúng ta cần phải biết rủi ro được định nghĩa như thế
nào. Cách thức được chấp nhận rộng rãi trong việc đo lường rủi
ro là theo dõi mức độ biến động. Điều đó có nghĩa là, một cổ
phiếu hay một danh mục đầu tư biến động càng mạnh trong một
khoảng thời gian nhất định thì công cụ đầu tư đó càng có độ rủi
ro cao. Một khái niệm trong thống kê được gọi là "độ lệch chuẩn"
được sử dụng để đo mức độ rủi ro. Trong phạm vi bài viết này,
bạn có thể hiểu độ lệch chuẩn là "rủi ro".

Theo lý thuyết hiện đại về danh mục đầu tư (modern portfolio
theory), bạn đã đến rất gần với điểm đa dạng hóa tối ưu sau khi
đã thêm vào danh mục của mình cổ phiếu thứ 20. Trong cuốn
sách "Lý thuyết hiện đại về danh mục đầu tư và Phân tích đầu tư"

của mình, Edwin J. Elton và Martin J. Gruber kết luận rằng độ
lệch chuẩn (rủi ro) trung bình cho một danh mục đầu tư chỉ có
một cổ phiếu là 49,2% trong khi tăng số lượng cổ phiếu trong một
danh mục có độ cân bằng tốt sẽ giúp giảm độ lệch chuẩn đó
xuống mức tối đa là 19,2%. Tuy nhiên, họ cũng nhận thấy rằng
với một danh mục 20 cổ phiếu, rủi ro được giảm xuống còn
khoảng 20%. Vì thể nên, các cổ phiếu thêm vào từ thứ 20 cho
đến thứ 1000 sẽ chỉ giảm mức độ rủi ro của danh mục đi khoảng
0,8% trong khi chỉ 20 cổ phiếu đầu tiên đã làm giảm được đến
29,2% (49,2% - 20%).

Nhiều nhà đầu tư có quan điểm sai lầm rằng rủi ro tỉ lệ nghịch với
số lượng cổ phiếu thêm vào cho mỗi danh mục đầu tư, trong khi
trên thực tế điều này không hề đúng. Có những bằng chứng rõ
ràng cho thấy bạn chỉ có thể giảm rủi ro đến một điểm nhất định
mà tại đó việc đa dạng hoá hơn nữa không đem lại lợi ích gì.

Đa dạng hóa đích thực

Những lý luận trên đây không có nghĩa cứ mua vào 20 cổ phiếu
bất kì là bạn đã giảm được rủi ro đến mức thấp nhất. Lưu ý rằng
ngay từ đầu chúng tôi đã giải thích đa dạng hóa tức là bạn phải
mua vào những cổ phiếu hoàn toàn khác nhau, có thể là về quy
mô của công ty, của ngành, hay của cả một thị trường. Nói theo
ngôn ngữ tài chính, bạn mua các cổ phiếu không có sự liên hệ
với nhau - các cổ phiếu biến động theo những chiều hướng khác
nhau trong những khoảng thời gian khác nhau.

Đồng thời, bạn hãy lưu ý thêm một điểm nữa. Bài viết này chỉ đề
cập đến việc đa dạng hóa trong phạm vi danh mục đầu tư cổ

phiếu của bạn. Bản thân một danh mục đầu tư hoàn chỉnh của
một cá nhân cũng nên có sự đa dạng hóa giữa các loại tài sản
khác nhau. Điều đó có nghĩa là bạn phải tính toán và có sự phân
bổ nguồn vốn theo tỉ lệ % nhất định vào trái phiếu, cổ phiếu, bất
động sản, đồ dùng, và các loại tài sản khác nữa.

Các quỹ tương hỗ

Sở hữu một quỹ tương hỗ đầu tư vào 100 công ty khác nhau
không có nghĩa là bạn đang ở điểm đa dạng hoá tối ưu. Rất nhiều
quỹ tương hỗ chỉ chuyên vào một lĩnh vực nhất định. Vậy nên sở
hữu một quỹ đầu tư về ngành viễn thông hay chăm sóc sức khỏe
đồng nghĩa với việc bạn đang đa dạng hóa trong phạm vi ngành
đó. Tuy nhiên, vì sự biến động giả cả của các cổ phiếu trong cùng
một ngành có sự liên hệ khá mật thiết với nhau, việc đầu tư vào
một quỹ tương hỗ như vừa nói sẽ không đem lại cho bạn mức độ
đa dạng hóa như bạn có thể có được khi đầu tư chéo nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Các quỹ đầu tư cân đối có khả
năng ngăn ngừa rủi ro tốt hơn một quỹ tương hỗ chỉ chuyên về
một mảng nhất định bởi họ sở hữu 100 cổ phiếu hoặc hơn thế
nữa của các công ty trên khắp thị trường.

Tuy vậy, hhiều nhà đầu tư của các quỹ tương hỗ cũng đã từng
phải đối mặt với hậu quả của việc đa dạng hóa quá mức. Một số
quỹ, đặc biệt là các quỹ lớn, có quá nhiều tài sản (ví dụ quá nhiều
tiền mặt cho việc đầu tư), thế nên họ phải đầu tư vào hàng trăm
cổ phiếu. Nói cách khác, chính bạn - nhà đầu tư vào quỹ tương
hỗ - đang nắm giữ hàng trăm cổ phiếu đó. Trong một vài trường
hợp, việc sở hữu quá nhiều cổ phiếu như thế này khiến việc quỹ
tương hỗ đi trước và thu lợi nhuận cao hơn mức trung bình của

các hàn thử biểu là điều gần như không thế. Trong khi đó, đây lại
chính là lí do then chốt khiến bạn đầu tư vào một tương hỗ và
chấp nhận trả cho giám đốc quỹ một khoản phí quản lý.

Có thể lấy Fidelity Magellan, một quỹ tương hỗ đã đi vào sách vở
với tên tuổi của một huyền thoại trong làng đầu tư chứng khoán -
Peter Lynch. Trong vòng từ năm 1990 đến 2004, tài sản của quỹ
này đã tăng lên con số 60 tỉ đô. Chúng ta chắc chắn sẽ không thể
tiếp tục coi Fidelity Magellan chỉ là một quỹ chỉ số nữa. Nhưng
chúng ta sẽ còn phải suy nghĩ và băn khoăn rất nhiều với câu hỏi
tại sao một quỹ đầu tư có quy mô lớn đến thế vẫn có thể "vượt
mặt" chỉ số S&P 500 về tốc độ sinh lời.

Lời kết

Đa dạng hóa giống như một cây kem: Hầu hết tất cả mọi người
đều đồng ý rằng cả đa dạng hóa và kem là những thứ "tuyệt vời".
Điều đó không có nghĩa là bạn có thể tiêu hóa quá nhiều cái tốt.
Ăn quá nhiều kem sẽ chỉ khiến bạn đau bụng mà thôi.

Ý kiến được nhất trí nhiều nhất hiện nay: Một danh mục phân bổ
cân đối với khoảng 20 cổ phiếu sẽ thực hiện được một cách hiệu
quả nhất chức năng đa dạng hóa, chống lại rủi ro. Chúng tôi xin
được dừng ở đây với câu nói nổi tiếng của Warren Buffett: "Đa
dạng hóa quy mô lớn chỉ cần thiết với những nhà đầu tư không
hiểu họ đang làm cái gì!"

×