Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tiềm ẩn “vận may” cổ phiếu ngân hàng pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.76 KB, 6 trang )

Tiềm ẩn “vận may” cổ
phiếu ngân hàng
Một số nhóm cổ phiếu, trong đó có nhóm cổ phiếu ngân
hàng hiện có mặt bằng khá rẻ và đang đứng trước cơ hội
tăng điểm.


So với điểm “đáy” vào tháng 11, Chỉ số VN-Index đến thời điểm
này đã tăng được gần 20%. Đây là một mức tăng khá ngoạn mục
và thực sự gây bất ngờ với nhiều nhà đầu tư.
Ông Ngô Mạnh Dũng, một nhà đầu tư cho biết, diễn biến của thị
trường trong giai đoạn cuối tháng 11 và đầu tháng 12 đã khiến
ông trở nên bị động hoàn toàn. Trước đây, ông vẫn nuôi ý định
cầm tiền, chờ đợi cơ hội tốt là tung tiền đầu tư. Tuy nhiên, ông
phán đoán sai vì không nghĩ rằng, cơ hội lại đến nhanh như vậy
và đến lúc này, cơ hội tốt nhất có thể đã trôi qua, trong khi số tiền
ông dành để đầu tư vẫn còn nguyên trong túi.
“Đến lúc này, có thể khẳng định rằng, sắp tới, thị trường cũng sẽ
có những phiên điều chỉnh, nhưng việc VN-Index quay trở lại
điểm “đáy” như hồi tháng 11 là không thể”, ông Dũng nhận xét.
Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, mặc dù thị trường đã qua
một nhịp sóng khá dài, nhưng cơ hội cho các nhà đầu tư chưa
phải đã hết. Lý do là, dựa trên các yếu tố cơ bản mà phân tích,
thì vẫn còn một số nhóm cổ phiếu, trong đó có nhóm cổ phiếu
ngân hàng hiện có mặt bằng khá rẻ và đang đứng trước cơ hội
tăng điểm.
Nhìn diễn biến giá của các cổ phiếu ngân hàng trong thời gian thị
trường phục hồi, một số cổ phiếu vẫn chưa tăng giá nhiều, có
những cổ phiếu thậm chí chỉ chạy ngang.
Chẳng hạn, cổ phiếu CTG của Ngân hàng Công thương Việt
Nam (Vietinbank) hiện vẫn chỉ giao dịch quanh mức 19.000


đồng/cổ phiếu, được coi là khá thấp. Trong khi đó, cổ phiếu VCB
của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tuy cũng
có phục hồi đôi chút so với thời điểm đáy, nhưng mức hồi phục
này vẫn thấp hơn mức phục hồi chung của thị trường.
Cụ thể, giá giao dịch hiện tại của VCB hiện vào khoảng 34.000
đồng/cổ phiếu, dù nhỉnh hơn so với mức đáy của cổ phiếu này là
31.000 đồng/cổ phiếu, nhưng tốc độ tăng của cổ phiếu VCB thời
gian qua mới chỉ đạt khoảng 10%, thấp hơn nhiều so với tốc độ
tăng bình quân 20% của toàn thị trường.
Tương tự, cổ phiếu EIB của Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất
nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng chỉ tăng từ mức đáy
khoảng 13.500 đồng/cổ phiếu lên hơn 15.000 đồng/cổ phiếu như
hiện nay, tức cũng chỉ tăng hơn 10%, vẫn thấp hơn so với mức
tăng trung bình của toàn thị trường.
Theo một số nhà phân tích, sở dĩ cổ phiếu ngân hàng chưa được
các nhà đầu tư săn đón nồng nhiệt, ngay cả khi thị trường khởi
sắc, là do từ đầu năm đến nay, nhóm cổ phiếu ngân hàng có ít
“sóng” nhất và nhiều người đã phải “chôn vốn” một thời gian dài
khi đầu tư vào các cổ phiếu này. Hơn nữa, năm 2010 kết thúc
cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt thời hạn các ngân hàng phải
chịu áp lực tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng.
Trong thời gian qua, nhiều nhà đầu tư không muốn đầu tư vào
nhóm này do tâm lý lo ngại áp lực nguồn cung cổ phiếu ngân
hàng sẽ kéo giá cổ phiếu nhóm này xuống. Do đó, ngay cả với
các cổ phiếu ngân hàng lớn như VCB, CTG, EIB… dù đã thừa
điều kiện về vốn vẫn bị ảnh hưởng, do tâm lý lo sợ “hiệu ứng dây
chuyền”.
Đến thời điểm này, nhiều ngân hàng tăng vốn điều lệ đúng hạn,
còn một số ngân hàng chưa hoàn thành việc tăng vốn đang kiến
nghị Ngân hàng Nhà nước lùi thời điểm tăng vốn.

Do đó, ngay cả trong trường hợp việc tăng vốn được hoãn lại thì
lý do làm ngăn cản đà tăng của cổ phiếu ngân hàng sẽ không còn
và các cổ phiếu này hoàn toàn có điều kiện để “đuổi” theo mặt
bằng giá của các nhóm cổ phiếu khác trên thị trường.

×