Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Quỹ đầu tư nước ngoài lựa chọn cổ phiếu như thế nào? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.82 KB, 11 trang )

Quỹ đầu tư nước ngoài lựa chọn cổ
phiếu như thế nào?

Trình độ chuyên môn của chuyên gia trong các quỹ
đầu tư nước ngoài thực ra không phải “cao siêu” như
thiên hạ vẫn tưởng
Có lẽ không mấy người biết đến cách thức lựa chọn
cổ phiếu của các quỹ đầu tư nước ngoài.

Người ta thường chỉ đồ rằng họ làm ăn có bài bản, chiến
lược đầu tư rõ ràng, đặc biệt là dựa vào các nghiên cứu
sâu về thị trường và công ty niêm yết, nhờ có một lực
lượng chuyên gia lành nghề và giàu kinh nghiệm, để chọn
ra được cổ phiếu nào có giá trị lớn/nhỏ hơn giá thực tế
đang lưu hành trên thị trường và xác định được thời điểm
chính xác để mua hoặc bán.

Điều này có thể đúng đối với một số quỹ, nhưng đối với
nhiều quỹ, quy trình ra quyết định đầu tư lại đơn giản và
có tính hệ thống (máy móc) hơn nhiều, dựa trên hệ thống
máy tính tự động tính toán và lựa chọn ra những cổ phiếu
tối ưu trong số những cổ phiếu tham khảo.

Cụ thể hơn, nó sẽ tự động lựa chọn và đầu tư vào 10, 20
(hoặc hơn, tùy thuộc vào quy mô quỹ) các cổ phiếu dẫn
đầu thị trường. Nó sẽ điều chỉnh tỷ trọng đầu tư vào cổ
phiếu của từng công ty trong danh sách này, tùy thuộc
vào triển vọng của các cổ phiếu đó.

Có hai lý do chính cho việc dựa vào máy tính. Lý do thứ
nhất là trình độ chuyên môn của chuyên gia trong các quỹ


đầu tư nước ngoài thực ra không phải “cao siêu” như
thiên hạ vẫn tưởng, làm cho việc lựa chọn cổ phiếu của
họ mang tính cảm tính là nhiều hơn.

Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng ngay cả các quỹ đầu
tư ở các nước tiên tiến như nước Anh, nhiều chuyên gia
không hề có bằng cấp chuyên môn gì về tài chính, và
càng ít người có chuyên môn về phân tích/môi giới chứng
khoán (xem, ví dụ, cuốn “Fear, Greed and Panic – The
Psychology of the Stock Market” của TS. tâm lý học David
Cohen). Tất cả những kỹ năng mà họ có là những kỹ năng
mà họ sẽ phải học qua công việc.

Một tác giả khác tính rằng chỉ có khoảng 20% các nhà
chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán là có một loại
chứng chỉ nào đó liên quan đến một lĩnh vực tài chính cụ
thể. Không ít chuyên gia chứng khoán có tiếng ở Anh có
xuất thân là giáo viên dạy ngoại ngữ, luật, hoặc kinh tế, và
nhiều người đến với nghề môi giới hoặc kinh doanh
chứng khoán chuyên nghiệp hoàn toàn tình cờ.

Nhiều nhà môi giới hoặc đầu tư khác có chứng chỉ kế toán
nhưng kế toán và môi giới là hai nghề hoàn toàn khác
biệt, đòi hỏi những kỹ năng khác nhau, mặc dù đều dính
dáng đến con số. Một số khác thì chẳng có lấy một loại
bằng cấp nào cả.

Lý do thứ hai là với những quỹ lớn, có danh mục đầu tư
dàn trải vào cổ phiếu của nhiều công ty thì việc so sánh và
xử lý một lượng quá lớn thông tin không chỉ liên quan đến

các công ty có trong danh mục hiện tại và tương lai, mà
còn các thông tin chung về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc
tế v.v (dính dáng ít nhiều đến hoạt động của các công
ty, các thị trường trong và ngoài nước), là một việc làm
quá sức người, không thể tránh sai và sót, và dẫn đến
những quyết định đầu tư gây thua lỗ.

Các nhà tâm lý học đã chứng minh rằng trước khối lượng
thông tin quá lớn so với khả năng hấp thụ của con người
như vậy, người ta có xu hướng rơi vào trạng thái stress và
mắc sai lầm, mà trong hoàn cảnh bình thường thì không
xảy ra.

Các nhà quản lý quỹ phải đưa ra quyết định hầu như trong
khoảnh khắc khi các chỉ số liên quan trên thị trường thay
đổi. Nếu mắc sai lầm trong một thời điểm ngắn ngủi, bề
dầy thành tích trước đó của anh ta có thể tan thành mây
khói. Bởi vậy, các nhà quản lý quỹ luôn hoạt động trong
tình trạng bị áp lực. Thí nghiệm tâm lý học cho thấy một
chút áp lực sẽ làm cho chất lượng hoạt động của chủ thể
tốt hơn, nhưng áp lực quá lớn sẽ dẫn đến hậu quả ngược
lại.

Nghiên cứu của Cohen cũng cho thấy nhiều chuyên gia
trên thị trường chứng khoán luôn cảm thấy áp lực lớn, và
áp lực này càng trở nên lớn hơn khi các thị trường tài
chính biến động nhanh hơn như trong thời đại ngày nay.

Nhờ sử dụng hệ thống máy tính tự động phân tích và lựa
chọn như vậy, người ta có thể tránh được vấn đề quá tải

thông tin và có được những quyết định chính xác hơn, vì
đã có bằng chứng cho thấy máy tính chuẩn đoán được
các “bệnh tật” của một loại cổ phiếu nào đó tốt hơn là của
những chuyên gia trên thị trường, mà đến một nửa trong
số đó là không được đào tạo bài bản về tài chính như ở
Anh.

Tuy vậy, việc hầu như các quỹ đều sử dụng hệ thống máy
tính để phân tích thị trường sẽ dẫn đến hậu quả là thị
trường bị bóp méo, và đem thêm đến một biến số mới trên
thị trường. Sự dựa vào máy móc như thế này chính là một
lý do tại sao các công ty lớn lại hấp dẫn hơn nhiều các
công ty nhỏ trên thị trường.

Nếu một quỹ sử dụng hệ thống máy tính lựa chọn cổ
phiếu như thế này, và trong danh mục lựa chọn đó có cổ
phiếu của một công ty lớn là A thì hầu như chắc chắn quỹ
đó sẽ mua cổ phiếu của A. Như vậy, nhu cầu cổ phiếu A
bị đẩy lên cao và giá của nó sẽ phải tăng, bất chấp việc
mức giá cao đó có thể không phản ánh giá trị thực của nó.

Ngược lại, cổ phiếu các công ty nhỏ không được xác định
và đưa vào danh mục lựa chọn, và do đó coi như bị quên
lãng trên thị trường. Và danh mục đầu “tối ưu” tư do máy
tính lựa chọn ra chính là một biến số mới trên thị trường,
biến động định kỳ theo chương trình lập sẵn, với các
thông số đầu vào mới.

Một kết quả rất logic cho thực tế này là hầu như các quỹ
(có sử dụng hệ thống máy tính kiểu này) sẽ có một danh

mục đầu tư khá tương tự nhau. Vốn sẽ đổ ngày càng
nhiều hơn vào các blue-chip do máy tính lựa chọn ra, và
giá của chúng sẽ tăng không ngừng.

Điều này có lẽ phần nào lý giải tại sao giá của một số
blue-chip ở thị trường chứng khoán Việt Nam có giá cao
ngất ngưởng, mà không thể lý giải được từ các cơ sở kinh
tế thông thường.

×