Áp dụng phân tích kỹ thuật vào việc lựa chọn cổ
phiếu đầu tư.
PTKT là việc dựa vào những thay đổi về giá cả và khối lượng trong quá khứ để dự
báo xu thế biến động giá cả trong tương lai. Hiện nay sử dụng phương pháp phân
tích kỹ thuật để lựa chọn cổ phiếu đầu tư được áp dụng khá phố biến trên thị
trường. Tuy vậy, Phân tích kỹ thuật có nhiều chỉ báo để lựa chọn một cổ phiếu.
Dưới đây tôi xin trình bày một vài chỉ báo thông dụng nhất: Qua các bước phân
tích kỹ thuật.
1) Xác định giai đoạn, xu hướng, sóng hiện tại.
Để xác định xu hướng sóng người ta thường sử dụng đường xu hướng. Nó là
đường thằng nối liền phần lớn các điểm cao nhất (thấp nhất) của đồ thị. Có thể vẽ
cả hai đường xu hướng trên và xu hướng dưới để hình thành lên khoảng biến động
của giá.
Xác định giai đoạn: Thường được chia làm 4 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Sau thời kỳ suy giảm kéo dài thị trường đi ngang và tích luỹ.
Giai đoạn 2: Thị trường bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh.
Giai đoạn 3: Thị trường trở lại lình xình với những đợt sóng nhỏ.
Giai đoạn 4: Xu hướng suy giảm mạnh.
Thị trường Việt Nam hiện nay đang trong tình trạng suy giảm kéo dài. Tâm lý
trung của nhà đầu tư đang trong tình trạng chán nản. Đang dần chuyển sang giai
đoạn 1.
Ngoài ra các nhà đầu tư còn lựa chọn đầu tư theo sóng. Tuỳ vào sự ưa thích rủi ro
của từng ngưòi mà họ quyết định “lướt” theo những sóng nhỏ hay sóng lớn. Trong
đó sóng Elliot Wave được xem là sóng điển hình. Nó bao gồm 5 đỉnh và đáy liên
tiếp.
2) Xem xét Cường lực của xu hướng hiện tại.
Để xác định cường lực của xu hướng thường dùng chỉ báo ADX. ADX thường có
giá trị từ 0-60. ADX càng cao thì xu hướng càng mạnh và ngược lại. Khi sử dụng
ADX người ta thường đi kèm với hai đường xung lượng +DI, -DI: +DI vượt lên -
DI xu thế rõ ràng và ngược lại.
3) Xác định các mức kháng cự và mức hỗ trợ.
Để xác định mức cản và hỗ trợ thường dùng chỉ báo Fibonacci. Trong đó có các
mốc phổ biến là 23,6%, 38,2%, 50,0% và 61,8%. Được chia theo tỷ lệ gọi là “tỷ lệ
vàng”
Mức hỗ trợ: Là mức mà ở đó một lực lớn nhà đầu tư cho rằng giá có thể bật
lại, và khó có thể xuyên thủng mức này.
Mức kháng cự: Cũng tương tự mức hỗ trợ. Nó là mức giá mà lượng lớn nhà
đầu tư cho rằng giá khó có thể tăng và vượt quá mốc này. Và khi nó đã
vượt qua thì nó lại trở thành một mức hỗ trợ cho nhà đầu tư.
Một số nhà đầu tư chuyên đầu tư theo các mức hỗ trợ và kháng cự. Có nghĩa là khi
mức giá sắp chạm mức hỗ trợ sẽ mua vào, và khi giá chạm mức kháng cự thì bán
ra…
4) Các tín hiệu mua và bán.
Xác định các tín hiệu mua bán ngưòi ta thường sử dụng các tín hiệu như MACD,
Aroon, RSI, CCI….
Chỉ báo MACD:
Khi đường MACD cắt đường tín hiệu của nó từ dưới lên, hoặc đang trên
đường tín hiệu của nó: mua vào
Khi đường MACD cắt đường tín hiệu của nó từ trên xuống, hoặc đang ở
dưới đường tín hiệu: bán ra.
Chỉ báo RSI: phản ánh cung cầu của cố phiếu trên thị trường.
RSI<30: thể hiện tình trạng hiện tại là cung trên thị trường về cổ phiếu này
là lớn. Theo quan hệ cung cầu thì thị trường sẽ điều chỉnh tới mức cân
bằng-> mua vào
RSI>70: Tình trạng thị trường đang ở cầu về cổ phiếu quá nhiều, nhiều khả
năng sẽ điều chỉnh. -> bán ra.
Chỉ báo CCI: Chỉ báo này cũng có ý nghĩa tương tự như chỉ báo RSI,). Nó cũng
giao động giữa hai vùng quá mua và quá bán (overbought) và quá bán (oversold).
Điều kiện làm việc tốt nhất của chỉ số này là thị trường trong trạng thái ít biến
động, ảm đạm (sideways market). Nó thường được kiết hợp sử dụng với đường
Directional movement Index.
CCI<-100 : Thị trường đang quá bán -> mua vào
CCI>+100 : Thị trường đan quá mua: Bán ra
Chỉ báo Aroon: Aroon là một chỉ báo dùng để thăm dò sự bắt đầu của một xu
hướng mới.Bao gồm 2 lằn gọi là Aroon Up và Aroon Down.
Khi lằn Aroon Up bước vào vùng 70 đến 100 : Mua vào
Khi lằn Aroon Down bước vào vùng 70 đến 100: Bán ra
Khi 2 lằn Aroon Up và Aroon down cắt nhau báo tín hiệu khả năng thị
trường đảo chiều xu thế.
Ngoài các chỉ báo trên, biểu đồ Candlestick cũng được áp dụng khá phổ biến Tuy
vậy, nó là một tổ hợp các chỉ báo cần có sự nghiên cứu kỹ không thể hướng dẫn
trong một hai buổi… mong các bạn tự về nghiên cứu sách.
5) Biến động về khối lượng giao dịch.
Khối lượng giao dịch thể hiện sự ham thích của nhà đầu tư với từng loại cổ phiếu.
Trong xu hướng tăng, khối lượng tăng theo cho biết nhịp tăng được duy trì
và ngược lại.