Ngày soạn: 10/3/2010 Người soạn: H’Nhương Kbuôr
Ngày giảng: 27/3/2010 GVHD: Đỗ Thị Phương Thu
Tiết PPCT: 61-62
TIẾT 61 – TIẾT 62: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Khái niệm về tốc độ phản ứng hóa học.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt của chất phản
ứng, xúc tác có ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
2. Kĩ năng
HSvận dụng : Thay đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt để thay đổi tốc độ phản ứng. Dùng
chất xúc tác để tăng tốc độ phản ứng.
II. PHƯƠNG PHÁP
- Nêu vấn đề, đàm thoại.
- Thí nghiệm nghiên cứu
III. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
- Chuẩn bị máy chiếu
- Hóa chất :
Dung dịch H
2
SO
4
0,1M, Na
2
S
2
O
3
Natri Thiosunfat 0,1M dung dịch BaCl
2
0,1m, dung dịch HCl 4M,
dung dịch H
2
O
2
,1g đá vôi (hạt to) và 1g đá vôi (hạt nhỏ hơn) và MnO
2
dạng bột.
- Dụng cụ: Cốc thủy tinh, ống nghiệm, giá thí nghiệm.
2. Học sinh
Đọc bài trước khi đến lớp
IV. TỔ CHỨC TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định lớp học
2. Bài mới
Tiết 61
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Hoạt động 1: Nghiên cứu khái niệm về tốc độ
phản ứng hóa học
- GV đặt vấn đề: Chúng ta tiến hành 2 thí nghiệm
hh khác nhau được biểu diễn bởi 2 pt
BaCl
2
+ H
2
SO
4
→ BaSO
4
↓ + 2HCl (1)
Na
2
S
2
O
3
+H
2
SO
4
→ S↓+ SO
2
↑+H
2
O+Na
2
SO
4
(2)
- Hãy quan sát thí nghiệm, nhận xét hiện tượng,
so sánh hiện tượng và cho biết phản ứng xảy ra
nhanh hơn
- HS: quan sát, nhận xét và rút ra kết luận
I. Khái niệm về tốc độ phản ứng hóa
học
1. Thí nghiệm : Nhỏ dung dịch
H
2
SO
4
, 0,1M vào 2 cốc có chứa lần
lượt dung dịch BaCl
2
0,1M và Na
2
S
2
O
3
0,1M.
BaCl
2
+ H
2
SO
4
→ BaSO
4
↓ + 2HCl (1)
Phản ứng 1 xảy ra nhanh hơn
Na
2
S
2
O
3
+ H
2
SO
4
→ S↓ + SO
2
↑ +
H
2
O + Na
2
SO
4
(2) Một lúc sau mới
- GV chiếu kết quả và kết luận về tốc độ phản ứng
- GV cho Ví dụ và yêu cầu HS tính toán
Br
2
+ HCOOH → 2HBr + CO
2
Lúc đầu nồng độ Br
2
là 0.0120 mol/l, sau 50s nồng
độ là 0.0101 mol/l.Tính tốc độ trung bình của phản
ứng.
- GV hướng dẫn HS rút biểu thức tính tốc độ trung
bình pư
- HS rút ra công thức tính tốc độ trung bình của pư
xuất hiện kết tủa
2. Nhận xét :
- Tốc độ phản ứng là độ biến thiên
nồng độ của một trong các chất phản
ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị
thời gian.
- Biểu thức tính tốc độ trung bình phản
ứng theo chất tham gia
V=(C
1
–
C
2
)/ (t
2
– t
1
)
- Biểu thức tính tốc độ trung bình phản
ứng theo chất tạo thành
V=(C
2
–
C
1
)/ (t
2
– t
1
)
Hoạt động 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng
độ đến TĐPƯ
GV: Thực hiện thí nghiệm của dung dịch H
2
SO
4
với 2 dung dịch Na
2
S
2
O
3
có nồng độ khác nhau.
- Cốc (a) 25ml Na
2
S
2
O
3
0,1m
- Cốc(b) 10ml Na
2
S
2
O
3
0,1m+15ml nước cất →
nồng độ của Na
2
S
2
O
3
còn 0,04M.
- Yêu cầu HS quan sát xem trường hợp nào dung
dịch trong cốc chuyển từ trong suốt sang trắng
đục nhanh hơn ?
- HS : Quan sát trả lời.
Hoạt động 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của áp
suất đến TĐPƯ
- GV chiếu bảng sau: Thực hiện phản ứng sau
trong bình kín.
2HI(k) " H2(k) + I2(k)
P
HI
(atm) 1 2
V(mol/l.s) 1,22.10-8 4,88.10-8
Từ các dữ liệu ở phản ứng hãy nhận xét về sự
liên quan giữa áp suất và tác động của phản ứng
có chất khí tham gia.
- HS nhận xét và trả lời
Hoạt động 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt
độ đến TĐPƯ
- GV thực hiện TN:
+ 25ml dd H
2
SO
4
0,1M + 25ml dd Na
2
S
2
O
3
0,1M
( pư ở nhiệt độ thường)
+ 25ml dd H
2
SO
4
0,1M + 25ml dd Na
2
S
2
O
3
(pư ở
khoảng 50
0
c)
- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét.Trường
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ
phản ứng
1. Ảnh hưởng của nồng độ
Kết luận :
Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc
độ phản ứng tăng.
2. Ảnh hưởng của áp suất
Kết luận :
Khi áp suất tăng, nồng độ chất khí tăng
theo, nên tốc độ phản ứng tăng.
3. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Kết luận :
Nhiệt độ phản ứng tăng, tốc độ phản
ứng tăng.
Thực tế thí nghiệm cho thấy thông
thường cứ tăng nhiệt độ lên 10
o
C thì
tốc độ phản ứng tăng lên từ 2 đến 4
lần.
hợp nào phản ứng xảy ra nhanh hơn?
- HS Quan sát và nhận xét
Hoạt động 5: Củng cố
- Giáo viên và HS đàm thoại về các kiến thức đã
học trong bài.
- GV chiếu một số BT trắc nghiệm củng cố:
Câu 1 . Chọn cụm từ thích hợp cho khoảng trống
trong câu : “Vận tốc phản ứng được đo bằng biến
thiên trong một đơn vị thời gian.”
A. tổng khối lượng các chất
B. tổng số lượng các nguyên tử
C. lượng chất tham gia hoặc hình thành
D. thành phần nguyên tố cấu tạo nên các chất
Câu 2: Cho phản ứng :
S
2
O
8
2-
+ 2I
-
→ 2SO
4
2-
+ I
2
Nếu ban đầu nồng độ của I- bằng 1 M và nồng độ
sau 20 giây là 0,752 M thì tốc độ trung bình của
phản ứng trong thời gian này bằng :
A. 24,8.10
–3
M/giây
B. 12,4.10
–3
M/giây
C. 6,2.10
–3
M/giây
D. -12,4.10
–3
M/giây
Câu 1: Đáp án C
Câu 2: Đáp án B
3. Dặn dò
- Học bài cũ và xem trước bài mới
- Làm các bài tập 1,2,3,trang 153 SGK.
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Hội An, ngày 22 tháng 3 năm 2010
Giáo sinh thực tập Giáo viên hướng dẫn
H’Nhương Kbuôr Đỗ Thị Phương Thu
TIẾT 62
1. Bài cũ
Nêu khái niệm tốc độ phản ứng? Biểu thức tính tốc độ trung bình của phản ứng?
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Hoạt động 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của diện
tích bề mặt đến TĐPƯ
- GV: Làm thí nghiệm Axit HCl tác dụng với 2
mẫu đá vôi có kích thước khác nhau.
CaCO
3
+ 2HCl → CaCl
2
+ CO
2
↑ + H
2
O
Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm và nhận xét
- HS : Quan sát nhận xét và kết luận.
- GV bổ sung thêm.
Hoạt động 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất
xúc tác đến TĐPƯ
- GV mô tả thí nghiệm về sự phân hủy của H
2
O
2
chậm trong dung dịch ở nhiệt độ thường.
2H
2
O
2
→ 2H
2
O + O
2
↑
- Khi cho vào 1 ít bột MnO
2
- Quan sát sự phân hủy của H
2
O
2
chậm trong dung
dịch ở điều kiện thường và khi rắc thêm vào 1 ít
bột MnO
2
thì H
2
O
2
phân hủy nhanh hơn, từ đó em
hãy rút ra nhận xét và kết luận.
- HS rút ra nhận xét và kết luận.
- GV bổ sung thêm
4. Ảnh hưởng của diện tích bề mặt
Kết luận :
Vậy đối với phản ứng có chất rắn tham gia, khi
tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản
ứng tăng.
5. Ảnh hưởng của chất xúc tác
- Khi kết thúc phản ứng chất xúc tác MnO
2
không
bị tiêu hao.
- Kết luận :
Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng,
nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.
Hoạt động 3: Nghiên cứu ý nghĩa thực tiễn của
tốc độ pư
- GV: Hãy nêu các vận dụng trong đời sống
của các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản
ứng?
- HS nghiên cứu SGK và trả lời
III. Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được
vận dụng nhiều trong đời sống và sản xuất.
- Chẻ nhỏ củi, đập nhỏ than để đốt → tăng diện tích
tiếp xúc.
- Nấu thực phẩm trong nồi áp suất → tăng áp suất.
- Đốt axetilen trong oxi nguyên chất để tăng nhiệt
độ hàn → tăng nồng độ.
Hoạt động 4: Củng cố
Làm BT số 4, 5 /145 SGK
Bài 4:
a) Không khí nén có nđ occi cao hơn trong kk
thường nên TĐPƯ tăng. Dùng kk đã nóng sẵn
từ trước thổi vào lò cao sẽ làm cho toàn bộ
nguyên vật liệu trong là được sấy nóng lên,
đến khi than cốc trong lò cháy tỏa nhiệt sẽ làm
cho nhiệt độ trong lò cao hơn nữa, tiết kiệm
nhiên liệu, rút nhắn thời gian luyện gang.
b) Tăng nhiệt độ để tăng tốc độ pư
c) Tăng diện tích bề mặt chất rắn để tăng TĐPƯ
Bài 5:
Zn + H
2
SO
4
ZnSO
4
+ H
2
a) Thay Zn hạt bằng Zn bột làm tăng dt bề mặt
chất rắn nên TĐPƯ tăng
b) TĐPƯ giảm
c) TĐPƯ tăng
d) TĐPƯ tăng
3. Dặn dò
- Học bài cũ
- Làm BT 7.1, 7.2/56, BT7.4, 7.5/57 SBT
-
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Hội An, ngày 22 tháng 3 năm 2010
Giáo sinh thực tập Giáo viên hướng dẫn
H’Nhương Kbuôr Đỗ Thị Phương Thu