Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những bài thuốc diệu kỳ của dân tộc thiểu số docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.7 KB, 5 trang )

Những bài thuốc diệu kỳ của dân
tộc thiểu số


Những người phụ nữ dân tộc thiểu số vùng cao sinh nở thường dễ dàng
hơn so với miền xuôi. Nhiều người trong chúng ta chắc đã có lần nghe nói các
sản phụ người dân tộc được tắm bằng một thứ nước từ cây cỏ để cho cơ thể
chóng bình phục.
Chỉ vài ngày sau khi sinh, họ đã có thể lên nương làm rẫy, có khi còn
địu cả đứa trẻ sơ sinh đi cùng. Đối với sản phụ người miền xuôi thì đây là việc
ngoài sức tưởng tượng.
Như đã biết, phụ nữ sau khi sinh thường rất yếu, các cơ bắp nhão, lỗ chân
lông mở rộng, miễn dịch giảm
Vì vậy, việc ăn uống, đi lại, vệ sinh… thường phải kiêng kỵ kỹ lưỡng theo
những kinh nghiệm của các thế hệ trước truyền lại. Tuy việc kiêng khem nhiều khi
phản khoa học, nhưng vẫn được họ tuân thủ nghiêm ngặt, vì sợ.
Do đó, các sản phụ miền xuôi sau khi sinh thường phải mất từ 1 đến 2
tháng sau khi sanh mới bình phục sức khỏe.
Tuy nhiên, ở các vùng núi cao, nơi các dân tộc sinh sống, điều kiện khí hậu
khắc nghiệt…, vậy mà các sản phụ sau khi sinh chỉ một đến ba ngày là có thể đi
làm nương bình thường. Đó là nhờ những cây thuốc đặc biệt tốt cho sức khỏe
được sử dụng theo kinh nghiệm từ đời này sang đời khác.
Ngoài các dạng thuốc truyền thống thường gặp trong cộng đồng dân tộc ở
miền núi, như thuốc sắc, rượu thuốc, cao thuốc để uống, thuốc đắp bó gãy xương
còn có dạng thuốc tắm.
Thuốc tắm (tiếng Dao gọi là “đìa dảo xin”) không chỉ của người Dao đỏ ở
Sapa mà còn là dạng thuốc của nhóm người Dao khác ở Việt Nam. Hầu hết các
thành viên trong mỗi gia đình người Dao đều biết cây thuốc tắm.
Bài thuốc tắm của người Dao đỏ ở Sapa bao gồm nhiều loại cây hơn so với
các nhóm người Dao khác. Có thể là do kinh nghiệm sử dụng cây cỏ của họ phong
phú hơn và thiên nhiên ở nơi cư trú của họ cũng có nhiều loại cây thuốc hơn.


Số cây thuốc trong một bài thuốc tắm thường rất lớn, dao động từ 10 - 120
loài, thuộc nhiều họ thực vật và dạng sống khác nhau. Trong đó có khoảng 5 - 10
cây thuốc được coi là quan trọng nhất.
Thống kê sau đây cho thấy số loài trong các họ thực vật thường được người
Dao đỏ ở Sapa sử dụng làm thuốc tắm: họ Actinidiaceae (1 loài), Annonaceae (2),
Araceae (2), Araliaceae (1), Aristolochiaceae (1), Asteraceae (2), Capparidaceae
(1), Convallariaceae (1), Cucurbitaceae (1), Equisetaceae (1), Euphorbiaceae (1),
Fabaceae (2), Gesneriaceae (1), Hernandiaceae (3), Lamiaceae (2),
Lardizabalaceae (1), Moraceae (3), Oleaceae (1), Ranunculaceae (5), Rubiaceae
(3), Rutaceae (1), Schisandraceae (1), Zingiberaceae (2). Tổng cộng 39 loài (theo
Trần Văn Ơn, chương trình điều tra bài thuốc tắm, 2004).
Sau khi lấy đủ nguyên liệu, các cây thuốc được cho vào chảo hay nồi lớn có
dung tích khoảng 50 lít, đun sôi trong nước khoảng 20 phút. Nước thuốc được đổ
vào thùng gỗ lớn đủ cho một người ngồi vào (hiện nay một số nơi thay bằng thùng
nhựa).
Để nhiệt độ giảm còn khoảng 50 độ C (hoặc có thể pha thêm nước mát vào
nước cốt đặc). Người tắm ngâm mình trong nước thuốc trong thời gian khoảng 15
- 30 phút, khi thấy toát mồ hôi, tim đập mạnh và thở nhanh thì thôi.
Thuốc tắm dùng để chữa các bệnh đau nhức cơ, xương, khớp, cảm cúm,
ngứa, táo bón, đinh nhọt; hoặc để tăng cường thể lực cho phụ nữ sau đẻ, người sau
khi ốm. Người lao động nặng nhọc, mệt mỏi, sau khi tắm thấy cơ thể nhẹ nhõm,
tinh thần sảng khoái, sức khỏe được hồi phục.
Tùy từng người, nếu ngâm thuốc tắm quá lâu có thể sẽ bị say thuốc và
buồn ngủ. Trong trường hợp này chỉ cần nằm nghỉ hoặc ngủ một lúc sẽ hết.

Bên cạnh việc tắm cho sản phụ sau khi sinh, bà con dân tộc thường giã nát
và vắt lấy nước tươi của cây bổ đắng (còn có tên là thất diệp đởm) cho sản phụ
uống ngay sau khi vừa sinh xong.

Cây này có khả năng trục huyết ứ mạnh, làm ra sạch huyết hôi, làm săn se

lỗ chân lông và săn chắc các cơ bắp, tăng miễn dịch của cơ thể và giúp cơ thể
thích nghi tốt với môi trường (chịu được quá lạnh, quá nóng hoặc môi trường độc
hại), do đó giúp sản phụ nhanh chóng hồi phục sức lực.

Hiện nay, cây thất diệp đởm đã được nghiên cứu làm thuốc tăng lực, hạ mỡ
máu, hạ đường máu và ngăn ngừa bệnh tim mạch với tên gọi giảo cổ lam. Các kết
quả lâm sàng cho thấy tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người.

Hy vọng ngày càng có nhiều cây thuốc cổ truyền của các dân tộc thiểu số
được đưa ra ánh sáng khoa học nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe
của nhân dân. ó


×