Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những nhóm người có nguy cơ nhiễm giun lươn cao docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.28 KB, 5 trang )

Những nhóm người có nguy cơ
nhiễm giun lươn cao


Tỷ lệ nhiễm giun lươn: Tỷ lệ nhiễm giun trong nhóm nghiên cứu (dựa
vào huyết thanh chẩn đoán) là 82%. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với các
nghiên cứu của các tác giả khác. Điều này có thể giải thích rằng do cách chọn
mẫu là chọn trong dân số đã có triệu chứng mắc bệnh, khác với các nghiên
cứu khác cỡ mẫu là cộng đồng dân cư nói chung. Đồng thời điều này cũng nói
lên được rằng tỷ lệ những người có triệu chứng rối loạn ở ống tiêu hóa kéo
dài hay tái đi tái lại bị nhiễm giun lươn là khá cao, vì vậy cần quan tâm ở các
đối tượng này, tránh tình trạng kéo dài thời gian chẩn đoán và điều trị bệnh.
Tương quan giữa huyết thanh chẩn đoán (HTCĐ) và tuổi: Theo nghiên
cứu chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt thống kê về tình trạng nhiễm giun với độ
tuổi (p dưới 0,05). Ở tuổi trên 40 tỷ lệ nhiễm giun cao hơn nhiều (92,7%) so với tỷ
lệ không nhiễm (7,3%). Điều này có thể giải thích rằng khi từ 40 tuổi trở lên miễn
dịch cơ thể bắt đầu suy yếu là điều kiện thuận lợi cho sự bùng phát của giun lươn,
do đó bệnh nhân nhập viện điều trị nhiều hơn. Từ 40 tuổi trở xuống đa số bệnh
nhân ở dạng nhiễm giun không triệu chứng vì vậy không nằm trong lô nghiên cứu.
Chúng ta cần đặc biệt lưu ý những bệnh nhân có tình trạng rối loạn tiêu hóa
kéo dài, hay tái phát xảy ra sau 40 tuổi để có chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh
kéo dài tình trạng bệnh gây tốn kém về vật chất, tổn thương về sức khỏe và tinh
thần của bệnh nhân.
Đồng thời cần có biện pháp tích cực nâng cao sức đề kháng cơ thể, bảo vệ
hệ thống miễn dịch. Ngành y tế cũng nên đưa ra các biện pháp phòng bệnh càng
sớm càng tốt.
Tương quan giữa HTCĐ và giới: Theo kết quả nghiên cứu chúng tôi ghi
nhận không có sự tương quan giữa tình trạng nhiễm giun và giới tính (p trên 0,05).
Tương quan giữa HTCĐ và vùng dịch tễ: Kết quả nghiên cứu cho thấy
có sự tương quan giữa tình trạng nhiễm giun và yếu tố dịch tễ (p dưới 0,05).
Những bệnh nhân sống ở vùng dịch tễ có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn những


người ngoài vùng, trong dân số nghiên cứu tỷ lệ nhiễm giun của người sống trong
vùng nội dịch là 92,3%, trong khi đó chỉ khoảng 74% đối với người ở ngoài vùng
nội dịch. Điều này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác.
Vì vậy ở những vùng nội dịch ngành y tế cần có biện pháp giáo dục tích
cực, để giảm tỷ lệ nhiễm cũng như phát hiện và điều trị kịp thời tình trạng nhiễm
giun, tránh để bệnh gây nên những biến chứng nặng nề nguy hiểm cho bệnh nhân.
Tương quan giữa HTCĐ và tiền căn tiếp xúc đất: Bệnh nhân có tiền căn
tiếp xúc đất có nhiều nguy cơ bị nhiễm giun hơn bệnh nhân khác (p dưới 0,05). Vì
vậy trong công tác phòng bệnh phải hướng dẫn bệnh nhân, đặc biệt là những
người thường xuyên tiếp xúc với đất nên có biện pháp phòng hộ (như đeo găng
tay, mang giày, ) để hạn chế bị nhiễm giun.
Tương quan giữa HTCĐ và triệu chứng da, máu, các triệu chứng khác:
Theo kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy có sự tương quan giữa tình trạng
nhiễm giun và các biểu hiện lâm sàng khác, ngoài triệu chứng rối loạn ở ống tiêu
hóa kéo dài hay tái đi tái lại (p dưới 0,05).



Điều này cho thấy công tác hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng cẩn thận hỗ
trợ rất nhiều trong việc chẩn đoán bệnh. Dữ liệu lâm sàng càng phong phú càng
tạo điều kiện cho việc chẩn đoán xác định dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, hạn chế
biến chứng nặng.
Tương quan giữa HTCĐ và yếu tố suy giảm miễn dịch: Có sự tương
quan thuận giữa nhiễm giun lươn và tình trạng miễn dịch của cơ thể ( p dưới 0,05),
những người có miễn dịch kém tỷ lệ nhiễm giun sẽ cao hơn (88,5%/ 11,5%).
Tương quan giữa HTCĐ và tình trạng tăng E: Nghiên cứu cho kết quả
tỷ lệ nhiễm giun cao hơn ở những người có E tăng (90%), (p dưới 0,05). Theo
nghiên cứu của các tác giả khác không luôn luôn có tăng E ở bệnh nhân nhiễm
giun lươn, tỷ lệ tăng E ở người nhiễm giun lươn là 42,3%. Sự khác biệt này cần có
nghiên cứu chi tiết hơn để đánh giá lại.

Tương quan giữa HTCĐ và xét nghiệm phân: Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p dưới 0,05) giữa người có xét nghiệm phân dương tính và âm tính.
Những người có xét nghiệm phân dương tính có tỷ lệ HTCĐ dương tính cao hơn
trường hợp ngược lại. Vì vậy càng có nhiều dữ kiện chẩn đoán thì việc định bệnh
càng chính xác hơn.
Tương quan giữa HTCĐ và nhiễm giun móc kèm theo: Tỷ lệ nhiễm
giun móc cao hơn ở bệnh nhân bị nhiễm giun lươn, khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p dưới 0,05). Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đây: nơi nào có giun
móc là ở đó có giun lươn


×