Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Quả gấc một loại thuốc chữa bệnh độc đáo potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.79 KB, 5 trang )

Quả gấc một loại thuốc chữa
bệnh độc đáo


Gấc là một cây thực phẩm đặc biệt của Việt Nam, có tên khoa học là
momordica cochinchinensis (spreng) lour thuộc họ bầu bí cucurbitaceae. Có
khoảng 45 loài thuộc chi momordica trên thế giới phân bố ở các vùng nhiệt
đới. Ở Việt Nam có khoảng 3 loài thường gọi là gấc nếp, gấc tẻ và gấc lai.



Tập tục nấu xôi gấc đã có trong nhân dân ta hàng nghìn năm nay, thông
thường là sử dụng màng đỏ bao quanh hạt. Có nơi, còn dùng cả phần thịt vàng của
quả gấc trộn lẫn với màng đỏ bao quanh hạt. Hạt gấc được dùng làm thuốc giảm
đau, chống viêm trong y học dân gian, trong cuốn Nam Dược Thần Hiệu của Tuệ
Tĩnh vào thế kỷ 14 đã ghi nhiều công dụng chữa bệnh của nó, trong đó có bài
thuốc chữa bệnh quai bị mà vị chính là hạt gấc. Hạt này còn được gọi là mộc miết
tử, là vị thuốc được ghi chính thức vào dược điển Trung Quốc năm 1988 và 1993
để điều trị mụn nhọt, chống viêm. Thân và rễ gấc được dùng điều trị tê thấp, đau
nhức xương, lá gấc non được dùng để điều trị mụn nhọt. Có khi người ta còn dùng
chữa các bệnh sưng vú, áp xe.
Gấc là loại thực phẩm đã được sử dụng lâu đời ở nước ta, nhưng việc
nghiên cứu cây này thì mới chỉ được nghiên cứu trong những năm gần đây. Năm
1988 - 1989 trong khuôn khổ chương trình trọng điểm quốc gia nghiên cứu về các
chất dinh dưỡng 64D03 do GS. Từ Giấy làm chủ nhiệm chương trình, TS. Phan
Quốc Kinh và các cộng sự đã nghiên cứu các chế phẩm từ quả gấc để làm các chất
bổ sung dinh dưỡng thuộc đề mục 64D0305B.
Từ năm 1941, bộ môn dược liệu Đại học dược Hà Nội đã bước đầu xác
định màng đỏ bao quanh hạt gấc có chứa beta-caroten và một tỉ lệ dầu thảo mộc
cao. Một số nhà khoa học Đại học y Hà Nội và Đại học dược Hà Nội thời đó đã
chứng minh dầu màng đỏ bao quanh hạt gấc có tác dụng giống như vitamin A và


có tác dụng tăng trọng cho súc vật và người.
Năm 1951, GS.Nguyễn Văn Đàn đã mang dược liệu này sang nghiên cứu ở
Đức và xác định ngoài beta-caroten thì phần này của quả gấc còn chứa lycopen
một chất chống lão hóa mạnh nhất hiện nay. Ngành dược Việt Nam đã sản xuất
một số chế phẩm có chứa dầu màng gấc làm thuốc bổ, điều trị suy dinh dưỡng cho
trẻ em và một số bệnh về mắt, đặc biệt, trong khoảng thời gian 20 - 30 năm gần
đây, các bác sĩ đã sử dụng dầu màng gấc để phòng và điều trị một số bệnh ung thư
ở Việt Nam.
Như vậy, việc phát triển trồng rộng rãi cây gấc để cung cấp các sản phẩm
có chứa beta - caroten, vitamin E và vitamin F phục vụ nhu cầu phòng bệnh và
chữa bệnh cho nhân dân ta là một hướng cần được khuyến khích và đầu tư. Các
thuốc này không những sẽ góp phần tự túc, hạn chế nhập khẩu các thuốc chống
suy dinh dưỡng, phòng chống lão hóa mà còn có khả năng xuất khẩu sang các
nước khác, vì cây gấc là một loại thực vật độc đáo ở nước ta.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, giống gấc nếp được trồng ở vùng đồng
bằng Bắc bộ của Việt Nam có tỷ lệ dầu cao nhất, hàm lượng hoạt chất chính như
beta-caroten, lycopen cao hơn hẳn mẫu ở các vùng và quốc gia lân cận. Chính vì
vậy, năm 2003 tập đoàn dược phẩm Pharmanex của Mỹ đã đặt hàng các giáo sư
Đại học y Hà Nội và Đại học dược Hà Nội và Công ty Tuệ Linh nhân giống, trồng
đại trà cây gấc nếp để xuất sang Mỹ.
Tóm lại, gấc là một thực phẩm - thuốc độc đáo ở Việt Nam. Việc trồng gấc
và sử dụng các chế phẩm của nó sẽ góp phần phòng và điều trị bệnh thiếu vitamin
A ở trẻ em, tạo nguồn thực phẩm có chứa các chất chống oxy hóa quý giá, làm cho
người già khỏe mạnh, tăng sức để kháng của cơ thể, mắt sáng hơn, da dẻ mịn
màng tươi trẻ.
Nhân dân có thể tự điều chế dầu gấc dự trữ dùng dần tại gia đình như sau:
bổ đôi quả gấc chín già và moi lấy ruột, phơi hoặc sấy khô rồi bóc tách lấy lớp
màng đỏ bao quanh hạt và phơi khô giòn, thái nhỏ và cho vào nồi hoặc chảo, cho
dầu ăn ngập và rán nhỏ lửa khoảng 105 - 1100C. Khi dầu đã chảy ra hết, tóp giòn,
vớt bỏ tóp, rồi để nguội lọc qua phễu trên đã để sẵn miếng vải màn để loại cặn rồi

cho vào chai có màu đã rửa sạch, sấy khô có nút đậy thật kín. Để ở chỗ tối, dùng
trong một năm. Trong quá trình sử dụng không nên dùng mỡ gấc, dầu gấc để rán,
vì nhiệt độ cao sẽ phá hủy caroten. Nên trộn vào thức ăn đã nấu chín hoặc uống
thay dầu cá, mỗi ngày khoảng 10 g (2 muỗng cà phê) tương đương 700 microgram
vitamin A cho trẻ suy dinh dưỡng, làm tăng sức miễn dịch và đề kháng của cơ thể.
Nếu là dầu gấc nguyên chất ép từ màng gấc đã phơi, sấy khô thì liều cho trẻ em
hàng ngày chỉ cần 8 giọt (khoảng 2 viên nang). Nên chọn loại gấc nếp vì chất
lượng cao gấp nhiều lần gấc khác. Hạt đen quả gấc có thể nướng vàng rồi ngâm
rượu để xoa bóp trong bệnh thấp khớp, sưng đau các khớp, chấn thương tụ máu…
có tác dụng không thua gì mật gấu.




×