Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

GIÁO ÁN ÔN THI TỐT NGHIỆP 12 NĂM HỌC: 2009-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.32 KB, 54 trang )

GIÁO ÁN ÔN THI TỐT NGHIỆP 12
NĂM HỌC: 2009-2010
1
Tuần 1:
Tiết 1-2-3:
Tên bài dạy: VỢ CHỒNG A PHỦ
-Tô Hoài-
A/ Yêu cầu cần đạt:
-Cuộc sống cơ cực tăm tối của những người lao động miền núi trước CMT8 và quá trình thức tỉnh
để tự giải phóng chính mình.
-Đặc sắc trong việc khắc họa nội tâm- tâm lí nhân vật, nghệ thuật trần thuật linh hoạt; lời văn tinh
tế mang màu sắc dân tộc, giàu chất thơ…
B/ Cách thức tiến hành:
Kết hợp nhiều phương pháp: Đàm thoại (Phát vấn phát hiện ,lí giải minh hoạ tìm tòi, đối chiếu),
trao đổi thảo luận thực hành, diễn giảng…
C/ Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS NỘI DUNG ÔN TẬP
* HĐ 1: ôn vài nét khái quát về tác
giả và tác phẩm.
? Hãy tóm lược vài nét chính về tiểu
sử của TH ?
? Văn bản được ra đời trong hoàn
cảnh nào ?

? Hãy trình bày vài nét khái quát về
cuộc đời và khát vọng tự do, sức
vươn lên mãnh liệt để thoát khỏi
cuộc đời ô nhục, nô lệ của nv Mị ?
HS: 1-2 hs trình bày
Các em còn lại bổ sung.
I/ Tìm hiểu chung:


1- Tác giả:
TH là một trong những nhà văn lớn của VHVN hiện đại.
Ông có vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc về phong tục
tập quán của nhiều vùng khác nhau của đất nước.
2- Hoàn cảnh sáng tác:
Truyện được in trong tập “Truyện Tây Bắc” (1952),
đây là kết quả của chuyến thâm nhập thực tế cùng bộ đội
giải phóng vùng Tây Bắc.
II/ Đọc – hiểu văn bản:
1-Nội dung:
a. Hình tượng nhân vật Mị:
-Quá khứ: trẻ đẹp, yêu đời, thổi sáo giỏi,
chăm chỉ lao động, nhà nghèo, hiếu thảo. Bị con quan
thống lí Pá Tra là A Sử bắt về làm vợ gạt nợ -> đau khổ,
định tự tử bằng lá ngón.
-Hiện tại: buồn đau tột độ nhưng không còn
nghĩ đến cái chết -> “quen với cái khổ”, bị bóc lột sức lđ
đến cùng cực, bị giam cầm trong không gian chật hẹp, tù
túng, tăm tối.
-Sức sống, khát vọng sống tiềm tàng trong
Mị: kk rạo rực trong đêm tình mùa xuân đã đánh thức, làm
bừng tỉnh khát vọng sống trong Mị -> uống rượu và định đi
chơi nhưng A Sử đã vùi dập khát vọng đó 1 cách phũ
phàng (trói đứng Mị vào cột nhà).
2
GV: nhận xét, đúc kết ý trọng tâm.
? Trình bày vài nét cơ bản về số phận
và cuộc đời của nv A Phủ ?
? Những giá trị nào đã được tạo nên
để tác phẩm của NTT có sức sống

lâu bền nơi người đọc ?
? Chất nhân đạo được bộc lộ ntn qua
văn bản ?
? Chất hiện thực được thể hiện ra sao
qua văn bản ?
HS: trình bày.
GV: nhận xét, đúc kết.
? Những thành công đặc sắc của
NTT qua tác phẩm ?
? Hãy nêu ý nghĩa khái quát của văn
bản ?
* HĐ 2: thực hành luyện tập.
GV: hướng dẫn hs phân tích đề, xác
định yêu cầu đề.
HS: thảo luận theo nhóm.
GV: gợi ý
-Quyết định thoát khỏi cuộc đời ô nhục, nô
lệ: không cầm lòng được trước cảnh A Phủ bị trói chết
đứng ngoài trời, chính lòng thương người cùng cảnh ngộ và
lòng khao khát tự do =>quyết định cắt dây trói cho A Phủ,
rồi chạy theo A Phủ => chiến thắng được sự sợ hãi bởi
những hủ tục, thần quyền, thế lực thống trị.
b. Nhân vật A Phủ:
-Số phận éo le, là nạn nhân của hủ tục lạc hậu, cường
quyền pk miền núi.
-Phẩm chất tốt đẹp: có sức khỏe phi thường, dc, yêu tự
do, yêu lao động, có sức sống tiềm tàng mãnh liệt.
c. Giá trị nhân đạo của tác phẩm:
- Niềm cảm thông, yêu thương sâu sắc đối với những
số phận bất hạnh của người lao động miền núi (Mị và A

Phủ).
- Lên án, tố cáo, phơi bày bản chất xấu xa, tàn bạo
của g/c thống trị, trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức
sống mãnh liệt và khả năng CM của nhân dân TB.
d. Giá trị hiện thực của tác phẩm:
Miêu tả chân thực số phận cực khổ của người dân
nghèo, phơi bày bản chất tàn bạo của g/c thống trị ở miền
núi.
2- Nghệ thuật:
-Khắc họa tâm lí, nội tâm nhân vật đặc sắc.
-Ngôn ngữ sinh động, sáng tạo, giàu chất tạo
hình, gợi cảm.
-Trần thuật linh hoạt, uyển chuyển.
-Lời văn tinh tế mang màu sắc dân tộc, giàu
chất thơ.
3-Ý nghĩa văn bản:
Tố cáo tội ác của bọn pk, th/d; thể hiện số phận đau
khổ của người lao động miền núi; phản ánh co đường giải
phóng và ca ngợi vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của
họ.
III/ Luyện tập:
Đề 1 : Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật
Mị từ khi về làm dâu nhà Pá Tra đến đêm hội mùa xuân:
- Một cô gái Hmông đẹp người đẹp nết, cần cù, đảm
đang, hiếu thảo, ham sống, giàu lòng yêu đời và tài hoa…
phải đổi cả cuộc đời và tuổi trẻ của mình vì món nợ truyền
kiếp của cha mẹ để lại.
- Mị bị Asử cướp về làm vợ, phải sống chuỗi ngày
đau thương, tủi nhục, tăm tối. Danh nghĩa là dâu nhưng
3

HS: 2 nhóm trình bày, các nhóm
khác bổ sung.
GV: nhận xét, bổ sung.
GV: hướng dẫn hs phân tích đề, xác
định yêu cầu đề.
HS: thảo luận theo nhóm.
thực tế Mị chỉ là một thứ nô lệ không công cho nhà PáTra.
- Mị không chỉ bị hành hạ về thể xác mà còn bị đầy
đọa về tinh thần. Cô phải làm việc suốt từ sáng sớm đến
đêm khuya: Mị tưởng mình là con trâu con ngựa. Cô gần
như tê liệt hết sức sống, mất khái niệm thời gian: lầm lũi
như con rùa nuôi trong xó cửa ở lâu trong cái khổ Mị
quen khổ rồi…ở cái buồng Mị nằm kín mít, có một chiếc
cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ
thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Cuộc
đời Mị thu lại trong cái khung cửa sổ ấy mà chết dần, chết
mòn theo năm tháng. Tâm hồn lạnh lẽo, trống vắng. Không
dĩ vãng, không cả tương lai, không muốn đổi thay số phận,
cứ ngồi trong cái lỗ vuông ấy bao giờ chết thì thôi.
- Lúc đầu Mị định tự tử,nhưng lòng hiếu thảo với
cha không cho phép. Cô sống mà như chết. Nếu có nắm lá
ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay. Phản ứng
chứng tỏ Mị đã ý thức được hoàn cảnh đau khổ, tủi nhục
triền miên của đời mình.
- Từ phản ứng đêm nào cũng khóc, đến đêm nay-
một đêm tình mùa xuân văng vẳng tiếng sáo gọi bạn, Mị
thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng…
Lòng Mị thiết tha bồi hồi…Mị uống rượu, cứ uống ừng
ực từng bát một…. Mị muốn đi chơi…Mị quấn lại tóc,
với tay lấy cái váy hoa…Hành động của con người ý thức

được cuộc sống hiện tại, bất chấp bạo tàn. Mị hành động
theo sự thôi thúc của trái tim ngày Tết.
- Hơi rượu đã tiếp thêm nghị lực cho Mị. Mị đã vượt
ra khỏi tâm trạng dửng dưng bấy lâu nay. Trong tâm hồn
tưởng như tê liệt vì khổ đau ấy vẫn âm ỉ ngọn lửa của lòng
ham sống, khát khao hạnh phúc tự do. Chỉ cần có làn gió
nhẹ thổi qua là có thể cháy bùng lên mạnh mẽ.
- Giữa lúc lòng ham sống của Mị trỗi dậy gần như
đến điểm đỉnh thì cũng chính là lúc A Sử xuất hiện. Hắn
trói đứng Mị vào cột nhà, bằng một chiếc thắt lưng, một
thúng sợi đay và quấn cả tóc Mị vào cột, làm cho Mị
không cúi, không nghiêng đầu được nữa. Khao khát vẫn
cháy bùng. Mị không biết mình bị trói…Mị vùng bước đi.
Lòng Mị vẫn bồi hồi theo tiếng sáo gọi bạn.

Đề 2. Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị từ
đêm hội mùa xuân cho đến khi trốn khỏi Hồng Ngài:
-Bắt nguồn từ sự gặp gỡ giữa hai con người nghèo
khổ cùng cảnh ngộ. Sự xuất hiện của A Phủ cùng những
4
GV: gợi ý
HS: 2 nhóm trình bày, các nhóm
khác bổ sung.
GV: nhận xét, bổ sung.
đòn tra tấn dã man, kể cả việc A Phủ bị trói đứng vào cột
nhà, Mị hoàn toàn thản nhiên, bởi cô đã quá quen với mọi
ngang trái trong ngôi nhà này.
- Sau đêm hội mùa xuân, Mị tiếp tục chấp nhận hiện
thực của mình. Chấp nhận những trận đòn vô lý và dã man
hơn trước của người chồng vũ phu.

- Một đêm Mị nhìn thấy một dòng nước mắt lấp
lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ, Mị
nhớ lại tình cảnh của mình cũng bị trói như thế. Từ thương
mình đến thương người- tình thương giữa những con người
nghèo khổ cùng cảnh ngộ- Tình thương đã thắng sự sợ hãi,
đưa Mị tới một hành động táo bạo: Cắt dây trói cứu A Phủ.
Hành động tuy bất ngờ nhưng tất yếu, phù hợp phép biện
chứng tâm hồn của nhân vật. Bởi Mị từng dám chết khi
không chấp nhận kiếp sống trâu ngựa, từng sẵn sàng cam
chịu nô lệ để trả nợ cho bố, thì sao không dám chết để cứu
một con người chịu oan nghiệt như A Phủ?
- Khi A Phủ chạy, khao khát tự do, lòng ham sống
lại bừng tỉnh trong Mị. A Phủ cho tôi đi . Ở đây thì chết
mất. Hai câu nói duy nhất trong suốt cuộc đời câm lặng của
Mị, tuy ngắn ngủi nhưng dứt khoát, quyết định cuộc đời cô.
- Mị chạy theo A phủ. Hai con người nghèo khổ,
tội nghiệp dìu nhau chạy xuống núi. Mị đã tự giải thoát
cuộc đời mình. Mị cắt dây trói cứu A phủ cũng là đồng thời
Mị tự cắt sợi dây vô hình trói chặt cuộc đời cô vào ngôi nhà
địa ngục Thống lý Pá Tra. Đó là một kết quả tất yếu của
một quá trình sức sống tiềm tàng luôn âm ỉ không ngừng
trong tâm hồn Mị.
- Từ trong địa ngục giam cầm, Mị đã vùng lên tìm lẽ
sống, làm lại cuộc đời. Tác giả miêu tả quá trình diễn biến
tâm lý Mị rất tự nhiên, sinh động. Vừa bất ngờ vừa tất yếu,
hợp qui luật cuộc sống.

D/ Củng cố:
-Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm ?
-Ý nghĩa trọng tâm của văn bản ?

E/ Hướng dẫn tự học:
-Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm và tóm tắt.
-Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân và đêm cởi trói cho A Phủ.
-Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm “VCAP” của Tô Hoài ?
5
Tuần 1:
Tiết 4-5-6:
Tên bài dạy: VỢ NHẶT
-Kim Lân-
A/ Yêu cầu cần đạt:
-Tình cảnh thê thảm, niềm khát khao hạnh phúc và niềm tin bất diệt vào cuộc sống của người lao
động nghèo đóibên bờ vực thẳm của cái chết.
-Sự sáng tạo tình huống độc đáo, tài năng phân tích tâm lí nhân vật…
B/ Cách thức tiến hành:
Kết hợp nhiều phương pháp: Đàm thoại (Phát vấn phát hiện ,lí giải minh hoạ tìm tòi, đối chiếu),
trao đổi thảo luận thực hành, diễn giảng…
C/ Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS NỘI DUNG ÔN TẬP
* HĐ 1: ôn vài nét khái quát về tác
giả và tác phẩm.
? Hãy tóm lược vài nét chính về tiểu
sử của KL ?
? Văn bản được ra đời trong hoàn
cảnh nào ?
? Phân tích ý nghĩa nhan đề văn bản?
I/ Tìm hiểu chung:
1- Tác giả:
-Hiểu được tình cảnh thê thảm của người nông dân trong
nạn đói 1945 và niềm tin vào tương lai, sự yêu thương
đùm bọc giữa những con người nghèo khổ khi cận kề cái

chết.
-Thấy được một nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm:
tình huống độc đáo, tài năng phân tích tâm lí
2- Hoàn cảnh sáng tác:
- Được viết khi nhân dân ta vừa trải qua nạn đói khủng
khiếp năm 1945 do thực dân và phát xít gây ra.
-Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc của KL được in trong tập
“Con chó xấu xí”-1962. Tiền thân là cuốn tiểu thuyết viết
dang dở và mất bản thảo có tên là : Xóm ngụ cư .
3-Ý nghĩa nhan đề văn bản:
- Lấy vợ là một trong ba việc lớn nhất của đời người: Làm
nhà, lấy vợ, tậu trâu : Hệ trọng, tốn nhiều tiền của, mất
nhiều thời gian.
` -Nhặt: gắn liền với những thứ không giá trị.
-Vợ nhặt : Không tốn tiền của, không mất công sức.
Vợ lại có thể nhặt được như một thứ đồ vật, một thứ bỏ đi,
không giá trị  Con người bị đặt ngang hàng với đồ vật.
6
? Trình bày vài nét về hình ảnh
nhân vật Tràng ?
? Khi có vợ, Tràng có những thay đổi
gì ? Cảm xúc của nhân vật ra sao ?
? Người vợ nhặt trong văn bản xuất
hiện như thế nào trước mắt người
đọc ?
? Bà cụ Tứ được nhà văn dày công
xây dựng ra sao ? Đó là nhân vật có
những phẩm chất cao đẹp gì ?
HS: trình bày, các em khác nhận xét ,
bổ sung.

GV: đúc kết khái quát nội dung.
? Nêu những nét thành công về mặt
nghệ thuật của văn bản ?
* HĐ 2: thực hành luyện tập.
GV: hướng dẫn hs phân tích đề, xác
định yêu cầu đề.
HS: thảo luận theo nhóm.
Giá trị con người bị coi thường, khinh rẻ, nhân phẩm bị hạ
thấp.
- Nhan đề có giá trị tố cáo sự bi đát cùng quẫn của đời
sống xã hội trong một giai đoạn lịch sử cụ thể.
II/ Đọc –hiểu văn bản:
1-Nội dung:
a. Nhân vật Tràng:
-Là người lđ nghèo khổ, có ngoại hình xấu xí, ế vợ.
-Gây ngạc nhiên cho cả xóm ngụ cư -> lấy vợ trong
hoàn cảnh nạn đói đang đe dọa khắp nơi.
-Tâm trạng Tràng khi có vợ: phớn phở, thích chí,
vênh vênh tự đắc
-Buổi sáng đầu tiên sau khi có vợ -> Tràng cảm thấy
mình nên người, có trách nhiệm, hạnh phúc …
b. Người vợ nhặt:
-Xuất hiện không tên, không tuổi.
-Tính cách thay đổi hẳn khi theo Tràng => vẻ cong
cớn, đanh đá, …-> xấu hổ, ngượng ngùng, biết chăm sóc
gia đình (cùng bà cụ Tứ quét tước, dọn dẹp căn nhà…).
c. Bà cụ Tứ:
-Nhìn người đàn bà theo con mình mà ngạc nhiên,
mừng tủi, xót xa, …rồi cũng chấp nhận nàng dâu mới.Nói
thực với con dâu về hoàn cảnh gđ, những kk của cuộc sống

sắp tới phải đối diện.
-Sáng hôm sau, bà cụ nhen nhóm niềm tin ở tương
lai cho các con bên nồi cháo cám ngày đói.
=> bà cụ là người suốt đời đối diện với cái khổ ->
rất tâm lý, có tấm lòng nhân hậu, cao đẹp …
2-Nghệ thuật:
-Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
-Kể chuyện tự nhiên, sinh động tự nhiên, hấp dẫn.
-Khắc họa nhân vật sinh động, ấn tượng.
3-Ý nghĩa văn bản:
Tố cáo tội ác của thực dân phátxit đã gây ra nạn đói
khủng khiếp 1945 và khẳng định: ngay trên bờ vực của cái
chết, con người vẫn hướng về sự sống, tin tưởng ở tương
lai, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn
nhau.
III/ Luyện tập:
Đề 1: Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn
7
GV: gợi ý
HS: 2 nhóm trình bày, các nhóm
khác bổ sung.
GV: nhận xét, bổ sung.
GV: hướng dẫn hs phân tích đề, xác
định yêu cầu đề.
HS: thảo luận theo nhóm.
GV: gợi ý
HS: 2 nhóm trình bày, các nhóm
khác bổ sung.
GV: nhận xét, bổ sung.
“Vợ nhặt” (Kim Lân)?

@ Mở bài: giới thiệu khái quát về thành công của
truyện “VN”, nhán mạnh yếu tố làm nên thành công là
nghệ thuật xây dựng tình huống truyện (độc đáo, đầy éo
le…).
@ Thân bài:
+ Tình huống truyện được thể hiện ngay
trong tên của tác phẩm (VN) -> lạ lùng, khác thường -> chỉ
vài câu bông đùa, bốn bát bánh đúc-> Tràng được vợ ->
không cần dạm hỏi, cưới xin. Người như Tràng mà lại có
người theo không về làm vợ. Người đàn bà vì cái đói chấp
nhận theo không một người đàn ông xa lạ về làm vợ vô điều
kiện.
+ Tình huống ấy lại xảy ra ngay trong lúc đói
kém-> gây ngạc nhiên cho cả xóm ngụ cư, bà cụ Tứ và cả
bản thân Tràng.
+ Nhưng Trong hoàn cảnh bi đát, tuyệt vọng
ấy -> 3 con người cùng khổ lại nương tựa vào nhau -> hy
vọng về cuộc sống mới, tốt đẹp hơn ở tương lai.
+ Tình huống truyện là lời tố cáo tội ác thực
dân pk và phatxit đã gây ra nạn đói khủng khiếp -> hạ thấp
nhân phẩm con người.
@ Kết bài: tác phẩm là sự thành công của KL về
khả năng sử dụng ngôn ngữ, về tài năng phân tích tâm lí
nhân vật, nhưng trước hết vẫn là thành công về việc sáng
tạo tình huống truyện.
Đề 2: Tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn
“Vợ nhặt” (Kim Lân)?
- Khi nhìn thấy người đàn bà xa lạ trong nhà chào mình
bằng u, bà không tin vào tai mình nữa: Ngạc nhiên - sững
sờ-> hiểu ra sự thật- cúi đầu nín lặng-khóc- cười và nói

toàn chuyện vui.
 Khóc vì vui: con trai có vợ;
 Khóc vì buồn: thân phận con trai bà nghèo hèn;
 Khóc vì tủi: bổn phận làm mẹ của bà chưa tròn.
 Khóc vì thương con dâu: vì cái đói nên mới phải theo
không làm vợ con mình.
 Khóc vì nghèo túng: muốn có vài mâm cơm báo gia
tiên, nhưng lực bất tòng tâm.
- Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới thật tội nghiệp: Một
cái mẹt rách, một lùm rau chuối thái rối, một đĩa muối, một
nồi cháo cám.
8
- Bà nói toàn chuyện vui.
- Sáng hôm sau bà cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày
thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên…
xăm xắn thu dọn, quét tước
- Người mẹ nghèo khổ ấy chẳng có gì đáng giá cho
con, nhưng bà có một thứ còn quí hơn vàng, đó là tình
thương yêu, sự đùm bọc, che chở của lòng mẹ.
Nhân vật được xây dựng thành công nhất trong
tác phẩm.
D/ Củng cố:
-Ý nghĩa nhan đề của tác phẩm ?
-Ý nghĩa trọng tâm của văn bản ?
E/ Hướng dẫn tự học:
-Tóm tắt truyện và phân tích ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt .
-Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ .
-Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
9
Tuần 2:

Tiết 7-8-9:
Tên bài dạy: RỪNG XÀ NU
-Nguyễn Trung Thành-
A/ Yêu cầu cần đạt :
-Hình ảnh cây xà nu- biểu tượng toàn diện cho nỗi đau, phẩm chất, sức mạnh của dân làng Xô
man trong thời kì chiến đấu chống kẻ thù để tự giải phóng của cộng đồng dân tộc Tây Nguyên.
-Chất sử thi và vẻ đẹp ngôn ngữ truyện và ý nghĩa của tác phẩm khi nó ra đời và thời nay.
B/ Cách thức tiến hành:
Kết hợp nhiều phương pháp: Đàm thoại (Phát vấn phát hiện ,lí giải minh hoạ tìm tòi, đối chiếu),
trao đổi thảo luận thực hành, diễn giảng…
C/ Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS NỘI DUNG ÔN TẬP
* HĐ 1: ôn vài nét khái quát về tác
giả và tác phẩm.
? Hãy tóm lược vài nét chính về tiểu
sử của NTT ?
? Văn bản được ra đời trong hoàn
cảnh nào ?
? Cây xà nu được tác giả miêu tả với
những nghĩa nào ?
? Tấc giả đã sd biện pháp gì để tô
điểm cho hình ảnh trên ?
? Hãy nêu khái quát về hình ảnh của
nhân vật Tnú ?
HS: trình bày, các em khác bổ sung.
? Các nhân vật khác đóng vai trò như
thế nào trong cuộc đấu tranh chống
I/ Tìm hiểu chung:
1- Tác giả:
NTT (bút danh khác : Nguyên Ngọc) là nhà văn đã

trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, gắn bó với mảnh
đất Tây Nguyên.
2- Hoàn cảnh sáng tác:
RXN được viết 1965, in trong tập “Trên quê hương
những anh hùng Điện Ngọc” viết trong nhứng năm kháng
chiến chống đế quốc Mĩ.
II/ Đọc – hiểu tác phẩm:
1-Nội dung:
a)Hình tượng cây xà nu :
-Sinh sôi nhanh, sức sống mãnh liệt.
-Gắn bó mật thiết với cuộc sống làng Xô man, gắn liền với
những sự kiện trọng đại của làng, che chở cho làng…
=> cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận của
con người TN -> nghệ thuật nhân hóa.
b)Hình tượng nhân vật Tnú:
- Gan góc, dũng cảm, mưu trí.
- Có tính kỉ luật cao, trung thành với CM
- Sống tình nghĩa và căm thù giặc sâu sắc.
- Cuộc đời đầy bi tráng.
=>là biểu tượng cho phẩm chất của người anh hùng sử thi.
c) Các nhân vật khác:
-Cụ Mết : như là cây xà nu đại thụ của làng -> tiêu biểu
10
kẻ thù ?
? Qua hình ảnh của các nhân vật
trong tác phẩm, tg muốn ngợi ca điều
gì ?
? Những thành công tiêu biểu trong
bút pháp viết văn của NTT ?
? Hãy trình bày ý nghĩa trọng tâm

của văn bản ?
* HĐ 2: thực hành luyện tập.
GV: hướng dẫn hs phân tích đề, xác
định yêu cầu đề.
HS: thảo luận theo nhóm.
GV: gợi ý
HS: 2 nhóm trình bày, các nhóm
khác bổ sung.
GV: nhận xét, bổ sung.
cho truyền thống, lịch sử, là linh hồn của làng, luôn trung
thành với CM.
-Dít, bé Heng : là hình ảnh tiêu biểu của cây xà nu mới
lớn, đang trưởng thành tiếp nối truyền thống anh hùng của
làng.
=> qua hình ảnh của các nhân vật -> tác giả ca ngợi
phẩm chất đáng quý của con người Tây Nguyên -> tinh
thần yêu nước, CM, anh hùng, bất khuất…
2- Nghệ thuật:
-Văn bản mang khuynh hướng sử thi, lãng mạn.
-Cách thức trần thuật đậm chất Tây Nguyên.
-Khắc họa thành công những hình tượng mang tính tượng
trưng.
-Ngôn ngữ truyện mang âm hưởng hào hùng, trang
nghiêm.
3-Ý nghĩa văn bản:
Ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của
đồng bào các dân tộc TN nói riêng, đn, con người VN nói
chung trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và khẳng
định chân lí của thời đại: để giữ gìn sự sống của đất nước
và nhân dân, không có cách nào khác là phải cùng nhau

đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.
III/ Luyện tập:
*Đề 1: Phân tích hình tượng cây xà nu trong tác
phẩm ‘RXN’ của NTT ?
- Cây xà nu được miêu tả từ nhiều góc độ, xuất hiện
suốt từ đầu đến cuối tác phẩm và nó trở thành biểu tượng
nghệ thuật không chỉ đại diện cho một đời người, mà đại
diện cho một thời, một nước.
- Cây xà nu có mặt trong đời sống của dân làng, gắn
bó chặt chẽ với cuộc sống sinh hoạt của người dân: Làm
đuốc, thắp sáng, làm bảng học chữ, làm củi nấu ăn. Xà nu
còn tham dự vào những sự kiện quan trọng như: Làm
chông đánh giặc, làm đuốc dẫn đường, nhựa xà nu đốt đôi
tay Tnú. Cây xà nu trở thành nhân chứng về tội ác của
chiến tranh hủy diệt.
- Cây xà nu ham ánh sáng mặt trời như dân làng Xô
Man yêu tự do. Cây xà nu chịu nhiều đau thương như dân
làng Xô Man dưới làn bom đạn Mỹ. Cây xà nu có sức sống
mãnh liệt, dẻo dai như thế hệ làng Xô Man lớp này tiếp lớp
khác đứng lên đánh đuổi giặc Mỹ.
- Hình tượng cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật
độc đáo của tác giả. Nó được dùng như một ẩn dụ gợi cho
người đọc nghĩ đến con người Tây Nguyên yêu tự do, dồi
dào sức sống, bất khuất kiên trung, thủy chung với cách
11
GV: hướng dẫn hs phân tích đề, xác
định yêu cầu đề.
HS: thảo luận theo nhóm.
GV: gợi ý
HS: 2 nhóm trình bày, các nhóm

khác bổ sung.
GV: nhận xét, bổ sung.
GV: hướng dẫn hs phân tích đề, xác
định yêu cầu đề.
HS: thảo luận theo nhóm.
GV: gợi ý
HS: 2 nhóm trình bày, các nhóm
khác bổ sung.
mạng. Vì thế cây xà nu mang ý nghĩa thẩm mỹ và giàu giá
trị nhân sinh. Nó trở thành linh hồn tác phẩm.
- Tác phẩm mang tính sử thi bởi nó là tiếng nói của
lịch sử và thời đại, mang tầm vóc hoành tráng về con người
và rừng núi Tây nguyên trong những năm chống Mỹ cứu
nước.
* Đề 2 : Cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh đôi
bàn tay Tnú trong tác phẩm ‘Rừng xà nu’ của NTT ?
- Một trong những hình ảnh giàu tính nghệ thụât, tạo
sức ám ảnh cho người đọc là hình ảnh đôi bàn tay Tnú: Lúc
nhỏ bàn tay tình nghĩa, thủy chung; lúc vượt ngục bàn tay
nắm chặt tay Mai nóng bỏng yêu thương; khi bị giặc bắt tra
tấn, 10 ngón tay bị đốt bằng nhựa Xà nu.
- Đôi bàn tay mỗi ngón cụt một đốt vẫn cầm súng
lên đường cùng lực lượng quân giải phóng.
 Đôi bàn tay là biểu tượng cho lòng kiên trung, sự
gan dạ, bền bỉ và sức dẻo dai của Tnú. Đôi bàn tay là chứng
tích đau thương mà Tnú mang theo suốt cả cuộc đời.
- Hình ảnh đôi bàn ấy lại xuất hiện trong cảnh bóp
chết tên chỉ huy đồn giặc ngay trong hầm cố thủ của nó.
 Cuộc đời Tnú vừa có ý nghĩa cá thể vừa có ý nghĩa
điển hình cho người anh hùng Tây Nguyên trong thời đại

chống Mĩ cứu nước, mang dáng vấp của những anh hùng
trong trường ca Tây Nguyên.
Tham khảo thêm đoạn trích trong SGV Ngữ văn 12,
tập 2, trang 46
* Đề 3: Phân tích hình tượng Tnú qua truyện
ngắn “Rừng Xà nu” của Nguyễn Trung Thành ?
+Cuộc đời Tnú : gắn liền với cuộc đời làng Xô Man.
Âm hưởng sử thi chi phối tác giả trong khi xây dựng nhân
vật này. Tnú có cuộc đời tư nhưng không được quan sát từ
cái nhìn đời tư. Tác giả xuất phát từ vấn đề cộng đồng để
phản ánh đời tư của Tnú.
+ Phẩm chất, tính cách của người anh hùng:
- Gan góc, táo bạo, dũng cảm, trung thực (khi còn nhỏ
cùng Mai vào rừng tiếp tế cho anh Quyết).
- Lòng trung thành với cách mạng được bộc lộ qua
thử thách (bị giặc bắt, tra tấn, lưng Tnú ngang dọc vết dao
chém của kẻ thù nhưng anh vẫn gan góc, trung thành):
+ Số phận đau thương: không cứu được vợ con, bản
thân bị bắt, bị tra tấn (bị đốt 10 đầu ngón tay).
12
GV: nhận xét, bổ sung.
+ Quật khởi đứng dậy cầm vũ khí tiêu diệt bọn ác
ôn.
+ Số phận của người anh hùng gắn liền với số phận
cộng đồng. Cuộc đời Tnú đi từ đau thương đến cầm vũ khí
thì cuộc đời của làng Xô Man cũng vậy.
+ Khi bị địch tra tấn, mười ngón tay như mười
ngọn đuốc sống : tố cáo tội ác kẻ thù; soi sáng ý chí kiên
cường của Tnú.
+ Tnú đã biến đôi bàn tay mỗi ngón cụt một đốt trở

thành bàn tay báo thù: Bóp chết tên chỉ huy đồn giặc; tiếp
tục cầm súng chiến đấu, . .
Đó là sự nổi dậy đồng khởi làm rung chuyển núi
rừng. Câu chuyện về cuộc đời một con người trở thành câu
chuyện một thời, một nước. Như vậy, câu chuyện về cuộc
đời Tnú đã mang ý nghĩa cuộc đời một dân tộc. Nhân vật
sử thi của Nguyễn Trung Thành gánh trên vai sứ mệnh lịch
sử to lớn.

D/ Củng cố:
-Ý nghĩa hình tượng cây xà nu ?
-Ý nghĩa trọng tâm của văn bản ?
E/ Hướng dẫn tự học:
-Tóm tắt truyện và phân tích ý nghĩa nhan đề RXN .
-Phân tích hình tượng cây xà nu .
-Phân tích tính sử thi của tác phẩm RXN
13
Tuần 2:
Tiết 10-11-12:
Tên bài dạy: NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
-Nguyễn Thi-
A/ Yêu cầu cần đạt:
-Hiểu được nguồn gốc tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn và những chiến thắng của dân tộc VN
trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
-Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật: trần thuật, xd tích cách, miêu tả tâm lí, ngôn ngữ đậm
chất NB…
B/ Cách thức tiến hành:
Kết hợp nhiều phương pháp: Đàm thoại (Phát vấn phát hiện ,lí giải minh hoạ tìm tòi, đối chiếu),
trao đổi thảo luận thực hành, diễn giảng…
B/ Tiến trình bài học:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS NỘI DUNG ÔN TẬP
* HĐ 1: ôn vài nét khái quát về tác
giả và tác phẩm.
? Hãy tóm lược vài nét chính về tiểu
sử của NT ?
? Văn bản được ra đời trong hoàn
cảnh nào ?
? Trình bày những nét khái quát về
tính cách của các nhân vật tiêu biểu
trong văn bản ?
HS: trình bày, các em khác bổ sung.
GV: nhận xét, đúc kết nd khái quát.
I/ Tìm hiểu chung:
1- Tác giả:
NT (1928-1968) là một rong những cây bút văn xuôi
hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam VN thời kì
chống Mĩ cứu nước. Ông gắn bó sâu sắc với nhân dân NB
và thực sự trở thành nhà văn của người nông dân NB. Có
năng lực phân tích tâm lí sắc sảo.
2- Hoàn cảnh sáng tác:
Văn bản là truyện ngắn xuất sắc của NT,.được viết ngay
trong những ngày chiến đấu chống Mĩ ác liệt 1966.
II/ Đọc –hiểu văn bản:
1-Nội dung: hình ảnh của những con người giàu truyền
thống yêu nước, CM.
a) Chú Năm : là người lao động chất phác, giàu tình
cảm, là người gìn giữ truyền thống tốt đẹp của gia đình, tự
hào khi các cháu đi bộ đội tiếp tục trang sử hào hùng của gđ.
b) Má Việt : rất mực yêu thương chồng con, đảm
đang, tháo vát, rất gan góc và cứng cỏi, không hề run sợ khi

đối diện với kẻ thù.
c) Chiến : có nhiều nét giống má (từ ngoại hình cho
đến tính cách), luôn yêu thương và nhường nhịn em (trừ
việc đi bộ đội).
d) Việt :
-Tính tình hồn nhiên, ngây thơ, hiếu động.
14
? Tác phẩm có những thành công gì
về mặt nghệ thuật ?
? Nêu ý nghĩa trọng tâm của văn
bản?
* HĐ 2: thực hành luyện tập.
GV: hướng dẫn hs phân tích đề, xác
định yêu cầu đề.
HS: thảo luận theo nhóm.
GV: gợi ý
HS: 2 nhóm trình bày, các nhóm
khác bổ sung.
-Tình cảm yêu thương sâu sắc.
-Tinh thần chiến đấu dũng cảm.
=> truyện mang đậm chất sử thi-lãng mạn anh hùng CM.
2- Nghệ thuật :
-Cách trần thuật độc đáo -> qua dòng hồi tưởng của
nhân vật (đan xen tự sự và trữ tình).
-Ngôn ngữ bình dị, phong phú, đậm chất NB.
-Xây dựng hình tượng nv đậm chất sử thi.
-Khắc họa tính cách, tâm lí nv sắc sảo.
-Giọng văn chân thật, tự nhiên.
3-Ý nghiã văn bản :
Qua câu chuyện về những con người trong 1 gđ nông

dân NB có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy
chung với quê hương, với CM, nhà văn khẳng định: sự hòa
quyện giữa tình cảm gđ và tình yêu nước, giữa truyền thống
gia đình và truyền thống dân tộcđã tạo nên sức mạnh tinh
thần to lớn của con người VN, dân tộc VN trong cuộc kháng
Mĩ cứu nước.
II/ Luyện tập:
* Đề 1: Phân tích và so sánh tính cách của hai
nhân vật Việt và Chiến ?
+ Nét tính cách chung của hai chị em:
- Hai chị em cùng sinh ra trong một gia đình chịu
nhiều mất mát đau thương (cùng chứng kiến cái chết đau
thương của ba và má).
- Hai chị en có chung mối thù với bọn xâm lược. Tuy
còn nhỏ tuổi, chí căm thù đã thôi thúc hai chị em cùng một ý
nghĩ: phải trả thù cho ba má, và có cùng nguyện vọng: được
cầm súng đánh giặc.
- Tình yêu thương là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em.
Tình cảm này được thể hiện sâu sắc và cảm động nhất trong
cái đêm chị em giành nhau ghi tên tòng quân và sáng hôm
sau trước khi lên đường nhập ngũ cùng khiêng bàn thờ má
sang nhà chú Năm
- Cả hai chị em đều là những chiến sĩ gan góc dũng
cảm. Đánh giặc là niềm say mê lớn nhất của hai chị em Việt
và Chiến cũng là của tuổi trẻ miền Nam trong những năm
tháng ấy: "Hạnh phúc của tuổi trẻ là trên trận tuyến đánh
quân thù".
- Hai chị em Việt đều có những nét rất ngây thơ thậm
chí có phần trẻ con (giành nhau bắt ếch nhiều hay ít, giành
nhau thành tích bắn tàu chiến giặc và giành nhau ghi tên

tòng quân).
15
GV: nhận xét, bổ sung.
GV: hướng dẫn hs phân tích đề, xác
định yêu cầu đề.
HS: thảo luận theo nhóm.
+ Nét riêng ở Chiến:
- Hơn Việt chừng một tuổi nhưng Chiến người lớn
hơn hẳn: Chiến có thể bỏ ăn để đánh vần cuốn sổ gia đình.
Chiến không chỉ "nói in như má" mà còn học được cách nói
"trọng trọng" của chú Năm,…
- Tính cách "người lớn" ở Chiến còn thể hiện ở sự
nhường nhịn. Tuy có lúc giành nhau với em tranh công bắt
ếch, đánh tàu giặc cuối cùng bao giờ cô cũng nhường em
hết trừ việc đi tòng quân.
Nguyễn Thi đã xây dựng nhân vật Chiến vừa có cá
tính vừa phù hợp với lứa tuổi, giới tính. Chiến là nhân vật
được hồi tưởng qua Việt nhưng đã gây được ấn tượng sâu
sắc .
+ Nét riêng ở Việt:
- Nếu Chiến có dáng dấp một người lớn thực sự thì ở
Việt là sự lộc ngộc, vô tư của một cậu con trai đang tuổi ăn
tuổi lớn.
- Chiến nhường nhịn em bao nhiêu thì Việt hay tranh
giành với chị bấy nhiêu.
- Đêm trước ngày ra đi, Chiến nói với em những lời
nghiêm trang thì Việt lúc "lăn kềnh ra ván cười khì khì", lúc
lại rình "chụp một con đom đóm úp trong lòng tay".
- Vào bộ đội Việt đem theo một chiếc ná thun
- Nhưng sự vô tư không ngăn cản Việt trở nên một

anh hùng (ngay từ bé, Việt đã dám xông vào đá cái thằng đã
giết cha mình. Khi trở thành một chiến sĩ, mặc dù chỉ có một
mình, với đôi mắt không còn nhìn thấy gì, với hai bàn tay
đau đớn, Việt vẫn quyết tâm sống mái với quân thù)
- Việt là một thành công đáng kể trong cách xây dựng
nhân vật của Nguyễn Thi. Tuy còn hồn nhiên và còn bé nhỏ
trước chị nhưng trước kẻ thù Việt lại vụt lớn, chững chạc
trong tư thế của một người chiến sĩ.
 Chiến và Việt là khúc sông sau nên đi xa hơn
trong cả dòng sông truyền thống.
Câu 2: Những biẻu hiện của khuynh hướng sử thi qua
truyện ngắn ?
+ Chất sử thi của thiên truyện được thể hiện qua cuốn
sổ của gia đình với truyền thống yêu nước, căm thù giặc,
thủy chung son sắt với quê hương.
+ Cuốn sổ là lịch sử gia đình mà qua đó thấy lịch sử
của một đất nước, một dân tộc trong cuộc chiến chống Mĩ.
+ Số phận của những đứa con, những thành viên
16
GV: gợi ý
HS: 2 nhóm trình bày, các nhóm
khác bổ sung.
GV: nhận xét, bổ sung.
trong gia đình cũng là số phận của nhân dân miền Nam
trong cuộc kháng chiến chống Mĩ khốc liệt.
+ Truyện của một gia đình dài như dòng sông còn nối
tiếp. "Trăm dòng sông đổ vào một biển, con sông của gia
đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm…, rộng
bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta…". Truyện kể về một
dòng sông nhưng nhà văn muốn ta nghĩ đến biển cả. Truyện

về một gia đình nhưng ta lại cảm nhận được cả một Tổ quốc
đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những
đau thương.
+ Mỗi nhân vật trong truyện đều tiêu biểu cho truyền
thống, đều gánh vác trên vai trách nhiệm với gia đình, với
Tổ quốc trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
D/ Củng cố:
-Cách trần thuật truyện của tác phẩm ?
-Ý nghĩa trọng tâm của văn bản ?
E/ Hướng dẫn tự học:
-Tóm tắt tác phẩm.
-So sánh hai nhân vật Việt và Chiến.
-Phân tích tính sử thi của truyện.
17
Tuần 3:
Tiết 13-14:
Tên bài dạy: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
-Nguyễn Minh Châu-
A/ Yêu cầu cần đạt:
-Hiểu được quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, về cách nhìn đời và
nhìn người trong cuộc sống.
-Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm và bước đâuù nhận diện được một số đặc
trưng cơ bản của văn xuôi VN sau năm 1975.
B/ Cách thức tiến hành:
Kết hợp nhiều phương pháp: Đàm thoại (Phát vấn phát hiện ,lí giải minh hoạ tìm tòi, đối chiếu),
trao đổi thảo luận thực hành, diễn giảng…
B/ Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS NỘI DUNG ÔN TẬP
* HĐ 1: ôn vài nét khái quát về tác
giả và tác phẩm.

? Hãy tóm lược vài nét chính về tiểu
sử của NMC ?
? Văn bản được ra đời trong hoàn
cảnh nào ?
? Phân tich ý nghĩa nhan đề truyện ?
? Nhà nhiếp ảnh Phùng đã có những
I/ Tìm hiểu chung:
1- Tác giả:
NMC (1930-1989): trước 1975 là ngòi bút sử thi có thiên
hướng trữ tình lãng mạn, từ đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX
chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề về đạo
đức và triết lí nhân sinh.
2- Hoàn cảnh sáng tác:
CTNX in đậm pc tự sự và triết lí của NMC về mối qh
giữa nghệ thuật và cuộc đời (1987).
3-Ý nghĩa nhan đề:
- Biểu tượng của bức tranh thiên nhiên về Biển và
cũng là biểu tượng về cuộc sống sinh hoạt của người dân
hàng chài.
- Là hình ảnh gợi cảm có sức ám ảnh về sự bấp bênh
của những thân phận, những cuộc đời trôi nổi
- Là biểu tượng cho mối quan hệ giữa nghệ thuật và
đời sống.
II/ Đọc –hiểu văn bản:
1-Nội dung:
a. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh:
-Một “cảnh đắt trời cho”, đó là cảnh thuyền và biển ẩn
18
phát hiện gì khi đến tác nghiệp tại
vùng biển theo đề nghị của trưởng

phòng ?
HS: trình bày, các em còn lại nhận
xét , bổ sung.

? Câu chuyện của người đàn bà ở tòa
án huyện ra sao ? Câu chuyện đó có
tác động như thế nào đến nhận thức
của Phùng và Đẩu ?
HS: trình bày, các em còn lại nhận
xét , bổ sung.
? Phùng có những trăn trở suy tư gì
khi ngắm nhìn tấm ảnh trắng đen
được in lịch năm đó ?
HS: trình bày
GV: nhận xét, bổ sung.
? Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật
đã góp phần làm nên thành công của
tác phẩm ?
? Qua CTNX, tác giả muốn gởi gắm
đến người đọc điều gì ?
* HĐ 2: thực hành luyện tập.
GV: hướng dẫn hs phân tích đề, xác
định yêu cầu đề.
HS: thảo luận theo nhóm.
hiện trong sương sớm.Với nghệ sĩ Phùng, khung cảnh đó
chứa đựng “chân lí của sự toàn thiện” làm dâng lên những
cảm xúc thẩm mĩ khiến tâm hồn như dược gột rửa, thaanh
lọc.
-Một cảnh tượng phi thẩm mĩ: từ chiếc thuyền -> một
người đàn bà (mệt mỏi, xấu xí, sống cam chịu…) và người

đàn ông (to lớn, dữ dằn, thô bạo, đánh vợ một cách tàn nhẫn,
vô nhân tính…) -> giống như một trò đùa quái ác, một câu
chuyện cổ đầy quái đản.
=>cuộc sống luôn chứa đựng những nghịch lí, mâu thuẫn,
không thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ bên
ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu bản chất thực bên trong.
b. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở Tòa án
huyện:
-Đó là câu chuyện nhiều ngang trái, éo le của người
con người nghèo khổ, lam lũ.
-Câu chuyện đã giúp Phùng và chánh án Đẩu hiểu
được vì sao người đàn bà lại sống cam chịu, không chấp
nhận bỏ chồng -> sống nhẫn nhục, hiểu lẽ đời, giàu đức hy
sinh, giàu lòng vị tha…tất cả vì con.
=> không nhìn đời , nhìn người một cách phiến diện,
đơn giản, phải đánh giá sv, ht trong mqh đa diện, nhiều
chiều.
c. Sự trăn trở của Phùng –Tấm ảnh được chọn in lịch
năm đó:
Nghệ thuật chân chính không thể tách rời , thoát li
cuộc sống. Nt chân chính phải luôn gắn với cđ và vì cđ.

2- Nghệ thuật:
-Tình huống độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện
về đời sống.
-Điểm nhìn nghệ thuật đa chiều.
-Ngôn ngữ sinh động.
-Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa.
3- Ý nghĩa văn bản:
CTNX thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà

văn về NT và cđ: NT chân chính phải luôn hướng đến cđ,
người nghệ sĩ cần phải nhìn cs và con người 1 cách toàn
diện và sâu sắc. Tác phẩm cũng là hồi chuông cảnh báo về
tình trạng bạo lực gđ và hậu quả khôn lường của nó.
II/ Luyện tập:
Câu 1: Cảm nhận của em về hình tượng người đàn
bà hàng chài trong truyện ngắn.
- Tác giả gọi một cách phiếm định “người đàn bà”. Điều
tác giả gây ấn tượng chính là số phận của chị.
19
GV: gợi ý
HS: 2 nhóm trình bày, các nhóm
khác bổ sung.
GV: nhận xét, bổ sung.
GV: hướng dẫn hs phân tích đề, xác
định yêu cầu đề.
HS: thảo luận theo nhóm.
GV: gợi ý
HS: 2 nhóm trình bày, các nhóm
khác bổ sung.
+ Cao lớn , thô kệch, rỗ mặt
+ Khuôn mặt mệt mỏi, tái ngắt
+ Dáng đi mệt mỏi, chập chạp như một bà già
+ Lưng áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt
sũng.
 Hiện thân của sự đói nghèo, vất vả, lam lũ, cam
chịu, chịu nhiều bất hạnh.
 Chịu đựng sự ngược đãi thô bạo của chồng,
không hề kêu ca, chống trả…  lòng vị tha, tình yêu
thương và đức hi sinh

- Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện:
+ Lúc đầu chị ta sợ sệt, lúng túng, đáng thương tội
nghiệp, xưng hô lễ phép: con – quí tòa. Sau khi chánh án
tòa khuyên chị li hôn thái độ thay đổi: chủ động, mạnh
dạn đề xuất ý kiến, xưng hô: chị – các chú
+ Người đàn bà hàng chài nhìn người chồng vũ phu
chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh  đáng thông cảm, chia sẻ.
 Người đàn bà quê mùa thất học này lại là người
thấu hiểu lẽ đời. Chị chấp nhận sự hành hạ, đánh đập dã
man của chồng để gia đình chị luôn có một người đàn ông
chèo lái con thuyền, để chị được hạnh phúc khi nhìn đàn
con được ăn no.
Câu 2: Trình bày hai phát hiện của người nghệ sĩ
nhiếp ảnh trong truyện ngắn.
* Khung cảnh thiên nhiên
- “ Một cảnh đất trời cho”, “ từ đường nét đến ánh
sáng đều hài hòa, và đẹp thực đơn giản và toàn bích”, đó
là “bức tranh nghệ thuật của tạo hóa”

choáng ngợp
trước cảnh tượng tuyệt đẹp, mĩ lệ, tươi mát của vùng trời
nước mênh mang, khoáng đạt
- Đứng trước nghệ thuật tuyệt tác của tạo hóa, người
nghệ sĩ trở nên bối rối, như bị bóp nghẹt trái tim, phát hiện
ra “ bản thân cái đẹp chính là đạo đức”rung động thực
sự, trong khoảnh khắc của cuộc sống anh cảm thấy tâm hồn
mình như được thăng hoa, thanh lọc, gột rửa, trở nên trong
trẻo, tinh khôi.
* Cuộc sống của gia đình hàng chài
- Người nghệ sĩ chứng kiến cảnh tượng một người

đàn ông đánh vợ dã man:
+ lão đàn ông hùng hổ, mặt đỏ gay.
+ lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng quật tới
20
GV: nhận xét, bổ sung.
tấp vào lưng người đàn bà.
- Người đàn bà cam chịu nhẫn nhục
- Đứa con thương mẹ đánh lại cha, bị cha đánh ngã
dúi xuống đất. Anh kinh ngạc đến sững sờ “cứ đứng há
mồm ra mà nhìn”.
 Đằng sau cái vẻ đẹp diệu kì của tạo hóa lại có cả
cái ác, cái xấu. Cuộc đời không đơn giản xuôi chiều mà
chứa đựng nhiều nghịch lí, luôn luôn tồn tại những mặt đối
lập , mâu thuẫn: đẹp – xấu, thiện - ác.
 Đừng nhầm lẫn hiện tượng với bản chất, giữa hình thức
bên ngoài với nội dung bên trong; đừng vội đánh giá con
người, sự vật ở dáng vẻ bên ngoài, phải phát hiện ra bản chất
thực sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng.
-Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài
D/ Củng cố:
-Cách trần thuật truyện của tác phẩm ?
-Ý nghĩa trọng tâm của văn bản ?
E/ Hướng dẫn tự học:
-Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm và tóm tắt.
-Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài.
-Phân tích tính triết lý của văn bản ?
21
Tuần 3:
Tiết 15-16:
Tên bài dạy: HỒN TRƯƠNG BA, da hàng thịt

-LƯU QUANG VŨ-
A/ Yêu cầu cần đạt:
-Cảm nhận được bi kịch của con người khi bị đặt vào trong nghịch cảnh phải sống nhờ, sống tạm
trái tự nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của người lđ trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo, dung tục.
-Thấy được những đặc sắc của kịch LQV: nghệ thuật dựng cảnh, đối thoại, độc thoại, phát triển tình
huống…
B/ Cách thức tiến hành:
Kết hợp nhiều phương pháp: Đàm thoại (Phát vấn phát hiện ,lí giải minh hoạ tìm tòi, đối chiếu),
trao đổi thảo luận thực hành, diễn giảng…
B/ Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS NỘI DUNG ÔN TẬP
* HĐ 1: ôn vài nét khái quát về tác
giả và tác phẩm.
? Hãy tóm lược vài nét chính về tiểu
sử của LQV ?
? Văn bản được ra đời trong hoàn
cảnh nào ?
? Màn đối thoại giữa hồn TB và xác
hàng thịt được diễn ra ntn ?
Qua màn đói thoại, tg muốn cảnh
báo điều gì ?
I/ Tìm hiểu chung:
1- Tác giả:
LQV (1948-1988) là một tài năng đa dạng nhưng kịch là
phần đóng góp đặc sắc nhất. Ông được coi là một hiện tượng
sân khấu, một trong những nhà soạn kịch tài nang nhất của
VHVN hiện đại.
2- Hoàn cảnh sáng tác:
-Vở kịch được viết 1981 và được ra mắt công chúng
1984.

-Từ 1 cốt truyện dân gian, LQV đã xd thành một vở kịch
nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ có ý nghĩa tư tưởng
triết lý nhân văn sâu sắc.
II/ Đọc –hiểu văn bản:
1-Nội dung:
*Màn đối thoại giữa hồn TB và xác hàng thịt:
- Hồn TB có 1 cuộc sống đáng hổ thẹn -> sống chung
với phần xác dung tục và bị sự dung tục đồng hóa.
- Tg cảnh báo: khi sống chung như thế chắc chắn những
phẩm chất tốt đẹp cũng sẽ bị cái dung tục ngự trị, lấn át và
tàn phá.
*Màn đối thoại giữa hồn TB với người thân:
- Sống trong xác hàng thịt, hồn TB đã sống những điều
22
? Tõm trng ca Tb ra sao khi i
din vi ngi thõn ? T nghch cnh
ca bn thõn Tb ó i n quyt nh
gỡ ?
? Qua on i thoi gia TB v
Thớch, em rỳt ra c iu gỡ ?
HS: trỡnh by.
GV: nhn xột, b sung.
? Nờu nhng thnh cụng v ngh
thut ca vn bn ?

* H 2: thc hnh luyn tp.
GV: hng dn hs phõn tớch , xỏc
nh yờu cu .
HS: tho lun theo nhúm.
GV: gi ý

HS: 2 nhúm trỡnh by, cỏc nhúm
khỏc b sung.
trỏi vi t tng ca bn thõn.
- Vỡ th nhng ngi thõn trong g u xa lỏnh, s hói,
chỏn ghột-> TB ri vo trng thỏi cụ n, ht hng,->
phi la chn con ng dt khoỏt thoỏt khi nghch
cnh.
*Mn i thoi gia hn TB v Thớch:
- Hn TB: khụng chp nhn cnh sng bờn trong mt
ng, bờn ngoi mt no, ụng mun dc sng ỳng bn
cht ca mỡnh Tụi mun c l ti ton vn.
- Thớch khuyờn hn TB nờn chp nhn, tip tc sng,
ri sa sai bng cỏch cho cu T sng li.
=> v p tõm hn ca con ngi trong cuc u tranh
chng li s dung tc, gi to, bo v quyn c sng ton
vn, t nhiờn. ú chớnh l cht th trong kch ca LQV.
2- Ngh thut:
- Sỏng to li t ct truyn dõn gian.
- Ngh thut dng cnh, dng i thoi, c thoi ni tõm.
-Xd hnh ng kch phự hp hon cnh, tớnh cỏch gúp
phn phỏt trin tỡnh hung kch.
3- í ngha vn bn:
Mt trong nhng iu quý giỏ nht trong mi con ngi l
c sng l mỡnh, sng trn vn vi nhng giỏ tr mỡnh cú
v theo ui. S sng ch th s cú ý ngha khi con ngi
c sng trong s hi hũa t nhiờn gia th xỏc v tõm
hn.
II/ Luyn tp:
1: Cõu núi ca TB: khụng th bờn trong mt
ng, bờn ngoi mt no c cú ý ngha ra sao ?

Anh/ch hóy lm sỏng t cõu núi trờn.
-Hồn Trơng Ba: kiên quyết từ chối, không chấp nhận c/s gán
ghép; thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích:
- Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo đợc. Tôi
muốn đợc là tôi toàn vẹn
- Sống nhờ vào đồ đạc, của cải ngời khác đã là chuyện không
nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng
thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhng sống nh thế nào
thì ông chẳng cần biết!.
-Nhân vật đã ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi
hài của mình, thấm thía nỗi đau khổ về tình trạng ngày càng
vênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm
nung nấu giải thoát của nhân vật trớc lúc Đế Thích xuất hiện.
=> ý nghĩa triết lí sâu sắc và nhõn vn.
+ Con ngời là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa.
Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm
tục, tội lỗi. Khi con ngời bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng
của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, không thể tự an ủi,
vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn.
+ Sống thực sự cho ra con ngời quả không hề dễ dàng, đơn giản.
Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không đợc là mình thì
cuộc sống ấy thật vô nghĩa.
23
GV: nhận xét, bổ sung.
GV: hướng dẫn hs phân tích đề, xác
định yêu cầu đề.
HS: thảo luận theo nhóm.
GV: gợi ý
HS: 2 nhóm trình bày, các nhóm
khác bổ sung.

GV: nhận xét, bổ sung.
Đề 2: Phân tích tâm trạng của Tr.Ba khi sống nhờ
xác hàng thịt trong đoạn trích “Hồn Tr. Ba, da hàng thịt”
của LQV ?
* Mở bài: giới thiệu khái quát về vở kịch và tâm trạng sống
không hoàn toàn là với chính mình của nhân vật TR.ba.
*Thân bài:
-Nêu nguyên nhân vì sao hồn Tr. Ba phải rơi vào hoàn
cảnh như thế.
-Sự đau khổ của hồn Tr. Ba khi phải sống trong hoàn cảnh
trớ trêu, có những thay đổi quá khác biệt, không còn là
chính mình, sống trong gđ mình mà họ xem như là người xa
lạ.
-Tr. Ba đấu tranh với hoàn cảnh và quyết định không sống
nhờ vào thân xác người khác, muốn là mình toàn vẹn.
-Điều đó đã khẳng định chất triết lí của văn bản: con người
là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa, không thể có
một tâm hồn thanh cao trong một thể xác phầm tục. Khi
không được là chính mình thì cuộc sống thật là vô nghĩa.
*Kết bài: Vở kịch đã khẳng tài năng viết kịch độc đáo,
sáng tạo của LQV qua bài học triết lí nhân sinh.
D/ Củng cố:
-Thành công nghệ thuật của văn bản ?
-Ý nghĩa trọng tâm của văn bản ?
E/ Hướng dẫn tự học:
-Ý nghĩa phê phán của văn bản.
-Giá trị nhân văn của văn bản.
24
Tuần 3:
Tiết 17-18:

Tên bài dạy: THUỐC
-Lỗ Tấn-
A/ Yêu cầu cần đạt:
-Hiểu được thái độ của LT trước thực trạng mê muội của người dân Trung Hoa trước CM Tân Hợi
(1911)qua hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người tử tù; cũng như mong mỏi của tác giả về sự thức
tỉnh của họ đối với hiện thực CM, người CM
-Nắm được những đặc sắc cơ bản của truyện: cô dọng, súc tích, giàu tính biểu tượng.
B/ Cách thức tiến hành:
Kết hợp nhiều phương pháp: Đàm thoại (Phát vấn phát hiện ,lí giải minh hoạ tìm tòi, đối chiếu),
trao đổi thảo luận, diễn giảng…
B/ Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS NỘI DUNG ÔN TẬP
* HĐ 1: tìm hiểu vài nét khái quát về
tiểu sử tác giả và tác phẩm.
? Hãy tóm lược vài nét chính về tiểu
sử của LT ?
? Văn bản được ra đời trong hoàn
cảnh nào ?
? Nêu ý nghĩa nhan đề truyện ?
I/ Tìm hiểu chung:
1- Tác giả:
Lỗ Tấn (1881- 1936), tên thật là Chu Thụ Nhân. Là nhà
văn TQ, bóng dáng ông bao trùm cả văn đàn TQ thế kỉ XX.
Quê: tỉnh Chiết Giang miền Đông Nam TQ. Học giỏi, lựa
chọn nghề Y để mong chữa bệnh cho người nghèo -> làm
văn nghệ để mong “chữa bệnh tinh thần” cho quốc dân. Lố
Tấn viết chủ yếu là truyện ngắn và tạp văn: Truyện ngắn có
Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết lại. Tạp văn có Nấm
mồ, Cỏ dại, Gió nóng, Hai lòng…
2- Hoàn cảnh sáng tác:

Truyện viết năm 1919 nhằm chỉ ra thực trạng: nhân dân
đắm chìm trong mê muội còn người CM thì xa lạ với quần
chúng nhân dân.
3- Giải thích nhan đề truyện ngắn Thuốc - Lỗ Tấn?
- Thuốc: dùng để chữa bệnh lao bằng bánh bao tẩm
máu người cách mạng, thể hiện sự ngu muội, lạc hậu của
người dân Trung Quốc lúc bấy giờ.
- Thuốc để chữa căn bệnh đớn hèn của quần chúng, căn
bệnh xa rời những người làm cách mạng.
-Thuốc là phương thức giác ngộ CM, làm cho người CM
gắn bó với quần chúng.
- Nhan đề thể hiện nét đặc sắc của bút pháp nghệ thuật
25

×