Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

luat chong doc quyen va canh tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.49 KB, 11 trang )





LUẬT CHỐNG ĐỘC QUYỀN VÀ CẠNH TRANH
CÁC CHÍNH SÁCH VÀ THỦ TỤC
Các giao dịch kinh doanh của công ty và các hoạt động khác đều phải chiếu theo
một số yêu cầu về pháp lý và các quy định. Chính sách cơ bản của công ty là mọi giao dịch và
các hoạt động khác của công ty phải luôn luôn được tiến hành với sự tuân thủ tuyệt đối vào mọi
luật lệ và quy định hiện hành của Hoa Kỳ và các quốc gia khác và các khu vực trong phạm vi
quyền hạn mà Công Ty có các hoạt động này, cũng như các tiêu chuẩn cao về ứng xử hợp đạo
đức trong kinh doanh. Các chính sách và thủ tục nêu dưới đây nhằm hướng dẫn để giúp thi hành
chính sách cơ bản này về luật chống độc quyền và cạnh tranh. Tuy nhiên, các chính sách và thủ
tục này không chỉ đơn thuần là lặp lại các quy tắc pháp lý hoặc điều lệ quy định áp dụng cho các
hoạt động của Công Ty, có thể là phức tạp và có thể phải chịu một số điều kiện theo nhiều ngoại
lệ, tinh xảo và sắc thái. Và trong một số lãnh vực, Công Ty có các lý do về kinh doanh và/hoặc
thể thức, các chính sách và thủ tục áp dụng có thể đặt ra các yêu cầu ngoài sự bắt buộc bởi các
luật lệ và quy định chống độc quyền hoặc cạnh tranh hiện hành.
Mở đầu. Hoa Kỳ, Liên Hiệp Âu Châu (và các quốc gia hội viên riêng lẻ của
nghiệp đoàn), Canada, Úc Đại Lợi, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác và các khu vực thuộc
phạm vi quyền hạn mà công ty kinh doanh đã ban hành luật chống độc quyền hoặc cạnh tranh,
điều này phản ảnh sự tin tưởng là một thị trường trong đó có sự cạnh tranh quyết liệt và không bị
kiềm chế đem lại ích lợi nhiều nhất cho khách tiêu thụ và các cơ sở kinh doanh. Trong khi công
ty tin rằng khi có sự cạnh tranh quyết liệt trong các giao dịch kinh doanh khác nhau mà công ty
có hoạt động trong đó, công ty có chính sách cạnh tranh một cách hợp pháp, công bằng và hợp
đạo đức và hoàn toàn tuân thủ với mọi luật chống độc quyền và cạnh tranh hiện hành.
Các điểm đáng nói nhất về chính sách tuân thủ luật chống độc quyền và cạnh
tranh của công ty là như sau:
• Quý vị sẽ không bao giờ thỏa thuận, chính thức hoặc không chính thức, với
một đối thủ cạnh tranh để


• sửa đổi giá cả;

• thi hành một giá mới hoặc tính thêm và giá hiện hữu, thông qua hoăng
tăng giá tính thêm, hoặc đặt ra một giá tính thêm với một mức giá nhất
định hoặc chiếu theo một bảng giá nhất định hoặc công thức để tính giá.

• phân chia kinh doanh hoặc thị trường; hoặc

• từ chối làm ăn với, hoặc cho thiếu nợ, bất cứ nhóm thứ ba nào.

• Thông tin về giá cả, tiền tính thêm của đối thủ cạnh tranh và các vấn đề khác
có tầm quan trọng về cạnh tranh cần được lấy từ các nguồn công cộng khác,

-2-

chứ không phải từ các cuộc bàn bạc hoặc liên lạc khác với các đối thủ cạnh
tranh. Bạn không được tiết lộ về giá cả của công ty hoặc thông tin nhạy bén về
cạnh tranh khác cho một đối thủ cạnh tranh một cách trực tiếp hoặc dùng một
khách hàng hoặc nhóm thứ ba khác để làm phương tiện chuyển thông tin nhạy
bén về cạnh tranh cho một đối thủ cạnh tranh,

• Nếu các đối thủ cạnh tranh bắt đầu bàn về các đề tài này, hãy chặn ngay họ lại
bằng một phát biểu lễ độ nhưng kiên quyết nêu rõ là công ty sẽ quyết định các
vấn đề này một cách độc lập và, theo chính sách của công ty, chúng tôi không
bàn bạc các vấn đề này bên ngoài công ty.

• Trước khi tham gia vào các hiệp hội buôn bán hoặc công nghệ, phải có sự
chấp thuận của Ban Pháp Lý và nghiên cứu về các chính sách của công ty để
biết cách tránh các vấn đề trục trặc.


• Báo cáo ngay bất cứ các bàn bạc nào trong vòng hồ nghi cho Ban Pháp Lý
biết. Các vấn đề thường có thể chỉnh đốn lại được nếu nhận ra sớm.

• Nhớ rằng các điều lệ này áp dụng trong các bối cảnh kinh doanh chính thức,
trong mọi liên lạc bao gồm email, và trong các bối cảnh giao tiếp không chính
thức bên ngoài văn phòng làm việc.

Dưới đây là bàn bạc chi tiết hơn về các điểm này và một tóm lược về các loại ứng
xử chính nêu ra các quan tâm về luật chống độc quyền hoặc cạnh tranh, cùng với các chính sách
và thủ tục về tuân thủ của công ty trong các lãnh vực này. Vì bản chất sâu sắc về sự kiện của sự
phân tích luật chống độc quyền/cạnh tranh, điều quan trọng là nhân viên phải tham khảo ngay
với Ban Pháp Lý về bất cứ tình huống nào làm phát sinh sự nghi ngờ có thể dính líu đến luật
chống độc quyền hoặc cạnh tranh trước khi có hành động đáng hồ nghi. Điều này bao gồm bất cứ
tình huống nào mà nhân viên tin rằng luật về cạnh tranh của địa phương có thể có các đòi hỏi
khác hoặc thêm nữa. Trong trường hợp đầu, các thắc mắc cần được nêu lên cho Văn Phòng Cố
Vấn Tổng Quát Khu Vực chịu trách nhiệm về công việc kinh doanh có sự hồ nghi. Nhân viên
cũng có thể tham khảo với Ban Pháp Lý Theo Nhóm.
1. Các Quan Hệ với Đối Thủ Cạnh Tranh. Luật chống độc quyền và cạnh
tranh thường cấm đoán các thỏa thuận, toa rập và các hoạt động có dự tính khác để hạn chế việc
buôn bán một cách vô lý. Luật chống độc quyền và cạnh tranh rút ra được một sự phân biệt quan
trọng giữa sự dàn xếp với các đối thủ cạnh tranh thay vì với khách hàng hoặc các nhà cung cấp.
Các dàn xếp hạn chế với các đối thủ cạnh tranh thường bị cấm đoán.
a. Sửa Đổi Giá Cả và Các Dàn Xếp Thông Đồng Khác. Thí dụ cổ
điển về hoạt động cấu kết bất hợp pháp trong vòng các đối thủ cạnh tranh là sự thỏa thuận chính
thức hoặc không chính thức để "sửa đổi" hoặc "ổn định" giá cả. Các dàn xếp sửa đổi giá cả bất
hợp pháp có thể không những có liên quan tới giá cả thực sự mà công ty và các đối thủ cạnh

-3-

tranh bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ, mà còn bất cứ các điều khoản hoặc điều kiện của

việc bán hàng có ảnh hưởng tới giá cả, như giảm giá, điều khoản tín dụng, tính toán thời gian
hoặc công bố các thay đổi về giá cả, dùng các công thức tính giá, và các khoản tương tự khác.
Hơn nữa, việc sửa đổi giá cả bất hợp pháp có thể liên quan đến nhiều thứ hơn là chỉ đặt ra một
giá hoặc mức giá nhất định. Bất cự sự thỏa thuận nào trong vòng các đối thủ cạnh tranh trực tiếp
hoặc gián tiếp có ảnh hưởng tới giá cả, dù là cao hơn hoặc thấp hơn, đều có thể bị cấm đoán.
Ngoài các thỏa thuận sửa đổi giá cả, các thỏa thuận chính thức hoặc không chính thức hoặc toa
rập trong vòng các đối thủ cạnh tranh để (i) chia thị trường, khách hàng hoặc các hệ thống kinh
doanh, (ii) đặt ra hoặc giới hạn năng suất, (iii) tiêu chuẩn hóa các sản phẩm hoặc dịch vụ, (iv)
phối hợp trả giá, hoặc (v) tẩy chay hoặc từ chối kinh doanh với một số nhà cung cấp hoặc khách
hàng, cũng thường bị cấm đoán bởi luật chống độc quyền và cạnh tranh.
Công ty có chính sách là các quyết định kinh doanh — bao gồm việc quyết định
về giá cả, các chính sách về giá cả, các điều khoản và điều kiện bán các sản phẩm và dịch vụ của
công ty, các thị trường hoặc hệ thống kinh doanh mà công ty cạnh tranh và các khách hàng và
nhà cung cấp mà công ty làm ăn kinh doanh — được thực hiện một cách độc lập, có kể đến mọi
yếu tố có liên quan, bao gồm các chi phí và mục tiêu về lợi nhuận của công ty, giá cả cạnh tranh
và các yếu tố và thông tin khác có liên quan. Theo đó, nhân viên bị cấm không được ký kết bất
cứ loại thỏa thuận nào, toa rập hoặc dàn xếp với các đối thủ cạnh tranh về giá cả, các chính sách
về giá cả, các điều khoản và điều kiện về mua bán khác, các thị trường hoặc hệ thống kinh doanh
mà công ty sẽ cạnh tranh, các khách hàng và nhà cung cấp mà công ty sẽ làm ăn kinh doanh hoặc
các vấn đề khác có tầm quan trọng về cạnh tranh. Chính sách của công ty là không bao giờ được
mời các đối thủ cạnh tranh tham gia vào các hoạt động thông đồng, và từ chối thẳng thừng và vô
điều kiện bất cứ sự mời mọc nào mà công ty có thể nhận được của những bên khác. Bất cứ nhân
viên nào nhận sự mời mọc hoặc đề nghị của một đối thủ cạnh tranh để tham gia vào một cuộc
dàn xếp thông đồng cần phải lễ độ nhưng kiên quyết cho biết điều đó phản lại chính sách của
công ty khi tham gia vào các hoạt động này hoặc thậm chí bàn về các vấn đề đó với các đối thủ
cạnh tranh, chấm dứt bàn bạc và báo cáo ngay vấn đề này cho Ban Pháp Lý.
Thí dụ về các loại ứng xử hoặc hoạt động phải tránh bao gồm thỏa thuận với một
hoặc nhiều đối thủ cạnh tranh về:
• một sự tăng giá khác hoặc phí tổn phụ trội khác cần được thi hành hoặc việc
giải quyết về lệ phí hiện hữu cần được thay đổi;


• một sự tăng giá mới hay hiện hữu hoặc phí tổn phụ trội khác cần được thi
hành trên căn bản thông qua hoặc tăng giá; hoặc

• một giá tính thêm nhất định hoặc phí tổn phụ trội khác cần được đặt ra với
một mức giá nhất định hoặc chiếu theo một bảng giá nhất định hoặc công thức
để tính giá.


-4-

Nhân viên cần biết rằng không chỉ các thỏa thuận chính thức hoặc công khai mới
bị cấm đoán. Bất cứ loại thỏa thuận không chính thức hoặc "thỏa thuận giữa quý ông," với nhau
hoặc sự toa rập ngầm hoặc không nói ra về giá cả, hoặc các vấn đề khác có tầm quan trọng về
cạnh tranh, cũng bị cấm đoán giống như vậy. Về việc này, không cần phải có bằng chứng về một
thỏa thuận hợp pháp công khai hoặc trên văn bản để một nhân viên điều hành hoặc bồi thẩm thấy
được một sự vi phạm đến luật chống độc quyền hoặc cạnh tranh. Các dàn xếp bất hợp pháp có
thể được suy ra từ bằng chứng do suy diễn. Thí dụ, một cuộc đối thoại tự nhiên trong vòng các
đối thủ cạnh tranh về các mức giá căn bản hoặc số lượng, tính toán thời gian hoặc xử lý thích
hợp (thí dụ, thông qua, tăng giá) một hoặc nhiều giá tính thêm hoặc các phí tổn phụ khác tại một
nhóm hoặc chức năng buôn bán trong công nghiệp, tại các địa điểm khác hoặc qua email, cộng
với bằng chứng về hoạt động song song tiếp theo sau bởi các đối thủ cạnh tranh, có thể được
hiểu như là một sự vi phạm luật chống độc quyền hoặc cạnh tranh trên căn bản sau khi có sự
kiện. Tương tự, một thỏa thuận không chính đáng, toa rập hoặc dàn xếp không cần phải được ký
kết trực tiếp trong vòng các đối thủ cạnh tranh. Một sự thỏa thuận như vậy cũng có thể phát sinh
vì các liên lạc qua một người trung gian như khách hàng, nhà cung cấp, nhà thầu phụ hoặc nhóm
trung gian khác. Theo đó, thông tin nhạy bén về cạnh tranh không nên được chia sẻ với các
nhóm thứ ba để làm phương tiện truyền đạt loại thông tin này cho các đối thủ cạnh tranh. Thông
tin đó cũng không được lấy từ các nhóm thứ ba để dùng làm phương tiện truyền dẫn chia sẻ loại
thông tin này cho các đối thủ cạnh tranh.

Để làm ví dụ cho các minh họa ở trên, sự truyền đạt với các đối thủ cạnh tranh về
các vấn đề có tầm quan trọng về cạnh tranh nêu ra các quan tâm đặc biệt vì chúng có thể được
hiểu lầm là nằm trong thỏa thuận, toa rập hoặc dàn xếp bất hợp pháp. Thực vậy, trong một số
trường hợp, ngay cả việc trao đổi thông tin một chiều có thể được hiểu như là không chính đáng
theo luật chống độc quyền và cạnh tranh. Theo đó, nhân viên thường không được bàn bạc, trao
đổi hoặc mặt khác truyền đạt cho bất cứ nhân viên, đại diện hoặc đại lý nào của một đối thủ cạnh
tranh những thông tin về giá cả trước đây, hiện tại hoặc trong tương lai của công ty hoặc của các
đối thủ cạnh tranh, các chính sách về giá cả, giá tính thêm hoặc các phụ phí khác, các điều khoản
hoặc điều kiện bán hàng hoặc các vấn đề có tầm quan trọng về cạnh tranh. Nhân viên thường
không được cung cấp thông tin này cho, hoặc tìm kiếm thông tin đó từ, các đối thủ cạnh tranh.
Nhân viên cũng không được tìm cách dùng mưu chước để vượt qua các điều lệ này về các liên
lạc bị cấm đoán bằng cách dùng một người nào khác, như một đại lý hoặc nhóm thứ ba, để lấy
thông tin mà nhân viên bị cấm không được lấy một cách trực tiếp.
Trong khi giá cả của các đối thủ cạnh tranh có thể được xem xét để định giá hoặc
các quyết định về kinh doanh khác, thông tin về giá cả của đối thủ cạnh tranh nói chung chỉ nên
được lấy từ các danh sách đã xuất bản, các nguồn tin công cộng khác (như các tạp chí thương
mãi, mạng lưới của công ty, các ấn bản nghiên cứu thị trường) hoặc các khách hàng mà giá cả đã
được nói cho họ biết là người yêu cầu công ty tương xứng với một giá hoặc phí tổn nhất định —
và không phải từ các đối thủ cạnh tranh, mặc dù chỉ là để xác nhận một đề nghị hoặc giá cả mà
một khách hàng nói là đã nhận được. Cũng phải cẩn trọng trong việc ghi lại nguồn thông tin hợp
pháp của đối thủ cạnh tranh để không có sự hiểu lầm về nguồn tin có sau khi xảy ra sự kiện. Thí

-5-

dụ, nếu có một khách hàng cho biết giá cả của một đối thủ cạnh tranh để công ty đạt tới hoặc cho
giá thấp hơn, ghi vào trong tài liệu ngày và nguồn thông tin.
Nhân viên sẽ không tránh khỏi việc tiếp xúc với các đối thủ cạnh tranh của công
ty trong các chức năng kinh doanh và giao tế, và không phải chủ đích của các chính sách và thủ
tục nêu trên là để ngăn chặn những sự tiếp xúc như vậy. Tuy nhiên, nhân viên nào thấy mình bị
lôi cuốn vào một cuộc bàn bạc về các đề tài bị cấm đoán hoặc mặt khác làm phát sinh các quan

tâm về luật chống độc quyền hoặc cạnh tranh cần phải nêu ra ngay và rõ ràng về sự không đồng
ý của mình về vấn đề này và chấm dứt cuộc bàn bạc. Trong trường hợp phải theo nhóm, có thể
cần phải rút ra khỏi nhóm nếu cuộc bàn bạc không thích hợp hoặc đáng ngờ vẫn tiếp tục. Ngay
cả sau khi nêu ra sự phản đối, việc nhân viên không rút ra khỏi nhóm đó (qua việc nêu rõ là công
ty của chúng tôi không và sẽ không tham gia vào các hành động như vậy) có thể được hiểu là
một sự thỏa thuận ngầm nếu cuộc bàn bạc không chính đáng vẫn tiếp tục. Trong những tình
huống có lưu lại việc này trong hồ sơ — thí dụ, một buổi họp của hiệp hội buôn bán — nhân
viên cần yêu cầu là sự phản đối của họ (và, nếu cần, việc họ ra khỏi buổi họp) phải được ghi lại
trong hồ sơ và yêu cầu có một bản sao của hồ sơ. Bất cứ trường hợp nào như vậy cần phải được
báo cáo ngay cho Ban Pháp Lý biết.
Điều rất quan trọng là phải tránh bất cứ hành vi nào làm thành hoặc có thể được
hiểu như là một bằng chứng sau khi sự kiện diễn ra về một sự thỏa thuận, toa rập hoặc dàn xếp
để sửa đổi giá cả hoặc tham gia vào các hoạt động khác mà luật chống độc quyền hoặc cạnh
tranh nghiêm cấm. Cũng quan trọng không kém trong việc gửi email hoặc các tài liệu khác để
tránh sử dụng ngôn ngữ mơ hồ, phóng đại hoặc ngôn ngữ khác có thể bị hiểu lầm là đưa ra gợi ý
về một sự thỏa thuận với một hoặc nhiều đối thủ cạnh tranh, khi sự thỏa thuận đó thực sự không
có. Thí dụ, không viết về công nghiệp hoặc một sự đồng ý của đối thủ cạnh tranh với một thực
thi nào đó khi các sự kiện lồng trong đó là các công ty, mà không bàn bạc với nhau, kết cuộc đã
đeo đuổi các thực thi tương tự một cách độc lập.
b. Các Giao Dịch trong thiện ý với Đối Thủ Cạnh Tranh. Một ngoại
lệ đối với các chính sách của công ty về sự liên lạc với các đối thủ cạnh tranh về các vấn đề có
tầm quan trọng về cạnh tranh là trong những tình huống mà công ty ký kết về buôn bán trong
thiện ý hoặc giao dịch kinh doanh khác với một đối thủ cạnh tranh. Trong những tình huống như
vậy dĩ nhiên là cần phải bàn về giá cả và thông tin liên quan áp dụng vào việc hoàn thành giao
dịch. Tuy nhiên, ngoại lệ này chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp, và không được phép dùng như một
cơ hội để tham gia vào các truyền đạt mà mặt khác bị cấm hoặc để phát vỡ các chính sách thuộc
luật chống độc quyền và cạnh tranh của công ty. Để đảm bảo là các hướng dẫn thích hợp được
làm theo có liên quan trong việc truyền đạt với các đối thủ cạnh tranh, nhân viên có liên quan
trong các giao dịch tương lai với các đối thủ cạnh tranh cần tham khảo trước tiên với các giám
thị trực tiếp của họ và, nếu cần, với Ban Pháp Lý trước nếu có bất cứ sự hồ nghi nào về các tiêu

chuẩn hiện hành hoặc hành vi thích hợp.
Một ngoại lệ khác là cho các giao dịch hợp doanh trong thiện ý. Hợp doanh ngày
càng trở nên phổ biến trong một số ngành công nghiệp và có thể nhằm các mục đích khuyến

×