Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những cây thuốc & Bài thuốc nam ứng dụng (Kỳ 2) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.87 KB, 6 trang )

Những cây thuốc & Bài thuốc
nam ứng dụng
(Kỳ 2)

3 - THỔ PHỤC LINH (KHÚC KHẮC)


Tên khoa học: Smilax glabra Roxb. Họ bách hợp.
Tên gọi khác: Khúc khắc.
Phân bố: Mọc ở sườn núi có cỏ, ven rừng, dưới rừng thưa, giữa các cây
bụi.
Thu hái và chế biến: Thu hái lá mùa hè thu, bỏ bùn cát, nhân lúc còn tươi
cắt lát, phơi khô. Khi dùng rửa sạch, cắt vụn.
Tính năng: Vị ngọt, nhạt, bình. Có tác dụng trừ thấp, giải độc, tán kết, tiêu
thũng.
Liều dùng: 15 - 60 g.
PHƯƠNG THUỐC KINH NGHIỆM:
Chữa giang mai:
- Bài 1: Thổ phục linh tươi 150 g. Sắc uống.
- Bài 2: Thổ phục linh 30 g, thương nhĩ tử 15 g. Sắc uống.
- Bài 3: Thổ phục linh, kim ngân hoa, khổ sâm đều 30 g. Sắc uống.
- Bài 4: Thổ phục linh 100 g, dây kim ngân 60 g, xa tiền thảo 30 g. Sắc
uống.
- Bài 5: Thổ phục linh tươi 250 g, thương nhĩ tử, kim ngân hoa, cam thảo,
bạch tiễn bì đều 15 g. Sắc uống.
- Bài 6: Thổ phục linh 30 g, bạch tiễn bì, kim ngân hoa, uy linh tiên đều 15
g, cam thảo 10 g. Sắc uống.
Chữa viêm da:
Thổ phục linh 60 g. Sắc uống thay nước trà.
Chữa cơ quan sinh dục nổi mụn nhọt:
- Bài 1: Thổ phục linh 20 g. Bản lam căn 15 g, mã xỉ hiện 15 g. Sắc lấy


nước uống với viên hoàn “tri bá địa hoàng hoàn”.
Nếu người âm hư hỏa vượng thì dùng thêm: Nữ trinh tử, tri mẫu mỗi thứ 10
g.
- Bài 2: Thổ phục linh, hoàng bá, dã cúc hoa, kim ngân hoa (hoặc dây) đều
30 g. Sắc lấy nước rửa hoặc ngâm khoảng 15 phút, mỗi ngày 2 lần.
- Bài 3: Thổ phục linh, bạch hoa xà thiệt thảo, bản lam căn (hoặc nam bản
lam căn) đều 20 g, ý dĩ nhân 30 g, hoàng bá 15 g, sài hồ, đại thanh diệp đều 10 g.
Sắc uống.
- Bài 4: Thổ phục linh, hoàng bá, sài hồ đều 15 g, hổ trượng, trạch tả, tri
mẫu đều 10 g. Ý dĩ nhân 30 g. Cam thảo 6 g. Sắc uống.
- Bài 5: Thổ phục linh, ý dĩ nhân, sinh địa đều 30 g, hoàng cầm, phục linh
bì đều 15 g, chi tử, huyền sâm đều 10 g. Sắc uống.
Hạ cam mềm:
- Bài 1: Thổ phục linh, bồ công anh, xa tiền thảo đều 30 g, biển súc, mộc
thông, trạch tả đều 15 g, hoàng cầm, sinh địa đều 10 g, long đởm thảo 12 g, sài hồ,
cam thảo đều 6 g. Sắc uống.
- Bài 2: Thổ phục linh 30 g, bồ công anh, dã cúc hoa, bạch hoa xà thiệt
thảo, hoàng bá đều 15 g, hoàng cầm, hoàng liên, kim ngân hoa đều 10 g. Sắc uống.
Nếu đi cầu bón, nên thêm: Đại hoàng 10 g. Âm dịch bị tổn thương gây khô
môi miệng thì thêm: Bạch mao căn, sinh địa đều 15 g.
4 - ĐẠI DIỆP ÁN DIỆP (BẠCH ĐÀN ĐỎ)



Tên khoa học: Eucaliptus robusta Smich. Họ sim Mytarceae.
Tên gọi khác: Án diệp, án thụ diệp , bạch đàn đỏ.
Phân bố: cây được trồng khắp nơi, ven lộ, bờ kinh, chân núi.
Thu hái và chế biến: Hái quanh năm dùng tươi rửa sạch hoặc phơi khô.
Tính năng: Vị hơi cay, hơi đắng tính bình, ức khuẩn tiêu viêm, khử phong
chỉ dưỡng, thu liễm.

Liều dùng: Dùng ngoài lượng vừa đủ.
NGHIỆM PHƯƠNG
Chữa giời leo:
Lá bạch đàn đỏ 1 kg nấu thành dung dịch 10%, dùng gạc nhúng nước thuốc
đắp chỗ giời leo để khoảng 2 giờ, mỗi ngày đắp 3 lần.
Chữa chàm, mụn mủ:
Lá bạch đàn đỏ, vỏ cây sầu đâu, có nơi gọi là cây xoan (khổ luyện thụ bì)
bằng nhau sắc lấy nước đặc rửa.
Chữa chàm, ngứa vùng âm hộ:
Lá bạch đàn đỏ, xà xàng tử, khổ sâm, vỏ Xoan, vỏ cây chân chim, địa phu
tử đều bằng nhau sắc lấy nước đặc ngâm rửa.
Chữa chàm bìu (bìu dái ngứa gãi chảy nước):
- Bài 1: Lá bạch đàn đỏ, xà xàng tử, lá trâm ổi đều 30 g sắc lấy nước đặc
ngâm rửa chỗ ngứa.
- Bài 2: Lá bạch đàn đỏ, cỏ sữa lá lớn, lá trâm ổi, địa đởm thảo (cúc chỉ
thiên) đều bằng nhau sắc lấy nước đặc rửa.
Chữa viêm da:
Lá bạch đàn đỏ 4 phần, thiên lý quang (cúc bạc leo) 2 phần, lá kim ngân
hoa, dã cúc hoa, giang bản quy (rau má ngọ), quả kim anh tử tất cả đều 1 phần.
Sắc lấy nước đặc rửa tại chỗ.
Chữa mẩn ngứa do phong hàn:
Lá bạch đàn đỏ tươi 100 g, rễ trâm ổi, xà xàng tử, tổ kiến (đóng trên cây)
đều 30 g. Sắc lấy nước đặc rửa mỗi ngày 2 - 3 lần.


×