Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những cây thuốc & Bài thuốc nam ứng dụng (Kỳ 18) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.32 KB, 6 trang )

Những cây thuốc & Bài thuốc
nam ứng dụng
(Kỳ 18)

38 - LAM ÁN DIỆP (BẠCH ĐÀN XANH)



Tên khoa học: Eucaliptus Globulus Labill. Họ sim Myrtaceae.
Tên gọi khác: Án diệp , án thụ diệp . Bạch đàn xanh.
Phân bố: Cây được trồng khắp nơi.
Thu hái và chế biến: Hái quanh năm dùng tươi rửa sạch hoặc phơi khô.
Tính năng: Vị hơi cay, hơi đắng tính bình, ức khuẩn tiêu viêm, khử phong
chỉ dưỡng, thu liễm.
Liều dùng: Dùng ngoài lượng vừa đủ.
NGHIỆM PHƯƠNG:
Chữa giời leo: Lam án diệp 1 kg nấu thành dung dịch 10%, dùng gạc
nhúng nước thuốc đắp chỗ giời leo để khoảng 2 giờ, mỗi ngày đắp 3 lần.
Chữa thấp chẩn, mụn mủ: Lam án diệp, khổ luyện thụ bì đều bằng nhau
sắc lấy nước đặc rửa.
Chữa thấp chẩn, ngứa vùng âm hộ: Lá bạch đàn xanh, xà xàng tử, khổ
sâm, vỏ xoan, vỏ cây chân chim, đều bằng nhau sắc lấy nước đặc ngâm rửa.
Chữa chàm bìu:
- Bài 1: Lá bạch đàn xanh, xà xàng tử, lá trâm ổi đều 30 g sắc lấy nước đặc
ngâm rửa chỗ ngứa.
- Bài 2: Lá bạch đàn xanh, cỏ sữa lá lớn, lá trâm ổi, địa đởm thảo đều bằng
nhau sắc lấy nước đặc rửa.
Chữa viêm da: Lá bạch đàn xanh 4 phần, thiên lý quang 2 phần, lá kim
ngân hoa, dã cúc hoa, giang bản quy, quả kim anh tử tất cả đều một phần. Sắc lấy
nước đặc rửa tại chỗ.
39 - MẶC HẠN LIÊN (CỎ MỰC)





Tên khoa học: Eclipta prostrata. (L) L. Họ cúc Asteraceae.
Tên gọi khác: Hạn liên thảo, hắc mặc thảo, cỏ mực, cỏ nhọ nồi.
Phân bố: Mọc ở nơi ẩm thấp, bờ kinh, bờ ao, bờ ruộng, ven lộ, bãi cỏ.
Thu hái và chế biến: Hái lá vào mùa hạ, thu, phơi khô.
Tính năng: Vị ngọt, chua, lạnh, có tác dụng lương huyết chỉ huyết, thanh
nhiệt lợi thấp.
Liều dùng: 15 - 30 g. Dùng ngoài lượng thích hợp.
NGHIỆM PHƯƠNG:
Chữa nấm chân, nước ăn chân:
- Bài 1: Hạn liên thảo vừa đủ, nấu với giấm rửa chỗ ngứa.
- Bài 2: Mặc hạn liên vừa đủ, dùng cồn 900 đổ ngập mặt thuốc, ngâm sau 1
- 3 ngày lấy ra thoa chỗ ngứa.
- Bài 3: Mặc hạn liên (cỏ mực), đăng lung thảo (thù lù) đều 30 g, phi dương
thảo (cỏ sữa lá lớn), thổ kinh giới đều 60 g sắc lấy nước đặc rửa. Nếu có viêm
nhiễm thì thêm liệu ca vương (niệt gió), vọng giang nam diệp (cốt khí muồng) đều
30 g cùng sắc lấy nước rửa.
Chữa viêm da do tiếp xúc với rơm rạ: Cỏ mực tươi vừa đủ giã vắt lấy
nước đắp tại chỗ.
Chữa giời leo: Cỏ mực tươi vừa đủ, giã nát đắp chỗ ngứa mỗi ngày 1 - 2
lần.
Chữa viêm niệu đạo không do lậu: Mặc hạn liên, kim tiền thảo, xa tiền
thảo, ích mẫu thảo, hoàng tinh, hoài sơn đều 30 g, đăng tâm thảo 10 g, cam thảo 6
g. Uống liên tục 10 ngày là một liệu trình.
40 - LONG DUYÊN ÁN DIỆP (BẠCH ĐÀN LÁ LIỄU)




Tên khoa học: Eucalyptus exserta F, v . Muell. Họ sim Myrtaceae.
Tên gọi khác: Tiểu diệp án , bạch đàn lá liễu.
Phân bố: Cây được trồng khắp nơi.
Thu hái và chế biến: Hái lá quanh năm dùng tươi rửa sạch hoặc phơi khô.
Tính năng: Vị hơi cay, hơi đắng tính bình, ức khuẩn tiêu viêm, khử phong
chỉ dưỡng, thu liễm.
Liều dùng: Dùng ngoài lượng vừa đủ.
NGHIỆM PHƯƠNG:
Chữa giời leo: Long duyên án diệp 1 kg nấu thành dung dịch 10%, dùng
gạc nhúng nước thuốc đắp chỗ giời leo để khoảng 2 giờ, mỗi ngày đắp 3 lần.
Chữa thấp chẩn, mụn mủ: Long duyên án diệp, khổ luyện thụ bì đều bằng
nhau sắc lấy nước đặc rửa.
Chữa thấp chẩn, ngứa vùng âm hộ: Lá bạch đàn lá liễu, xà xàng tử, khổ
sâm, vỏ xoan, vỏ cây chân chim, đều bằng nhau sắc lấy nước đặc ngâm rửa.
Chữa chàm bìu:
- Bài 1: Lá bạch đàn lá liễu, xà xàng tử, lá trâm ổi đều 30 g sắc lấy nước
đặc ngâm rửa chỗ ngứa.
- Bài 2: Lá bạch đàn lá liễu, cỏ sữa lá lớn, lá trâm ổi, địa đởm thảo đều bằng
nhau sắc lấy nước đặc rửa.
Chữa viêm da: Lá bạch đàn lá liễu 4 phần, thiên lý quang 2 phần, lá kim
ngân hoa, dã cúc hoa, giang bản quy, quả kim anh tử tất cả đều 1 phần. Sắc lấy
nước đặc rửa tại chỗ.
Chữa mẩn ngứa do phong hàn: Lá bạch đàn lá liễu tươi 100 g, rễ trâm
ổi, xà xàng tử, tổ kiến (đóng trên cây) đều 30 g. Sắc lấy nước đặc rửa mỗi ngày 2 -
3 lần.



×