Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Giáo trình - ĐA DẠNG SINH HỌC pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.73 KB, 109 trang )


PGS. TS. TÔN THẤT PHÁP






Giáo trình

ĐA DẠNG SINH HỌC




1
Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. Định nghĩa
Theo Công ước Đa dạng sinh học, khái niệm "Đa dạng sinh học"
(biodiversity, biological diversity) có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật
sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và
các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật
là một thành phần, ; thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa
các loài và giữa các hệ sinh thái.
Có thể coi, thuật ngữ "đa dạng sinh học" lần đầu tiên được Norse và
McManus (1980) định nghĩa, bao hàm hai khái niệm có liên quan với nhau là:
đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh
thái (số lượng các loài trong một quần xã sinh vật). Có nhiều định nghĩa về đa
dạng sinh học được đưa ra, định nghĩa được đưa ở trên là định nghĩa được dùng


trong Công ước Đa dạng sinh học. Các định nghĩa khác về Đa dạng sinh học:
- toàn bộ gen, các loài và các hệ sinh thái trong một vùng hoặc trên toàn
thế giới .
- tính đa dạng của sự sống dưới mọi hình thức, mức độ và mọi tổ hợp,
bao gồm đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái . [FAO]
- tính đa dạng, trạng thái khác nhau về đặc tính hoặc chất lượng
(R.Patrick,1983)
- sự đa dạng và tính khác nhau của các sinh vật sống và các phức hệ sinh
thái mà chúng tồn tại trong đó. Tính đa dạng có thể định nghĩa là một số lượng
xác định các đối tượng khác nhau và tần số xuất hiện tương đối của chúng. Đối
với đa dạng sinh học, những đối tượng này được tổ chức ở nhiều cấp độ, từ các
hệ sinh thái phức tạp đến các cấu trúc hoá học là cơ sở phân tử của vật chất di
truyền. Do đó, thuật ngữ này bao hàm các hệ sinh thái, các loài, các gen khác
nhau và sự phong phú tương đối của chúng. (OTA, 1987).
- tính đa dạng của sự sống và các quá trình hoạt động của nó (U .S.
Forest Service, 1990).
2
- bao gồm tất cả các loài thực vật, động vật, vi sinh vật, các hệ sinh thái
và quá trình sinh thái học mà chúng tham gia . Đây là khái niệm bao trùm cho
mức độ phong phú của tự nhiên, bao gồm cả số lượng và tần số xuất hiện của
các hệ sinh thái, các loài và các gen di truyền trong một tổ hợp xác định.
(McNeely et al., 1990).
- tính đa dạng của sự sống ở mọi cấp độ tổ chức, biểu hiện bởi số lượng
và tần số xuất hiện tương đối của các đối tượng (gen, sinh vật, hệ sinh thái)
(EPA, 1990).
- toàn bộ sự đa dạng và khác nhau giữa các sinh vật sống và trong chính
sinh vật đó, cũng như đối với các hệ sinh thái mà các sinh vật tồn tại trong đó;
bao hàm cả đa dạng hệ sinh thái hoặc đa dạng quần xã, đa dạng loài và đa dạng
di truyền (Pending legislation, U .S. Congress 1991).
- tính đa dạng của sinh vật ở mọi cấp độ, từ những biến dị di truyền

trong cùng một loài đến sự đa dạng của các loài, giống/chi, họ và thậm chí cả
các mức phân loại cao hơn; bao gồm cả đa dạng hệ sinh thái, gồm cả các quần
xã sinh vật trong các sinh cảnh cụ thể và các điều kiện vật lý mà chúng sinh
sống trong đó (Wilson, 1992).
- là phức hệ vượt quá sự hiểu biết và có giá trị không thể đo đếm được,
đa dạng sinh học là toàn bộ tính đa dạng của sự sống trên trái đất (Ryan, 1992).
- tính đa dạng về cấu trúc và chức năng của các dạng sống ở các mức di
truyền, quần thể, loài, quần xã và hệ sinh thái (Sandlund et al., 1993).
1.2. Đối tượng môn học
Đa dạng sinh học là một phân môn của sinh học, đa dạng sinh học lấy
đối tượng là toàn bộ sinh vật sống trên trái đất làm đối tượng nghiên cứu của
mình. Sự đa dạng của đời sống được làm rõ bằng nhiều cách khác nhau. Một số
hướng của sự đa dạng này có thể bắt đầu được tạo nên nhờ vào phân biệt giữa
các yếu tố khác nhau. Có 3 nhóm đa dạng cơ bản được tạo nên là: đa dạng di
truyền; đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái.
Đa dạng di truyền bao gồm các thành phần của các mã di truyền cấu trúc
cơ thể (nucleotides, genes, chromosomes) và sự biến đổi trong cấu trúc giữa các
cơ thể của cùng một quần thể và giữa các quần thể khác nhau.
Đa dạng loài bao gồm các bậc phân loại và các thành phần của nó, từ các
cá thể đến các loài, chi và cao hơn.
3
Đa dạng hệ sinh thái bao gồm các mức độ sinh thái khác nhau của quần
thể, thông qua nơi ở và ổ sinh thái, đến sinh cảnh.
Như vậy, đa dạng sinh học sẽ tập trung nghiên cứu sự đa dạng trong sinh
vật từ di truyền cho đến các hệ sinh thái. Tuy nhiên, đối với mỗi cấp độ đa dạng
sẽ có những mặt thuận lợi và khó khăn riêng khi tiến hành nghiên cứu. Đối với
đa dạng di truyền, các quần thể được thiết lập từ các cá thể, mỗi một cá thể có
một thành phần nhiễm sắc thể, các nhiễm sắc thể được cấu thành từ các gen và
gen được cấu thành từ nucleotide. Ngược lại, trong đa dạng loài, giới, ngành,
họ, chi, loài, dưới loài, quần thể và cá thể hình thành nên một chuổi tổ hợp,

trong đó tất cả các nhân tố ở mức thấp hơn nằm trong mỗi mức cao hơn. Cùng
với quá trình tiến hoá, sự tổ chức phân loại này của đa dạng sinh học phản ánh
một khái niệm tổ chức trung tâm của sinh học hiện đại.

1.3. Sơ lược lịch sử về đa dạng sinh học

Những bằng chứng minh họa được cung cấp từ các hóa thạch và phân
tử, một vài sự kiện lớn về sự sống trên trái đất, cùng với niên đại của chúng
được tái hiện trong bảng sau:
Kỷ nguyên Thời kỳ Thời gian
(triệu năm)
Các sự kiện lớn
Tiền
cambrian
Precambrian 4500 Khởi thủy sự sống, các tổ
chức đa bào đầu tiên
Paleozoic Cambrian 550 Tất cả các ngành lớn xuất
hiện được ghi nhận từ hóa
thạch, bao gồm động vật có
xương sống đầu tiên
Ordovician 500 Cá có hàm đầu tiên
Silurian 440 Sự xâm chiếm đất liền bởi
thực vật và chân khớp
Devonian 410 Sự đa dạng hóa của cá xương
(teleost), xuất hiện lưỡng thê
và côn trùng
Carboniferous 360 Rừng được bao phủ bởi thực
vật có mạch, xuất hiện bò sát
và sự ưu thế của lưỡng thê
Permian 290 Sự tuyệt chủng của nhiều loài

không xương sống ở biển,
4
xuất hiện bò sát giống thú và
côn trùng ngày nay.
Mesoic Triassic 250 Nguồn gốc và sự đa dạng chủ
yếu là bò sát, xuất hiện thú,
cây hạt trần chiếm ưu thế
Jurassic 210 Bò sát thống trị và cây hạt
trần chiếm ưu thế, xuất hiện
chim
Cretaceous 140 Xuất hiện thực vật hạt kín, sự
thống trị của bò sát và nhiều
nhóm động vật không xương
sống bị tuyệt chủng và kết
thúc một giai đoạn
Cenozoic Tertiary 65 Đa dạng hóa của thú, chim,
côn trùng hút phấn và hạt kín.
Tertiary muộn/tiền
Quaternary- thời kỳ đỉnh cao
của đa dạng sinh học
Quaternary 1.8 Xuất hiện loài người
(Nguồn:www.IUCN.org)
Qua bảng trên cho thấy rằng có vẻ như tất cả các sinh vật đều có chung
một nguồn gốc. Tất nhiên, đa dạng sinh học đã được tăng lên từ giai đoạn giữa,
ước tính khoảng 3.5-4.0 tỷ năm trước (trái đất có tuổi khoảng 4,5-5,0 tỷ năm, vì
vậy sự sống đã xuất hiện khắp nơi hầu hết chúng đều tồn tại), đầu tiên sự gia
tăng này diễn ra rất chậm.
Một trong những sự thay đổi quan trọng đó là đã mở ra một sự phát triển
lớn về đa dạng sinh học, đã tạo ra sinh vật đa bào. Các sinh vật đa bào có lẽ đã
không đa dạng hóa cho đến 1,4 tỷ năm trước, lúc đó gần 60% sự sống trước đó

đã hoàn toàn mất đi. Đặc biệt các động vật đa bào đã không bắt đầu đánh dấu sự
đa dạng cho đến khoảng 600 triệu năm trước, vào lúc đó khoảng 80% sự sống
trước đó đã bị biến mất. Các sinh vật vào thời kỳ này chỉ dài khoảng vài
milimét. Đến Kỷ Palaeozoic (cổ sinh) và trên đá của thời kỳ Cambrian (550
triệu năm trước), các nhà khoa học đã tìm thấy sự xuất hiện ngẫu nhiên của các
động vật đa bào (metazoan) có kích thước khá lớn. Các nhà khoa học đã ước
tính rằng nếu sự bùng nổ đa dạng sinh học vào thời kỳ Cambrian được tiếp tục
bằng một tỷ lệ hằng số cho đến nay thì đại dương có thể xuất hiện 10
60
họ
metazoan, thay vì 10
3
như hiện nay (Sepkoski, 1997). Trên thực tế, tất cả các
nhóm động vật lớn ngày nay đều được ghi nhận ở hóa thạch trong thời kỳ
Cambrian (Kevin J Gaston, 2004).
5
Gould, 1989 đã đưa ra giả thuyết rằng sự đa dạng của các tổ chức đạt cao
nhất vào thời gian bùng nổ đa dạng sinh học của giai đoạn Cambrian. Sự chiếm
cứ đất liền của động vật, thực vật (440 triệu năm trước), tiếp theo là sự đa dạng
hóa của chúng, ngay sau các sinh vật đa bào trong biển. Vì vậy, sự sống của
động vật đến từ chổ một ít loài hoàn thiện thành nhiều cấu trúc cơ thể khác nhau
trong thời kỳ Cambrian, đến ngày nay chúng ta nhìn thấy nhiều loài nhưng ít
cấu trúc cơ thể hơn.
Khoảng 100 triệu năm trước đã có sự tăng lên và phát triển ổn định của
đa dạng sinh học, chúng đã đạt đến cực điểm vào cuối thời kỳ Tertiary (đệ tam)
và đầu Quaternary (đệ tứ), vào thời kỳ này có nhiều loài và số bậc phân loại
động vật thực vật cao hơn (cả dưới biển và trên cạn) so với trước đó (Signor,
1990).
6
Chương 2

KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC
2.1. Khái niệm chung về đa dạng sinh học
2.1.1. Các định nghĩa và ví dụ
Theo định nghĩa của Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (World Wildlife
Fund) thì đa dạng sinh học là “sự phồn thịnh của cuộc sống trên trái đất, là
hàng triệu loài động vật, thực vật và vi sinh vật, là những nguồn gen của
chúng và là các hệ sinh thái phức tạp cùng tồn tại trong môi trường sống”.
Như thế, đa dạng sinh học cần phải được xem xét ở ba mức độ. Đa dạng sinh
học ở mức độ loài bao gồm tất cả sinh vật trên trái đất từ vi khuẩn đến các
loài động vật, thực vật và nấm. Ở mức nhỏ hơn, đa dạng sinh học bao gồm sự
khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể cách ly
nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một
quần thể. Đa dạng sinh học cũng bao gồm sự khác biệt trong các quần xã sinh
học nơi các loài đang sinh sống, các hệ sinh thái trong đó các quần xã tồn tại
và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau. Sự khác biệt
giữa đa dạng sinh học ở 3 mức độ khác nhau được thể hiện qua bảng 1.1.
Bảng 1.1. Các mức độ đa dạng sinh học
Đa dạng loài Đa dạng di truyền Đa dạng sinh thái
Giới
(Kingdom)
Quần thể (Population)Sinh đới (Biome)
Ngành
(Phyla)
Cá thể (Individual) Vùng sinh thái
(Bioregion)
Lớp (Class) Nhiễm sắc thể Cảnh quan (Landscape)
7
(Chromosome)
Bộ (Order) Gene Hệ sinh thái
(Ecosystem)

Họ (Family) Nucleotide Nơi ở (Habitat)
Giống
(Genera)
Tổ sinh thái (Niche)
Loài
(Species)

(Nguồn:Peter J.Bryant. Biodiversity and conservation)
2.1.2. Các nội dung của đa dạng sinh học
2.1.2.1. Đa dạng loài
Đa dạng loài bao gồm tất cả loài trên trái đất. Mỗi loài thường được xác
định theo một trong hai cách. Thứ nhất, một loài được xác định là một nhóm các
cá thể có những đặc tính hình thái, sinh lý, sinh hoá đặc trưng khác biệt với
những nhóm cá thể khác (định nghĩa về hình thái của loài). Thêm vào đó, sự
khác biệt về DNA cũng được sử dụng để phân biệt những loài có đặc điểm hình
thái bên ngoài gần như giống hệt nhau (loài đồng hình), như các loài vi khuẩn.
Thứ hai là một loài có thể được phân biệt như là một nhóm cá thể có thể giao
phối giữa chúng với nhau để sinh sản thế hệ con cái hữu thụ và không thể giao
phối sinh sản với các cá thể của các nhóm khác (định nghĩa về sinh học của
loài).
Định nghĩa về hình thái của loài thường được các nhà sinh học hay các
nhà phân loại học, sử dụng để định loại, đặt tên khoa học cho những mẫu vật là
những loài mới. Định nghĩa về sinh học của loài là định nghĩa thường được các
nhà sinh học di truyền sử dụng do đây là cơ sở trong mối liên hệ về gen hơn là
các đặc điểm về cấu tạo hình thái khác. Tuy nhiên, trong thực tế, định nghĩa
sinh học của loài là khó sử dụng bởi vì nó đòi hỏi những kiến thức về các cá thể
thực sự có khả năng trong việc giao phối với nhau, những thông tin như vậy
thường không phải lúc nào cũng có sẵn. Do vậy, trong thực tế các nhà sinh học
thực hành thường mô tả các loài này bằng các đặc điểm hình thái cho đến khi
loài đó được các nhà phân loại đặt tên La tinh.

Hiện nay, có khoảng 1,7 triệu loài đã được mô tả. Ít nhất là hai lần số đó còn
chưa mô tả, chủ yếu là côn trùng và các nhóm chân khớp khác trong vùng nhiệt
đới (Bảng 1.2).
8
Bảng 1.2. Tổng số các loài đã được mô tả
Nhóm Số loài mô tả Nguồn
Vi khuẩn và tảo lam 4.760
Nấm 46.938
Tảo 26.900
Rêu 17.000 WCMC. 1998
Hạt trần 980 IUCN. 1997
Hạt kín 258.000 IUCN. 1997
Động vật nguyên sinh 35.000
Bọt biển (Thân lỗ) 5.000
Ruột khoang 9.000
Giun tròn và giun dẹp 24.000
Giáp xác 40.000
Côn trùng 950.000 IUCN. 1997
Các nhóm Chân khớp và các
nhóm động vật không xương
sống khác
130.000
Thân mềm 70.000
Da gai 6.100
Cá 28.100
Lưỡng cư 5.578
Bò sát 8.134
Chim 9.932
Thú 4.842


1.680.264

Kiến thức của chúng ta về số lượng loài là chưa chính xác do nhiều loài
khó thấy còn chưa được phân loại học chú ý. Ví dụ như ve bét, giun tròn và
nấm sống trong đất và các loài côn trùng sống trong rừng nhiệt đới có kích
thước rất nhỏ và khó nghiên cứu. Các loài này có thể lên tới hàng trăm ngàn
thậm chí triệu loài. Các loài vi khuẩn cũng được biết rất ít. Chỉ có khoảng 4000
loài vi khuẩn được các nhà vi sinh vật biết đến do những khó khăn trong việc
nuôi cấy và định loại. Việc lấy mẫu khó khăn đã cản trở chúng ta nghiên cứu
9
tìm hiểu về số lượng các loài trong đại dương. Đại dương có lẽ là nơi có tính đa
dạng lớn nhất. Một ngành động vật mới, ngành Loricefera lần đầu tiên phát hiện
vào năm 1983 nhờ vào các mẫu vật thu được ở đáy biển sâu và không nghi ngờ
gì là sẽ có nhiều loài hơn nữa sẽ được phát hiện.
Các quần xã sinh vật mới sẽ còn được khám phá thường các quần xã này
nằm trong các vùng hẻo lánh nơi mà con người khó tới gần được. Các kỹ thuật
thăm dò chuyên biệt, đặc biệt ở các vùng biển sâu và các vùng trời các rừng
nhiệt đới đã khám phá ra các cấu trúc quần xã khác thường.
Các quần xã động vật khác nhau, đặc biệt là côn trùng, thích ứng cuộc
sống dưới tán lá tầng cao của rừng rậm nhiệt đới, hiếm khi chúng thích nghi
được với điều kiện sống ở trên mặt đất.
Một vùng rừng mưa miền núi hẻo lánh nằm giữa Việt Nam và Lào vừa
mới được các nhà sinh học khảo sát trong thời gian gần đây. Tại đây họ đã phát
hiện được một số loài thú mới cho khoa học đó là Mang lớn (Megamuntiacus
vuquangensis), Sao La (Pseudoryx nghetinhensis), Mang Trường Sơn
(Muntiacus truongsonensis) và Mang lá (Muntiacus rooseveltorum).
Trên phạm vi toàn thế giới còn cần rất nhiều nổ lực để có thể hoàn thiện
được danh mục đầy đủ các loài. Mỗi năm các nhà phân loại trên thế giới mô tả
được khoảng 11.000 loài, và như vậy, để có thể mô tả hết các loài trên thế giới
(ước tính 10 đến 30 triệu loài) dự kiến phải tốn từ 750 năm đến 2.570 năm,

trong khi đó có nhiều loài đã bị tuyệt chủng trước khi chúng được mô tả và đặt
tên.
2.1.2.2. Đa dạng di truyền
Đa dạng di truyền bao gồm các thành phần các mã di truyền cấu trúc nên
cơ thể sinh vật (nucleotides, genes, chromosomes) và sự sai khác về di truyền
giữa các cá thể trong một quần thể và giữa các quần thể với nhau.
10
Hình 2: Đa dạng di truyền của loài Keo má trắng Platycercus eximius (ở Úc)
thể hiện qua màu sắc và đốm thân. Sơ đồ còn chỉ ra các vùng phân bố của chúng
(Nguồn: Richard B Primack).
Đa dạng di truyền trong nội bộ loài thường là kết quả của tập tính sinh
sản của các cá thể trong quần thể. Một quần thể là một nhóm các cá thể giao
phối với nhau và sản sinh ra con cái hữu thụ. Một loài có thể có một hay vài
quần thể khác nhau. Một quần thể có thể chỉ gồm một số ít cá thể hay có thể có
hàng triệu cá thể.
Các cá thể trong một quần thể thường rất khác nhau về mặt di truyền. Sự
đa dạng về bộ gen có được do các cá thể có các gen khác nhau, gen là một đơn
vị di truyền cùng với những nhiễm sắc thể được đặc trưng bởi những protein
đặc biệt. Các dạng khác nhau của gen được gọi là allen và những sự khác biệt
nảy sinh qua đột biến, là những sự thay đổi xảy ra trong DNA, đơn vị cấu thành
nhiễm sắc thể của cá thể. Sự khác biệt của các allen trong gen có thể ảnh hưởng
đến sự phát triển và sinh lý của các cá thể một cách khác nhau.
Sự sai khác di truyền tăng lên khi con cái nhận được đầy đủ tổ hợp gen và
nhiễm sắc thể của bố mẹ trong quá trình tái tổ hợp gen xảy ra trong quá trình
sinh sản hữu tính. Gen được trao đổi giữa các nhiễm sắc thể trong quá trình
giảm phân và tổ hợp mới được tạo thành khi nhiễm sắc thể từ bố mẹ kết hợp để
tạo nên một tổ hợp thống nhất cho con cái.
11
Tổng số các sắp xếp của gen và allen trong quần thể được coi là quỹ gen
(gene pool), trong khi một tổ hợp nào đấy của gen và allen trong bất kỳ cá thể

nào thì được gọi là kiểu di truyền (genotype). Kiểu hình (phenotype) của một
cá thể nói lên các đặc điểm về hình thái, sinh lý, sinh hoá là kết quả của biểu
hiện kiểu gen trong một môi trường nhất định.
Sai khác di truyền cho phép các cá thể thích ứng với những thay đổi của
môi trường. Nhìn chung, các loài quí hiếm phân bố hẹp ít có sự đa dạng di
truyền hơn các loài có phân bố rộng và kết quả là chúng dễ bị tuyệt chủng hơn
khi điều kiện môi trường thay đổi.
2.1.2.3. Đa dạng quần xã và hệ sinh thái
Đa dạng về hệ sinh thái là thước đo sự phong phú về sinh cảnh, nơi ở, tổ
sinh thái và các hệ sinh thái ở các cấp độ khác nhau. Sự đa dạng này được phản
ảnh quan trọng nhất bởi sự đa dạng về sinh cảnh, các quần xã sinh vật và các
quá trình sinh thái trong sinh quyển. Chẳng hạn như sự phân bố của các loài
sinh vật theo không gian khác nhau, nghĩa là đặc trưng cho từng sinh cảnh khác
nhau. Rừng nhiệt đới thường xanh đã phân thành nhiều tầng và các thuỷ vực
cũng phân thành các tầng nước khác nhau về thuỷ lý, thuỷ hoá để sử dụng tối ưu
năng lượng của hệ sinh thái và tạo cho tính đa dạng sinh học càng cao.
Môi trường vật lý, đặc biệt là vòng tuần hoàn năm của nhiệt độ và lượng
mưa, ảnh hưởng đến cấu trúc và đặc điểm của quần xã sinh vật, quyết định địa
điểm đó sẽ là rừng, đồng cỏ, sa mạc hay đất ngập nước. Quần xã sinh vật cũng
có thể biến đổi tính chất vật lý của hệ sinh thái. Ví dụ, trong một hệ sinh thái trên
cạn, tốc độ gió, độ ẩm, nhiệt độ và tính chất đất đai có thể bị ảnh hưởng do cây
cối và các động vật sống tại đó.
Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài sử dụng một nhóm tài nguyên nhất
định, tạo thành tổ sinh thái của loài đó. Tổ sinh thái cho một loài thực vật có thể
bao gồm loại đất mà loài đó sống, lượng ánh sáng mặt trời và độ ẩm mà loài đó
cần, kiểu hệ thống thụ phấn và cơ chế phát tán của hạt, Tổ sinh thái của một
loài động vật có thể bao gồm kiểu nơi sinh sống của loài, biên độ nhiệt độ mà loài
đó có thể sống được, các loại thức ăn và lượng nước mà chúng cần, Bất cứ
thành phần nào của tổ sinh thái đều là nguồn tài nguyên có giới hạn và do đó có
ảnh hưởng đến giới hạn kích thước của quần thể.

Các hệ sinh thái trong sinh quyển tồn tại ở hai môi trường có sự khác
biệt về các đặc tính lý hoá và sinh học. Đó là môi trường trên cạn và môi trường
dưới nước. Các hệ sinh thái trên cạn được đặc trưng bởi các quần hệ thực vật,
12
chiếm sinh khối lớn và gắn liền với khí hậu địa phương, do đó tên của quần xã
cảnh quan vùng địa lý gọi là khu sinh học (biome), thường là tên của quần hệ
thực vật ở đấy. Khu sinh học là một hệ sinh thái lớn, đặc trưng bởi kiểu khí hậu
đặc thù, bao gồm các loài động vật sống trong quần hệ thực vật, thích ứng tốt
với môi trường tự nhiên. Nhìn chung trên lục địa đã hình thành các biom chính
như sau:
Đài nguyên hay đồng rêu (Tundra)
Đồng rêu bao quanh bắc cực và vành đai phần bắc của lục địa Âu Á,
Bắc Mỹ, chiếm khoảng 20% diện tích trái đất. Đây là một vùng nhiều đầm lầy
giá lạnh, băng tuyết với nhiều đụn rêu rãi rác. Mùa đông dài khắc nghiệt, mùa
hè ngắn. Số loài thực vật rất ít, chủ yếu là rêu, địa y và cỏ bông lau, phong lùn
và liễu miền cực. Động vật đặc trưng là hươu tuần lộc, hươu kéo xe, thỏ, có sói
Bắc cực, gấu trắng Bắc cực, chim cánh cụt,…Nhiều loài chim sống thành từng
bầy lớn, chúng di cư xuống vùng vĩ độ thấp để tránh rét mùa đông.
13
Rừng mưa nhiệt đới (Tropical rain forests)
Xuất hiện ở vùng gần xích đạo. Khí hậu luôn ấm (từ 20 đến 25
0
C) lượng
mưa dồi dào (ít nhất 1900 mm/năm). Rừng mưa là một biome có độ giàu có
nhất, cả về độ đa dạng và tổng sinh khối. Rừng mưa nhiệt đới có cấu trúc phức
tạp, với nhiều cấp độ của đời sống. Hơn một nửa các dạng sống trên cạn xuất
hiện trong biom này.
Trong khi nhiều động vật sống trên mặt đất, thì hầu hết các động vật rừng
mưa nhiệt đới có đời sống trên các cây gỗ. Các động vật đó trải qua toàn bộ đời
sống của chúng trên tán rừng. Các loại côn trùng ở các rừng mưa nhiệt đới rất

phong phú và phần lớn trong số chúng là chưa được xác định.
Mối là đặc trưng cho sự phân hủy của chu trình dinh dưỡng của gỗ.
Chim có xu hướng màu sắc sáng, thường tạo cho chúng tìm kiếm thức ăn như
các loài sâu ngoại lai. Bò sát và lưỡng thê xuất hiện nhiều. Khỉ hầu (Lemurs),
Cu li (sloths), và khỉ (monkeys) ăn các loài trái cây trong rừng mưa nhiệt đới.
14
Nhóm loài ăn thịt lớn nhất là nhóm mèo. Sự xâm chiếm và phá hủy nơi ở đang
là nguy cơ cho các loài động vật, thực vật ở đây.
Một vài rừng nhiệt đới ở Ấn Độ, Đông Nam Á, Tây Phi, Trung và Nam
Mỹ có tính mùa và các cây ở đó rụng lá vào mùa khô.
Rừng ôn đới (temperate forests)
Sinh cảnh rừng ôn đới xuất hiện ở miền đông của Bắc Mỹ, Đông Á, và
nhiều nước Châu Âu. Lượng mưa nhiều từ 750-1500 mm. Sự phát triển theo
mùa được xác định rõ ràng giữa 140 đến 300 ngày. Các loài thực vật ưu thế bao
gồm sồi, thích, và những cây gỗ lớn lá rụng khác. Cây gỗ của rừng lá rụng có
tán lá rộng, trong đó chúng rụng đi vào mùa thu và mọc trở lại vào mùa xuân.
Mật độ tán lá cho phép sự phát triển tốt cho các tầng cây bụi ở bên dưới, một
tầng cây thảo, và sau đó thường được bao phủ bởi rêu và dương xỉ. Sự sắp xếp
bên dưới này đã cung cấp nhiều nơi ở cho nhiều loại côn trùng và chim. Các
rừng lá rụng ngoài ra còn chứa nhiều thành phần của họ gậm nhấm, trong đó
chúng cấp thức ăn cho linh miêu, chó sói, và cáo (foxes). Ngoài ra vùng này là
nơi ở của nai và gấu đen. Mùa Đông ở đây không lạnh như ở rừng phương bắc,
vì vậy mà nhiều loài bò sát và lưỡng thê có khả năng sống sót.
Đồng cỏ (Grasslands)

Các đồng cỏ xuất hiện trong vùng nhiệt đới và ôn đới với lượng mưa thấp
hay mùa khô kéo dài. Các đồng cỏ xuất hiện ở Mỹ, Châu Phi, Châu Á, và Úc.
15
Đất ở vùng này rất dày và phì nhiêu, vì vậy rất phù hợp cho nông nghiệp. Các
đồng cỏ hoàn toàn không có cây gỗ, và có thể cung cấp lượng cỏ lớn cho các

loài động vật ăn cỏ. Các đồng cỏ tự nhiên đã từng bao phủ hơn 40% bề mặt trái
đất.
Hầu hết các đồng cỏ ngày nay được sử dụng cho phát triển mùa màng,
đặc biệt lúa mỳ và ngô. Các loài cỏ là thực vật chiếm ưu thế, trong khi đó động
vật ăn cỏ và các loài đào hang là động vật chiếm ưu thế.
Các đồng cỏ ôn đới bao gồm các thảo nguyên ở Nga, Các đồng hoang ở
Nam Mỹ, và các đồng cỏ (prairies) ở Bắc Mỹ. Đời sống của động vật bao gồm
chuột, chó đồng, thỏ, và các động vật khác sử dụng nhóm này làm thức ăn. Các
đồng cỏ chứa một lượng cỏ lớn cho trâu bò và loài linh dương sừng dài, nhưng
với những hoạt động của con người, một lượng lớn đồng cỏ đã bị suy thoái.
Vùng cây bụi thấp (savanna) là một dạng đồng cỏ của nhiệt đới nhưng
có một vài cây gỗ. Savanna chứa nhiều loài động vật ăn cỏ nhất (linh dương
sừng dài, ngựa vằn, linh dương đầu bò và một số các loài khác). Môi trường ở
đây cung cấp một quần thể lớn các loài ăn thịt như sư tử, báo ghepa (cheetahs),
linh cẩu, và báo (leopards). Các thực vật nhỏ hơn không bị tiêu thụ bởi các loài
ăn cỏ, chúng bị tấn công bởi mối và các loài phân hủy khác.
Cây bụi (Shrubland, Chaparral)
Sinh cảnh cây bụi được ưu thế bởi các cây bụi nhưng lá nhỏ có màu
xanh đậm thường có màng dày, biểu bì có sáp, và thân dưới đất dày vì vậy có
16
thể chống chịu vào mùa hè khô và hay cháy. Một số loài cây lá tiêu giảm và
phát triển thành gai. Các vùng cây bụi xuất hiện một phần ở Nam Mỹ, phía Tây
Úc, miền trung Chile, và xung quanh biển Địa Trung Hải. Cây bụi dày đặc ở
California, ở đó mùa hè nóng và rất khô, được gọi là chaparral. Loại cây bụi ở
Địa Trung Hải thiếu một tầng dưới và có lớp mùn rác ở bề mặt đất do vậy cũng
rất dễ cháy. Hạt của nhiều loài có đòi hỏi về sức nóng và hoạt động tạo sẹo do
lửa để kích thích sự nảy mầm. Khu hệ động vật rất khác nhau giữa các vùng
trong biome này và thường có tính đặc hữu.
Sa mạc (Deserts)
Các sa mạc được đặc trưng bởi điều kiện khô và biên độ nhiệt lớn.

Không khí khô dẫn đến biên độ nhiệt độ rộng vào ban ngày. Hoang mạc khác
nhau nhiều phụ thuộc vào lượng mưa, khoảng dưới 250 mm/năm. Một số hoang
17
mạc khô đến nổi không có một loài thực vật nào có thể sống được. Ví dụ sa mạc
Naomid ở Châu Phi, sa mạc Atacama-Sechura ở Chi lê và Pêru.
Các loài cây trong sinh cảnh này đã phát sinh một loạt các thích nghi để
lấy nước và chống chịu với điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt. Như cây có rể sâu để
hút nước, lá biến thành gai nhọn,… Số loài động vật ít, động vật có xương sống
cở lớn như lạc đà một bướu, linh dương, báo, sư tử,… Các loài gậm nhấm trong
đất (chuột túi và chuột đàn) rất phong phú. Hầu hết các loài chim là chim chạy.
Trong số các loài sâu bọ cánh cứng, họ Tenebrinidae chiếm ưu thế và là những
loài đặc trưng của sa mạc. Sự thích ứng của động vật với đời sống hoang mạc
rất rõ, biểu hiện ở những đặc điểm chống khô nóng. Ngoài ra có hiện tượng di
cư theo mùa, ngủ hè hay dự trữ thức ăn, sinh sản đồng loạt vào thời kỳ có độ ẩm
cao.
Rừng lá kim (Taiga, Boreal Forest)
Rừng lá kim phân bố rộng ở hầu hết các vùng phía Bắc của Bắc Âu và
Bắc Mỹ. Ngoài ra, rừng này còn có vành đai xuất hiện ở một vài nơi khác, ở đó
có các tên gọi khác nhau: khi nó ở gần các đỉnh núi gọi là rừng lá kim ở núi; và
rừng mưa ôn đới dọc theo bờ biến Thái Bình Dương cho đến Nam California.
Lượng mưa thấp khoảng 100 đến 400 mm/năm và có mùa sinh trưởng ngắn.
Mùa đông lạnh và ngắn, trong khi đó mùa hè có xu hướng ấm. Rừng lá kim đặc
trưng bởi các loài cây thẳng như Vân sam, Lãnh sam, Thiết sam và Thông. Các
loài cây gỗ này có lá và vỏ bảo vệ dày, cũng như lá có dạng kim có thể chịu
đựng trọng lượng của tuyết tích tụ lại. Các khu rừng lá kim hạn chế với các loài
18
cây tầng thấp, và bề mặt đất được bao phủ bởi một lớp rêu và địa y. Thông,
Tùng-bách, cây Dương đỏ, cây Phong và cây Phi lao là những loài cây phổ
biến; chó sói, gấu Mỹ và tuần lộc là các loài động vật phổ biến. Tính ưu thế của
một số loài được thể hiện rõ ràng, nhưng tính đa dạng thấp khi so sánh với các

khu sinh quyển ôn đới và nhiệt đới.
Các khu sinh học ở nước
Môi trường nước ít khắc nghiệt hơn so với môi trường trên cạn. Các sinh
vật thuỷ sinh bơi lội trong nước nhờ vào lực đẩy của nước và không phải đối
phó với tình trạng khô hạn. Các chất dinh dưỡng hoà tan chi phối sự phân bố
của các sinh vật. Các khu sinh học ở nước được chia thành khu sinh học nước
ngọt và khu sinh học biển.
Khu sinh học biển:
Khu sinh học biển chứa nhiều muối hoà tan hơn khu sinh học nước ngọt.
Có hai phân hạng trong khu sinh học này đó là quần xã sống đáy và quần xã
sống trong tầng nước. Theo độ sâu, quần xã sống đáy được chia thành vùng ven
bờ và vùng sâu. Quần xã sống trong tầng nước được chia thành quần xã sống
trôi nổi và quần xã tự bơi. Tầng nước từ 200 mét trở lên có ánh sáng xâm nhập
vào được gọi là tầng giàu dinh dưỡng.
Khu sinh học nước ngọt:
Khu sinh học nước ngọt được chia thành 2 vùng là khu sinh học nước
chảy và khu sinh học nước đứng. Nước trong các thuỷ vực nước ngọt lớn
thường có sự phân tầng nhiệt độ. Ở một số hồ lớn vùng ôn đới thường có hiện
tượng chu chuyển nước theo mùa, nhờ đó các chất dinh dưỡng được đưa từ tầng
sâu lên tầng mặt, giúp cho sự phát triển của các sinh vật nổi trong hồ.
2.2. Vai trò của đa dạng sinh học
2.2.1. Những giá trị kinh tế trực tiếp
2.2.1.1. Giá trị cho tiêu thụ:
Bao gồm các sản phẩm tiêu dùng cho cuộc sống hàng ngày như củi đốt và
các loại sản phẩm khác cho các mục tiêu sử dụng như tiêu dùng cho gia đình và
không xuất hiện ở thị trường trong nước và quốc tế. Những sản phẩm này không
đóng góp gì vào giá trị GDP vì chúng không được bán cũng như không được
mua.
Những nghiên cứu về những xã hội truyền thống tại các nước đang phát
triển cho thấy cộng đồng cư dân bản địa khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên

19
xung quanh như củi đun, rau cỏ, hoa quả, thịt cá, dược phẩm và nguyên vật liệu
xây dựng. Ví dụ 80% dân số trên thế giới vẫn dựa vào những dược phẩm mang
tính truyền thống lấy từ các loài động vật, thực vật để sử dụng để sơ cứu ban
đầu khi họ bị nhiễm bệnh. Trên 5.000 loài được dùng cho mục đích chửa bệnh ở
Trung Quốc, Việt Nam và khoảng 2.000 loài được dùng tại vùng hạ lưu sông
Amazon.
Một trong những nhu cầu không thể thiếu được của con người là protein,
nguồn này có thể kiếm được bằng săn bắn các loài động vật hoang dã để lấy
thịt. Trên toàn thế giới, 100 triệu tấn cá, chủ yếu là các loài hoang dã bị đánh bắt
mỗi năm. Phần lớn số cá này được sử dụng ngay tại địa phương
2.2.1.2. Giá trị sử dụng cho sản xuất:
Là giá bán cho các sản phẩm thu lượm được từ thiên nhiên trên thị trường
trong nước và ngoài nước. Sản phẩm này được định giá theo các phương
pháp kinh tế tiêu chuẩn và giá được định là giá mua tại gốc, thường dưới
dạng sơ chế hay nguyên liệu. Ví dụ, hàng năm tiền thu mua vỏ quế ở Việt
Nam khoảng 1 triệu đôla, còn tiền bán các loại thuốc chế biến từ vỏ quế
khoảng 2,5 triệu đôla. Tại thời điểm hiện nay, gỗ là một trong những sản
phẩm bị khai thác nhiều nhất từ rừng tự nhiên với giá trị lớn hơn 100 tỷ đôla
mỗi năm. Những sản phẩm lâm nghiệp ngoài gỗ còn có động vật hoang dã,
hoa quả, nhựa, dầu, mây và các loại cây thuốc.
Giá trị sử dụng cho sản xuất lớn nhất của nhiều loài là khả năng của các
loài đó cung cấp những nguyên vật liệu cho công nghiệp, nông nghiệp và là cơ
sở để cải tiến cho các giống cây trồng trong nông nghiệp. Sự phát triển các
giống mới có thể mang lại những kết quả kinh tế to lớn. Ví dụ, việc phát hiện
một loài cây lưu niên có họ hàng với ngô tại Tây Mehicô đáng giá hàng tỷ đôla
vì nó lai tạo giống ngô có thể trồng nhiều năm mà không cần gieo trồng hàng
năm nữa. Những loài hoang dã có thể có thể dùng như những tác nhân phòng
trừ sinh học.
Thế giới tự nhiên là nguồn vô tận cung cấp những nguồn loại dược phẩm

mới. 25% các đơn thuốc ở Mỹ có sử dụng các chế phẩm được điều chế từ cây,
cỏ
2.2.2. Những giá trị kinh tế gián tiếp
Những giá trị kinh tế gián tiếp là những khía cạnh khác của đa dạng sinh
học như các quá trình xảy ra trong môi trường và các chức năng của hệ sinh thái
là những mối lợi không thể đo đếm được và nhiều khi là vô giá. Do những lợi
20
ích này không phải là hàng hoá hay là dịch vụ, nên thường không được tính đến
trong quá trình tính toán giá trị GDP của quốc gia. Tuy vậy, chúng có vai trò rất
quan trọng trong công việc duy trì những sản phẩm tự nhiên mà nền kinh tế của
các nước đó phụ thuộc. Nếu như các hệ sinh thái tự nhiên không còn khả năng
cung cấp những lợi ích như vậy thì phải tìm những nguồn tài nguyên thay thế
khác thường đắt hơn nhiều.
2.2.2.1. Giá trị sử dụng không cho tiêu thụ:
Các quần xã sinh vật mang lại hàng loạt các hình thức dịch vụ môi trường
mà không bị tiêu thụ trong quá trình sử dụng. Giá trị không tiêu thụ này đôi khi
có thể tính toán dễ dàng như trong trường hợp giá trị của những loài côn trùng
thụ phấn cho cây trồng. Sự xác định những giá trị dịch vụ sinh thái khác có thể
còn khó hơn nhất là trên phạm vi toàn cầu. Sau đây là một phần các lợi nhuận
do đa dạng sinh học mang lại nhưng thường không được tính trong các bảng
báo cáo đánh giá tác động môi trường hay trong các tính toán GDP.
Khả năng sản xuất của hệ sinh thái: khoảng 40% sức sản xuất của hệ
sinh thái trên cạn phục vụ cho cuộc sống của con người. Tương tự như vậy, ở
những vùng cửa sông, dãi ven biển là nơi những thực vật thuỷ sinh và tảo phát
triển mạnh, chúng là mắt xích đầu tiên của hàng loạt chuỗi thức ăn tạo thành các
hải sản như trai, sò, tôm cua,
Bảo vệ tài nguyên đất và nước: các quần xã sinh vật có vai trò quan
trọng trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn, những hệ sinh thái vùng đệm, phòng
chống lũ lụt và hạn hán cũng như việc duy trì chất lượng nước.
Điều hoà khí hậu: quần xã thực vật có vai trò vô cùng quan trọng trong

việc điều hoà khí hậu địa phương, khí hậu vùng và ngay cả khí hậu toàn cầu.
Phân huỷ các chất thải: các quần xã sinh vật có khả năng phân huỷ các
chất ô nhiễm như kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất thải sinh hoạt khác
đang ngày càng gia tăng do các hoạt động của con người.
Những mối quan hệ giữa các loài: nhiều loài có giá trị được con người
khai thác, nhưng để tồn tại, các loài này lại phụ thuộc rất nhiều vào các loài
hoang dã khác. Nếu những loài hoang dã đó mất đi, sẽ dẫn đến việc mất mát cả
những loài có giá trị kinh tế to lớn. Một trong những quan hệ có ý nghĩa kinh tế
lớn lao nhất trong các quần xã sinh vật là mối quan hệ giữa cây rừng, cây trồng
và các sinh vật phân giải sống trong đất, phân huỷ các chất hữu cơ, cung cấp các
chất dinh dưỡng cho cây trồng.
21
Nghỉ ngơi và du lịch sinh thái: mục đích chính của các hoạt động nghỉ
ngơi là việc hưởng thụ mà không làm ảnh hưởng đến thiên nhiên thông qua
những hoạt động như đi thám hiểm, chụp ảnh, quan sát chim, thú, câu cá. Du lịch
sinh thái là một ngành du lịch không khói đang dần dần lớn mạnh tại nhiều nước
đang phát triển, nó mang lại khoảng 12 tỷ đôla năm trên toàn thế giới. Trước đây
khi tình hình xã hội còn ổn định, Ruanda đã biến ngành du lịch xem khỉ đột
(Gorilla) trở thành ngành công nghiệp thu được lợi nhuận ngoại tệ đứng thứ ba so
với các ngành khác. Đầu những năm 1970, người ta ước tính rằng mỗi con sư tử
ở Vườn Quốc gia Amboseli của Kenia có thể mang lại 27.000 đôla/năm từ khách
du lịch, còn đàn voi mang lại trị giá 610.000 đôla/năm.
Giá trị giáo dục và khoa học: nhiều sách giáo khoa đã biên soạn, nhiều
chương trình vô tuyến và phim ảnh đã được xây dựng về chủ đề bảo tồn thiên
nhiên với mục đích giáo dục và giải trí. Một số lượng lớn các nhà khoa học
chuyên ngành và những người yêu thích sinh thái học đã tham gia các hoạt động
quan sát, tìm hiểu thiên nhiên. Các hoạt động này mang lại lợi nhuận kinh tế
cho khu vực nơi họ tiến hành nghiên cứu khảo sát; nhưng giá trị thực sự không
chỉ có vậy mà còn là khả năng nâng cao kiến thức, tăng cường tính giáo dục và
tăng cường vốn sống cho con người.

Quan trắc môi trường: những loài đặc biệt nhạy cảm với những chất độc
có thể trở thành hệ thống chỉ thị báo động rất sớm cho những quan trắc hiện
trạng môi trường. Một số loài có thể được dùng như những công cụ thay thế
máy móc quan trắc đắt tiền. Một trong những loài có tính chất chỉ thị cao là địa
y sống trên đá hấp thụ những hoá chất trong nước mưa và những chất gây ô
nhiễm trong không khí. Thành phần của quần xã địa y có thể dùng như chỉ thị
sinh học về mức độ ô nhiễm không khí. Các loài động vật thân mềm như trai sò
sống ở các hệ sinh thái thuỷ sinh có thể là những sinh vật chỉ thị hữu hiệu cho
quan trắc môi trường.

2.2.2.2. Giá trị lựa chọn
Giá trị lựa chọn của một loài là tiềm năng của chúng để cung cấp lợi ích
kinh tế cho xã hội loài người trong tương lai. Do những nhu cầu của xã hội luôn
thay đổi, nên phải có một giải pháp nào đó để bảo đảm an toàn. Một trong
những giải pháp đó là phải dựa vào những loài động, thực vật trước đây chưa
được khai thác. Những chuyên gia về côn trùng tìm kiếm những loài côn trùng
có thể sử dụng như các tác nhân phòng trừ sinh học; các nhà vi sinh vật học tìm
22
kiếm những loài vi khuẩn có thể trợ giúp cho các quá trình nâng cao năng suất
sản xuất; các nhà động vật học lựa chọn các loài có thể sản xuất nhiều protein;
các cơ quan y tế. chăm sóc sức khỏe và các công ty dược phẩm đang có những
nổ lực rất lớn để tìm kiếm các loài có thể cung cấp những hợp chất phòng chống
và chữa bệnh cho con người.
2.2.2.3. Giá trị tồn tại
Nhiều người trên thế giới đã biết tôn trọng cuộc sống hoang dã và tìm
cách bảo vệ chúng. Con người có nhu cầu được tham quan nơi sinh sống của
một loài đặc biệt và được nhìn thấy nó trong thiên nhiên hoang dã bằng chính
mắt mình. Các loài như gấu trúc, sư tử, voi và rất nhiều loài chim khác lại càng
đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của con người. Giá trị tồn tại như thế luôn luôn gắn
liền với các quần xã sinh vật của những khu rừng mưa nhiệt đới, các rạn san hô

và những khu vực có phong cảnh đẹp. Kinh phí để bảo vệ đa dạng sinh học,
nhất là tại các nước đang phát triển lên tới hàng triệu nếu không nói là cả tỷ đô
la mỗi năm. Số tiền này cũng nói lên tầm quan trọng của giá trị tồn tại của các
loài và các quần xã.
2.2.2.4. Những khía cạnh mang tính đạo đức
Dựa trên những ý tưởng về đạo đức, vấn đề bảo tồn tất cả các loài được
đặt ra mà không tính đến giá trị kinh tế của chúng. Những khẳng định sau đây là
rất quan trọng cho sinh học bảo tồn vì chúng đưa ra những nguyên nhân tại sao
chúng ta phải bảo vệ sự tồn tại của tất cả các loài trong đó có những loài có giá
trị kinh tế không cao.
Mỗi một loài đều có quyền tồn tại: tất cả các loài đều có quyền tồn tại.
Trên cơ sở đó, sự tồn tại của các loài phải được bảo đảm mà không cần tính đến
sự phong phú hay đơn độc hoặc có tầm quan trong đối với con người hay
không. Tất cả các loài là một phần của tạo hoá và đều có quyền được tồn tại như
con người ở trên trái đất này. Con người không những không có quyền làm hại
các loài khác mà còn có trách nhiệm bảo vệ sự tồn tại của chúng.
Tất cả các loài đều quan hệ với nhau: giữa các loài có một quan hệ chằng
chịt và phức tạp, là một phần của các quần xã tự nhiên. Việc mất mát của một
loài sẽ có ảnh hưởng đến các thành viên khác trong quần xã. Cho nên, chúng ta
ý thức được sự cần thiết bảo tồn các loài, bảo tồn đa dạng sinh học cũng chính
là bảo vệ mình. Khi thế giới tự nhiên đạt được sự phồn thịnh, cuộc sống của con
người cũng được phồn thịnh và bền vững.
23
Con người phải sống trong một giới hạn sinh thái như các loài khác: tất cả
các loài trên thế giới bị giới hạn bởi khả năng sức tải của môi trường sống. Mỗi
một loài sử dụng nguồn tài nguyên trong môi trường để tồn tại và số loài sẽ bị suy
giảm khi những nguồn tài nguyên này bị huỷ hoại và cạn kiệt đi. Con người phải
hành động rất thận trọng để hạn chế những ảnh hưởng có hại gây ra cho môi
trường tự nhiên. Những ảnh hưởng tiêu cực không chỉ gây hại đối với các loài mà
còn gây hại đến chính bản thân con người.

Con người phải chịu trách nhiệm như những người quản lý trái đất: nếu
như chúng ta làm tổn hại đến những nguồn tài nguyên thiên nhiên trên trái đất
và làm cho các loài bị đe dọa tuyệt chủng thì những thế hệ tiếp theo sẽ phải trả
giá bằng một cuộc sống có chất lượng thấp. Do vậy, con người ngày nay phải
biết sử dụng các nguồn tài nguyên một cách khôn ngoan, tránh gây tác hại cho
các loài và các quần xã sinh vật.
Sự tôn trọng cuộc sống con người và sự đa dạng văn hoá phải được đặt
ngang tầm với sự tôn trong đa dạng sinh học: việc đánh giá cao giá trị đa dạng
văn hoá và thế giới tự nhiên làm cho con người biết tôn trọng hơn đối với tất cả
sự sống phong phú và phức tạp của nó. Những cố gắng đem lại hoà bình cho
toàn thể các dân tộc trên thế giới và chấm dứt tình trạng nghèo khó, bạo lực và
phân biệt chủng tộc sẽ mang lại lợi ích cho loài người và cho cả đa dạng sinh
học. Những hành động bạo lực trong xã hội loài người là một trong những hình
thức khốc liệt tàn phá đa dạng sinh học.
Thiên nhiên có những giá trị tinh thần và thẩm mỹ vượt xa giá trị kinh tế
của nó: trong lịch sử, những nhà sáng lập ra tôn giáo, những nhà thơ, nhà văn,
những nghệ sĩ và nhạc sĩ đã thể hiện những cảm hứng do họ nhận được từ thiên
nhiên. Đối với nhiều người, để có được những cảm hứng như thế họ cần phải
sống với một môi trường thiên nhiên hoang sơ, chưa bị tác động bởi con người.
Hầu như ai cũng hào hứng và thích thú khi được chiêm ngưỡng thế giới nguyên
khai hoang dã và những phong cảnh đẹp. Nhiều người coi trái đất như là một
sản phẩm kỳ diệu của tạo hoá với những điều linh thiêng cần được tôn trọng
theo phong cách riêng.
Đa dạng sinh học là cốt lõi đế xác định nguồn gốc sự sống: hai trong số
những huyền thoại chính của thế giới triết học và khoa học là sự sống được hình
thành như thế nào và tại sao lại có sự đa dạng sinh học như ngày nay. Hàng
ngàn chuyên gia sinh học tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề này và ngày càng
đang tiến dần đến câu trả lời. Tuy vậy khi các loài bị tuyệt chủng có nghĩa là
mất đi những mắt xích quan trọng và huyền thoại đó khó tìm được lời giải.
24


Chương 3
SỰ SUY THOÁI VÀ TỔN THẤT
ĐA DẠNG SINH HỌC
3.1. Sự phân bố đa dạng sinh học
Môi trường giàu có nhất về số lượng loài có lẽ ở các rừng nhiệt đới, rạn san
hô, các hồ lớn ở vùng nhiệt đới và ở các biển sâu. Sự phong phú về loài cũng
tìm thấy ở các sinh cảnh khô cạn vùng nhiệt đới như các rừng lá rụng, cây
bụi, đồng cỏ và sa mạc và ở các cây bụi ôn đới thuộc khí hậu Địa Trung Hải,
như ở Nam Mỹ, Nam California và Tây Nam Australia. Trong các rừng mưa
nhiệt đới, tính đa dạng sinh học chủ yếu dựa vào nhóm động vật phong phú
nhất là lớp côn trùng. Trong các rạn san hô, và các biển sâu, sự đa dạng sinh
học thuộc nhiều ngành và lớp khác nhau. Sự đa dạng trong các biển sâu nhờ
vào diện tích lớn, tính ổn định của môi trường cũng như vào sự biệt hoá của
các loại nền đáy khác nhau.
Đa dạng loài lớn nhất là ở vùng rừng nhiệt đới. Mặc dù rừng nhiệt đới
chỉ chiếm 7% diện tích trái đất, chúng chứa hơn 1/2 loài trên thế giới. Đánh giá
này chỉ dựa vào các mẫu côn trùng và chân khớp, là những nhóm chính về số
loài trên thế giới. Đánh giá về số lượng các loài côn trùng chưa được mô tả ở
rừng nhiệt đới nằm trong phạm vi từ 5 đến 30 triệu loài; hiện tại, con số 10 triệu
loài là tạm chấp nhận và được sử dụng nhiều trong các tài liệu hiện nay. Nếu là
10 triệu loài, có nghĩa là côn trùng chiếm đến 90% số loài trên thế giới. Khoảng
40% loài thực vật có hoa trên thế giới (100.000 loài) ở vùng nhiệt đới, trong khi
30% loài chim trên thế giới phụ thuộc vào những khu rừng nhiệt đới.
Rạn san hô tạo nên một nơi tập trung khác về loài. Các loài san hô bé nhỏ
tạo ra các hệ sinh thái san hô vĩ đại, là vùng biển tương đương với rừng nhiệt
đới về sự phong phú loài và độ phức tạp. Rạn san hô lớn nhất thế giới là rạn San
Hô Lớn (Great Barrier Reefs) ở bờ biển phía đông nước Úc, có diện tích là
349.000 km
2

. Rạn san hô này có hơn 300 loài san hô, 1500 loài cá, 4000 loài
thân mềm, 5 loài rùa biển và là nơi sinh sản của khoảng 252 loài chim. Rạn san
hô này chiếm 8% loài cá trên thế giới mặc dù chúng chỉ chiếm 0,1% diện tích
đại dương.
Đối với hầu hết các nhóm sinh vật, sự đa dạng loài tăng về hướng nhiệt
đới. Ví dụ như Kenia có 308 loài thú, trong khi đó Pháp chỉ có 113 loài mặc dù
25

×