ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ XÂM LẤN CỦA CÁC LOÀI CÂY DẠI Ở VƯỜN QUỐC
GIA BẠCH MÃ NHẰM ĐỀ RA BIỆN PHÁP BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
GS. TSKH. Nguyễn Nghĩa Thìn, CN. Vũ Anh Tài, ThS. Nguyễn Hoài An
Khoa Sinh học, trường ĐH Khoa học Tự nhiên ĐHQGHN
KS. Vũ Văn Cần - KS. Vũ Văn Dũng
Viện Điều tra Quy hoạch rừng
MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong khi toàn cầu đang nỗ lực lên các kế hoạch hành động để bảo vệ ĐDSH cũng
như tính toàn vẹn của sự sống trên hành tinh, hoạt động du lịch cùng với các hoạt động xây
dựng, sản xuất, canh tác nông nghiệp lại trở thành một nguy cơ đe doạ sự suy giảm đa dạng
sinh học ở những nơi con người đặt chân tới. Khách du lịch đã ít nhiều đã mang mầm mống của
các loài sinh vật từ vùng này đến vùng khác theo hành trình của mình, từ đó đã làm xuất hiện
nhiều các sinh vật lạ trong hệ sinh thái bản địa, và vô tình họ đã trở thàn tác nhân phát tán các
loài này. Canh tác đất nông nghiệp và phát nương làm rẫy không những làm suy thoái môi
trường tự nhiên, làm giảm tính ĐDSH mà còn tiếp tay cho việc phát triển của các loài thực vật
xâm lấn, tấn công vào môi trường tự nhiên, đe doạ sự tồn tại và phát triển của các loài bản địa.
Mầm mống của chúng còn có trong vật liệu xây dựng vì thế xây dựng cũng góp phần không nhỏ
ảnh hưởng đến ĐDSH.
Đứng trước nguy cơ xâm lấn của các loài động thực vật đối với sự tồn tại và phát triển của các
loài bản địa và việc bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên cũng như trong công tác bảo tồn ĐDSH, chúng
ta cần thiết phải có những khảo sát, đánh giá mức độ xâm lấn của chúng để từ đó tìm ra những
biện pháp khống chế, ngăn chặn có hiệu quả không những đối với các vùng đất nông nghiệp mà
ngay cả các KBT, VQG. Qua đợt khảo sát, đánh giá mức độ xâm lấn của các loài cây cỏ ở VQG
Bạch Mã bước đầu đã cho chúng tôi thấy điều đó.
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng được quan tâm, điều tra, khảo sát, là “Các loài thực vật thân thảo hay thân bụi nhỏ (kể
cả dây leo), có nguồn gốc từ nơi khác đến có khả năng cạnh tranh về sinh cảnh đối với các loài
bản địa và làm cho các loài này bị chết đi hoặc không phát triển được".
1.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi tiến hành so sánh và đánh giá mức độ xuất hiện và tình
trạng xâm lấn của các loài ở các địa điểm khác nhau (một cách tương đối), theo đó chúng tôi
đưa ra 4 mức độ xâm lấn là:
1. Ít: loài ở tình trạng có xuất hiện, chưa lan rộng, cá thể phân bố rải rác.
2. Vừa: loài đã xuất hiện và hiện đã bắt đầu phát triển về số lượng, tập trung thành từng nhóm
nhỏ.
3. Nhiều: loài xâm lấn lan rộng thành các thảm, mảng lớn nhưng chưa liên tục.
4. Rất nhiều: loài xâm lấn lan rộng thành các mảng lớn, liên tục, đe doạ nghiêm trọng tới sự
tồn tại và phát triển của các loài bản địa.
Việc điều tra được tiến hành theo các tuyến đại diện cho các phân khu của VQG: phân khu bảo
vệ nghiêm ngặt - khu nghỉ mát, các phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ hành chính và
vùng đệm.
Các phương pháp điều tra theo tuyến, thiết lập OTC, giám định mẫu vật được thực hiện theo các
phương pháp thông thường được áp dụng phổ biến ở Việt Nam.
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Kết quả chung
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã thu được bộ mẫu gồm 86 số hiệu ghi nhận cho tổng số
83 loài xâm.
Theo số liệu thống kê, phần lớn các loài xâm lấn thuộc về họ Hoà thảo Poaceae với các chi như:
Panicum, Paspalum, Eragrostis, Thysanolaena, Setaria ; họ Cúc Asteraceae với các chi:
Lactuca,
Bidens, Waltheria họ Trinh nữ Mimosaceae với 3 loài thuộc chi Mimosa và một số các loài
thuộc các họ khác như: Cà phê Rubiaceae, Bạc hà Lamiaceae
Các loài xâm lấn có một số là cây nhập từ nước ngoài, từ các châu lục khác như: Cuphea
hookeriana, Mimosa pigra, M. invisa, Centratherum intermedium, Waltheria americana,
Syndonella nudifolia, Dichrocephala intergrifolia, Pilea microphylla, Lantana camara, Taraxacum
officinalis, Stachytarpheta jamaicensis và Stachytarpheta sp.
Xâm nhập từ đất canh tác nông nghiệp và đất sau đốt nương làm rẫy gồm các loài thuộc
Panicum, Paspalum, Hedyotis, Hyptis, Eragrostis, Ocimum, Stachytarpheta và các loài Celosia
argenta, Ottochloa nodosa, Elipta prostrata, Chrysopogon aciculatus, Imperata cylindrica,
Ageratum conyzoides, Lantana camara, Polygala glomerata, Thysanolaena maxima, Merremia
boisiana, Merremia sp.,
Một số loài có mức độ xâm lấn các sinh cảnh mạnh, làm cho cá loài khác không phát triển được
và vùng phân bố của loài xâm lấn trở nên thuần loại, có thể kể đến như Thysanolaena maxima,
Mimosa invisa, M. pudica, M. pigra, Panicum maximum, P. brevifolium, Merremia boisiana,
Imperata cylindrica, Chromolaena odorata, Combretum deciduum, Dicranopteris linearis, Rubus
malvaceus, R. alceaefolius, Lantana camara, Bidens pilosa
Ngoài ra chúng ta cũng cần phải đề cập đến các loài theo người, chúng có mặt ở các địa điểm
mà ở đó con người thường đặt chân tới, là các loài xâm lấn mạnh, thường tạo nên những vệt,
những thảm dài bên cạnh những con lộ, lối đi và các điểm dừng chân của du khách, đường mòn
của người dân tiến vào rừng sâu. Có thể kể đến các loài xâm lấn theo người như: Bidens pilosa,
Stachytarpheta, Paspalum dilatatum, Chrysopogon aciculatus, Waltheria americana,
Thysanolaena maxima, Taraxacum officinalis, Chromolaena odorata, Mimosa (có 3 loài), Các
loài phát tán theo dòng nước (dòng chảy và nước mưa):: Mimosa pigra, M. invisa, Impereata
cylindrica, Thysanolaena maxima, Taraxacum officinalis, Dicranopteris linearis
2.2. Hiện trạng phân khu du lịch - nghỉ mát
Trong khu vực nghiên cứu, khảo sát cho thấy co 70 loài cây xâm lấn, trong đó các loài xâm lấn ở
mức độ 3 và 4 mới chỉ dừng lại ở con số 24 loài.
Hiện tại đã thấy sự có mặt của một loài xâm lấn đặc biệt nguy hiểm đó là cây Ma dương (Mimosa
pigra) xuất hiện tại khu vực km 14+700 đường lên đỉnh Bạch Mã. Loài này hiện đang là nguy cơ
xâm lấn rất mạnh ở Việt Nam (hạt của loài này có khả năng sống được hơn 20 năm trong đất,
chịu được lửa và nước, trung bình mỗi cây có khoảng 9000 hạt…). Đây là một dấu hiệu cho thấy
nguy cơ sẽ xâm lấn vào vùng bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Bạch Mã.
Hầu hết các con đường giao thông lớn, đường ô tô, thậm trí ngay cả các lối đi nhỏ, các đường
mòn, luôn xuất hiện các loài xâm lấn có mức độ che phủ rất lớn như: Dicranopteris linearis,
Thysanolaena maxima, Imperata cylindrica cùng với Merremia boisiana, Paspalum sp.,
Ischaemum rugosum, Chromolaena odorata, Lantana camara, Agrostischys sp., Stachytarpheta
jamaicensis mọc thành các thảm thuần loại, đe doạ sự diệt vong của các loài bản địa.
Các loài xâm lấn đó không những tiêu diệt các loài bản địa, chúng còn làm mất đi vẻ đẹp, mĩ
quan của các tuyến du lịch. Một tổn thất lớn nữa có thể kể tới đó là việc cản trở giao thông và
việc đi lại của các du khách trên các lối mòn. Hơn thế nữa, hàng tháng ban quản lý DLST của
VQG lại tổ chức phát quang đường giao thông một lần, tốn kém ước tính khoảng trên 1 triệu
đồng (phỏng vấn người phát đường và kiểm lâm của vườn).
Có rất nhiều các loài xâm lấn là những loài đi theo dấu vết của con người: Vọng Hải Đài, một
điểm dừng chân lý tưởng của du khách muốn chinh phục thiên nhiên và chiêm ngưỡng vẻ đẹp
của tạo hóa, đang tràn ngập các loài cây xâm lấn, chúng là những loài không có mặt ở các độ
cao tương tự: Plantago major, Pogatherum crinitum, Microstegium sp., Thysanolaena maxima,
Saccharum spotaneum ngay cả Ngải cứu Artemisia sp., Cỏ may Chrysopogon aciculatus cũng
có mặt ở đây và hiện đã mọc thành một thảm rộng khoảng vài m
2
, các loài cây cảnh, cây trồng
nhập nội đã có mặt tại đây, đó là Cuphea hookeriana, Begonia semperfolius.
Ở độ cao thấp hơn một chút, tại các khách sạn, biệt thự, nhà nghỉ và nhà hàng, khá nhiều các
loài nhập nội được đưa vào trồng làm cảnh. Cũng ở đây, nhiều loài xâm lấn theo người đã được
tìm thấy, một số loài có nguồn gốc rất xa xôi, ví dụ như loài Taraxacum officinalis có nguồn gốc
châu Âu.
Loài Panicum dilatatum phân bố ở Bà Nà hiện đã trở thành dịch xâm lấn với hàng nghìn m
2
bị
phủ xanh, đe dọa đến sự sống còn của các cây bản địa ở độ cao 1000m trở lên.
2.3. Hiện trạng phân khu phục hồi sinh thái: khu vực Nam Truồi
Tại vùng khảo sát, khu vực Nam Truồi, thuộc xã Lộc Hòa và Hương Phú huyện Phú Lộc, là khu
vực mới và đang trong quá trình xây dựng, chúng tôi đã thống kê được 24 loài xâm lấn đang ở
cấp độ 3 và 4 trên tổng số 70 loài xâm lấn đã có mặt ở khu vực.
Các loài xâm lấn rất nhanh chóng phủ xanh hàng trăm, thậm trí tới hàng nghìn m
2
như các loài
Merremia boisiana, Combretum deciduum, Celosia argentae, Thysanolaena maxima, Imperata
cylindrica, Ischaemum rugosum, Hyptis suaveolens, Mimosa pudica, Lantana camara, Ageratum
conyzoides, Chromolaena odorata, Panicum sp Ngoài ra các loài này còn khống chế sự tái sinh
của các trảng cỏ và trảng cây bụi tự nhiên (Sim, Mua ), từ đó đã ngăn chặn sự diễn thế phục
hồi.
Một báo động là loài Ma dương (Mimosa pigra), hiện đã tìm thấy rất nhiều ở hai bên bờ sông
Truồi cũng như ở các vùng phụ cận, một số gia đình vẫn trồng loài cây này để làm hàng rào,
chống trâu bò phá hoại vườn vì vậy cần phải có những khuyến cáo đến tận người dân để họ
hiểu rõ được tác hai của chúng mang lại, hạn chế, tiêu diệt loài này nhằm bảo vệ sự yên lành
cho hệ thực vật bản địa. Như mức độ nguy hiểm của nó ở trên, loài này đã tác động mạnh đến
nhiều nơi như VQG Cát Tiên, khu du lịch Đồng Mô - Ngải Sơn.
Bên cạnh đó, thực vật theo người như: Mimosa pigra, M. invisa và M. pudica, Bidens pilosa,
Rubus alceaefolius phân bố khá nhiều dọc hai bên đường giao thông và đường tàu.
Nhìn chung, khu vực phục hồi sinh thái Nam Truồi hiện đã bị tác động và số lượng các loài cây
xâm lấn là tương đối nhiều vì ở đó sinh cảnh còn trống.
2.4. Hiện trạng phân khu dịch vụ hành chính và vùng xung quanh
Số lượng các loài cây xâm lấn ở khu vực đã thống kê được là 68 loài trong đó có tới 31 loài đang
ở cấp độ xâm lấn 3 và 4.
Tại khu vực BQL, hầu hết diện tích đất được phủ xanh bởi các loài cỏ xâm lấn. Chiếm diện tích
lớn nhất vẫn là các loài: Imperata cylindrica, Bidens pilosa, Ischaemum rugosum, Panicum
maximum, P. brevifolium, Setaria glauca, Chromolaena odorata, Rubus alceaefolius và một loại
dây leo phủ xanh trên các cây bụi, cây gỗ nhỏ là Merremia boisiana. Các loài có nguồn gốc ngoại
nhập ở đây có thể kể đến như Cuphea hookeriana, Waltheria americana, Centratherum
intermedium vào mùa mưa chúng thi nhau mọc, lan cả vào các lối đi trong khu vực, tới các cửa
phòng, nhà nghỉ làm mất đi vẻ đẹp khu vực. Ngoài ra, khu vực này còn là "trạm trung chuyển",
'phát hành" của các loài cỏ xâm lấn bằng chính các du khách tới mua vé tham quan hoặc mầm
mống các loài xâm lấn đượck mang theo cùng đất cát và các nguyên vật liệu xây dựng trong quá
trình kiến thiết cơ sở hạ tầng phục vụ tham quan du lịch, nghỉ mát.
Tại các khu vực dân cư, khu vực hoạt động canh tác đất nông nghiệp, các hàng rào Mimosa (cả
pudica và invisa), mặc dù đã được tiêu diệt đi nhưng ở một số nơi, hậu duệ của chúng vấn phát
triển tràn lan thành những hàng rào mới ngay cạnh lối đi của người dân, là nguồn đe doạ trực
tiếp tới khu bảo vệ nghiêm ngặt.
2.5. Hiện trạng vùng đệm thuộc huyện Nam Đông
Những khảo sát ở vùng này cho thấy mức độ tác động của các loài cây xâm lấn tới hệ thực vật
bản địa là rất cao, số lượng các loài xâm lấn có mặt trong khu vực là 70 trong đó có tới 50 loài
đang ở tình trạng xâm lấn 3 và 4. Tại thị trấn Khe Tre và xã Thượng Lộ (huyện Nam Đông), ngay
trong khu vực sinh sống của người Kinh cũng như của người Cà Tu, trong các vườn cau, trên
các lối đi hay những khoảnh đất bị bỏ hoang, hàng loạt các loài cây xâm lấn đã có mặt, có thể kể
đến đó là các loài Ischaemum rugosum, Paspalum sp., Urena lobata, Croton hirtus, Ageratum
conyzoides, đặc biệt là hai loài trinh nữ: Mimosa pudica và M. invisa phân bố khá nhiều, tạo
thành các trảng lớn cạnh đường đi, trên các bãi đất hoang và hàng rào ven các vườn cau.
Tại khu vực canh tác và giao đất giao rừng cho người dân, thường xuyên có các đợt người ra
vào vùng cùng với việc canh tác đã làm xuất hiện ở đây các loài cây xâm lấn: Rubus
alceaefolius, Chromolaena odorata, Bidens pilosa, Merremia boisiana ở cạnh đường đi, các
loài Paspalum, Panicum, Setaria, Imperata cylindrica phát triển thành những mảng lớn đan xen
với các thửa ruộng hay nương rẫy.
Trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt từ trạm số 8 đến trạm số 7, trên con đường rừng dài 11 km đã
được khảo sát và nhận định đây là một thảm trạng của sự xâm lấn: trên tất cả các vạt núi không
còn cây gỗ mọc bị thống trị bởi Thysanolaen maxima, trên các sườn dốc có cây bụi và cây gỗ
nhỏ, dốc xuống Thượng nguồn Tả Trạch thì Merremia boisiana khống chế sự phát triển của các
loài này, hai bên đường đi, Rubus alceaefolius làm thành các thảm chạy dài hàng trăm mét còn
trên lối đi rộng lớn ngày xưa thì nay chỉ còn là một con đường mòn đủ cho một người đi, phần
còn lại bị thống trị bởi Chromolaena odorata, Stachytarpheta (cả hai loài hoa tím và hoa trắng),
Imperata cylindrica, Panicum repens, Ischaemum rugosum, Setaria barbata, S. glauca, các bờ
suối là Saccharum spontaneum cùng với I. cylindrica.
Tuy nhiên thảm trạng đó không chỉ dừng lại ở mức độ như vậy, từ khe Lồ Ô đến trạm Coldebay,
trên con đường dài 2km, các loài xâm lấn đã chinh phục thành công, đặc biệt tại thung lũng đằng
sau trạm Coldebay, hàng trăm m
2
thảm cỏ là "tác phẩm" của I. cylindrica hoặc Chromolaena
odorata, Rubus alceaefolius, Saccharum spontaneum và đặc biệt là Mimosa invisa.
DANH SÁCH CÁC LOÀI CÂY XÂM LẤN Ở VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ
KẾT LUẬN
Sau một thời gian ngắn thực hiện, chúng tôi đã thu được 86 số hiệu mẫu vật và lập được danh
sách 83 loài xâm lấn ở Vườn Quốc gia Bạch Mã.
Rừng tự nhiên cũng như rừng trồng và nhiều sinh cảnh khác đã bị một số loài tấn công một cách
thành công, đó là: Merremia boisiana, Thysanolaena maxima, Imperata cylindrica, Ischaemum
rugosum, Panicum sp., Paspalum sp., Setaria sp.,
Các loài được dự báo nguy cấp là Mimosa pigra, M. invisa, Merremia boisiana, Thysanolaena
maxima, Imperata cylindrica, Ischaemum rugosum, Paspalum dilatatum, Merremia sp.,
Mức độ tác động nặng nề nhất có thể nói rằng đó là khu vực rừng bảo vệ nghiêm ngặt từ trạm
kiểm lâm số 8 tới trạm kiểm lâm số 7. Tại khu vực nghỉ mát và bảo vệ nghiêm ngặt thì tác động
của các loài xâm lấn mới chỉ dừng lại ở những nới du khách dừng chân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aubréville, A. et al., 1960-1997. Flore du Cambodge, du Laos et du Vietnam, Museum
National d'Histoire Naturelle , Paris, Fascicule1-29.
2. Phạm Hoàng Hộ, 1999 – 2000. Cây cỏ Việt Nam, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, (Quyển I, II, II).
3. Huỳnh Văn Kéo, 2001. Vườn Quốc Gia Bạch Mã (Bach Ma National Park), Nhà Xuất Bản
Thuận Hóa.
4. Suk Jun Koo, Yong Woong Kwon - Dương Văn Chín, Hoàng Anh Chung, 2000. Cỏ dại phổ
biến ở Việt Nam (Common weeds in Viet Nam), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Lecomte M. H., 1907-1952. Flore Général de l' Indo-Chine, I-VII, Paris.
6. Kenji Noda, Maneesa Teerawatsakul, Chanpen Prakongvong & Lawan Chaiwiratnukul.
1986. Major Weeds in Thailand, National Weed Science Resaerch Institute Project by Japan
International Cooperation Agency and Department of Agriculture and Cooperatives, Thailand.
7. George W. Staples and Robert H. Cowie, 2003. Hawai'i's Invasive Species, A Hawaii
Biological Survey Handbook, Mutual Publishing.
SUMMARY
STATUS OF INVASIVE PLANTS AT BACH MA NATIONAL PARK, THUA THIEN HUE
PROVINCE
Nguyen Nghia Thin, Vu Anh Tai, Nguyen Hoai An, Vu Van Dung, Vu Van Can
In this paper, there are 83 invasive plants have record for Bach Ma National Park. Most of them
belongs to Poaceae, Asteraceae and Mimosa. The core zone (Bach Ma) are of some invasive
plants occurred at tuorism areas, the areas of restoration of ecology (Truoi) and the buffe zone
(Nam Dong) is invaded heavily. Invated species in this area domonated belong to Poaceae with
genera: Panicum, Paspalum, Eragrostis, Thysanolaena, Setaria ; họ Cúc Asteraceae với các
chi: Lactuca, Bidens, Waltheria then species of Mimosaceae, Rubiaceae and Lamiaceae
Exotic species are found such as: Cuphea hookeriana, Mimosa pigra, M. invisa, Centratherum
intermedium, Waltheria americana, Syndonella nudifolia, Dichrocephala intergrifolia, Pilea
microphylla, Lantana camara, Taraxacum officinalis, Stachytarpheta jamaicensis và
Stachytarpheta sp.
Some species developed strongly and become dominant as Thysanolaena maxima, Mimosa
invisa, M. pudica, M. pigra, Panicum maximum, P. brevifolium, Merremia boisiana, Imperata
cylindrica, Chromolaena odorata, Combretum deciduum, Dicranopteris linearis, Rubus
malvaceus, R. alceaefolius, Lantana camara, Bidens pilosa Of them species of Mimosa pigra is
the most dangerous needing to be studied in order to destroyed it.
Người thẩm định nội dung khoa học: TS. Trần Minh Hợi