Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hy vọng mới cho bệnh nhân viêm gan siêu vi B mãn tính pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.41 KB, 4 trang )

Hy vọng mới cho bệnh nhân viêm
gan siêu vi B mãn tính



Viêm gan siêu vi B (VGSV B) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Bệnh có khả năng lây nhiễm gấp 100 lần siêu vi HIV. Trên thế giới hiện có
khoảng 350 triệu người mang siêu vi B, trong đó châu Á chiếm tới 75% số
người mang bệnh, tại đây cứ 10 người có 1 người VGSV B, có đến 1,5 triệu
người châu Á chết mỗi năm vì căn bệnh này.
Viêm gan siêu vi B (VGSV B) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Bệnh
có khả năng lây nhiễm gấp 100 lần siêu vi HIV. Trên thế giới hiện có khoảng 350
triệu người mang siêu vi B, trong đó châu Á chiếm tới 75% số người mang bệnh,
tại đây cứ 10 người có 1 người VGSV B, có đến 1,5 triệu người châu Á chết mỗi
năm vì căn bệnh này.
Tại VN, tần suất nhiễm VGSV B từ 15-20%. Viêm gan siêu vi B mãn tính
có thể dẫn đến những biến chứng nguy hại như xơ gan, suy gan và nguy hiểm hơn
là ung thư gan nguyên phát.
Adefovir dipivoxil (Hepsera) là loại thuốc uống mới trong điều trị VGSV
B. Mặc dù chỉ mới xuất hiện tại thị trường VN nhưng qua thực tế sử dụng đã được
giới chuyên môn đánh giá cao trong điều trị vì những ưu điểm như: Hepsera làm
ngừng sự nhân đôi của virus VGSV B (HBV) trên bệnh nhân, giảm mức độ xơ của
gan. Đặc biệt, Hepsera có hiệu quả trên những bệnh nhân đề kháng với những
thuốc uống chống siêu vi khác như Interferon và Lamivudin
Adefovir dipivoxil giúp cải thiện đáng kể tình trạng mô học gan, ngăn ngừa
tiến triển đến xơ gan, ung thư gan, tỉ lệ kháng thấp, độ dung nạp và tính an toàn
cao, ức chế virus lâu dài, kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng sống của
bệnh nhân.


Ngoài ra, thuốc có hiệu quả cả với các trường hợp ghép gan; bệnh nhân bị


đồng nhiễm HIV và VGSV B và đặc biệt trên bệnh nhân bị bệnh xơ gan mất bù –
loại bệnh mà khi điều trị bằng Interferon không có hiệu quả. Liều uống một viên
10mg/ngày. Thuốc đã được cơ quan quản lý Dược phẩm Thực phẩm Mỹ (FDA)
của Mỹ và Cục quản lý Dược VN chấp thuận lưu hành tại VN.
Do tính chất lây nhiễm cao của căn bệnh này, GS. BS. Phạm Hoàng Phiệt -
Chủ tịch Hội gan mật TP.HCM khuyên những người không biết chắc mình bị
nhiễm siêu vi hay chưa nên làm xét nghiệm máu tầm soát.
Nếu chưa bị nhiễm virus nên chích ngừa bằng vaccin. Với khách đi du lịch
thường xuyên nên chủng ngừa vaccin kết hợp có sẵn trên thị trường để phòng
bệnh viêm gan siêu vi A và B.
Những người được chẩn đoán viêm gan siêu vi B mãn tính và có bằng
chứng siêu vi đang nhân đôi cần điều trị sớm, kịp thời trong thời gian dài.


×