Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Đề Công Nghệ 7 cuối năm 2009-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.82 KB, 1 trang )

A. Phần trắc nghiệm: (5 điểm)
I. Chọn câu trả lời đúng : ( 4đ)
Câu 1: Thức ăn vật nuôi gồm có:
a. Nước và chất khô. c. Vitamin, lipit và chất khoáng.
b. Prôtêin, lipit, gluxit. d. Gluxit, vitamin, lipit, prôtêin.
Câu 2 : Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ:
a. Thực vật b. Động vật c. Chất khoáng d. Cả a,b và c đều đúng
Câu 3: Đây là loại thức ăn nào? Biết có tỉ lệ nước và chất khô: nước 89,40% và chất khô 10,60%.
a. Rơm lúa b. Khoai lang củ c. Rau muống d. Bột cá
Câu 4: Phương pháp cắt ngắn dùng cho loại thức ăn nào?
a.Thức ăn giàu tinh bột c. Thức ăn hạt
b. Thức ăn thô xanh d. Thức ăn nhiều xơ
II. Hãy điền các từ: (1đ)
Glyxêrin và axit béo, gluxit, axit amin, ion khoáng, vitamin vào khoảng trống thích hợp.
_ Prôtêin được cơ thể hấp thu dưới dạng các ……………(1)…………………………
_ Lipit được hấp thụ dưới dạng các………………………(2)………………………………….
_ … (3) được hấp thụ dưới dạng đường đơn.
_ Muối khoáng được cơ thể hấp thụ dưới dạng các ………………(4)……………
B. Phần tự luận: (5 điểm)
Câu 1: Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi? (2,5đ)
Câu 2: Hãy kể một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin, giàu gluxit. (2,5đ)
ĐÁP ÁN:
A. Phần trắc nghiệm:
I. 1.a 2.d 3.c 4.b
II. (1). axit amin, (2). Glyxêrin và axit béo, (3). Gluxit, (4). Ion khoáng
B. Phần tự luận:
Câu 1:
_ Chế biến thức ăn làm tăng mùi vò, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu
hóa, làm giảm bớt khối lượng, làm giảm độ thô cứng và khử bỏ chất độc hại.
_ Dự trữ thức ăn nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.
Câu 2:


_ Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin
+ Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm thủy sản nước ngọt và nước mặn.
+ Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn động vật như: giun đất, nhộng tằm….
+ Trồng xen, tăng vụ… để có nhiều cây và hạt họ Đậu.
_ Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit: Luân canh, gối vụ để sản xuất nhiều lúa, ngô,
khoai, sắn.

×