Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Làm thế nào kiểm soát hen hiệu quả? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.53 KB, 5 trang )

Làm thế nào kiểm soát hen hiệu quả?


Rất nhiều người bị bệnh hen nhưng không biết. Trước khi đến với bác
sĩ chuyên khoa hô hấp, họ đã đi nhiều nơi, nhiều chuyên khoa khác như tim
mạch, thần kinh, tai- mũi-họng Bệnh không khỏi mà cứ dai dẳng, kéo dài
trong nhiều năm, thậm chí hàng chục năm. Do chẩn đoán và điều trị không
đúng cách, rất nhiều người trong số họ đã chuyển sang thể nặng hơn là bệnh
phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Theo PGS.TS.BS.Lê Thị Tuyết Lan - Trưởng phòng khám và thăm dò
chức năng hô hấp, BV Đại học Y Dược TP.HCM thì, khi bị bệnh hen, các đường
thở trong phổi bị viêm và hẹp lại, tình trạng này lúc nào cũng hiện diện ngay cả
những khi bạn cảm thấy hoàn toàn khỏe khoắn. Nhưng khi tiếp xúc với một số yếu
tố đặc biệt thì tình trạng viêm - hẹp đường thở sẽ tăng lên, cho đến lúc cảm thấy
tức ngực, khó thở, ho, khò khè - lúc này bạn đã lên cơn hen. Với tiến bộ y học
ngày nay, bệnh hen hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu biết chẩn đoán đúng, điều
trị đúng và kiêng cữ đúng.

CHẨN ĐOÁN ĐÚNG
Bệnh hen gồm các triệu chứng sau:
- Ho về đêm, phải thức giấc do ho và khò khè, ho và khò khè sau vận động.
- Ho, khò khè, hay nặng ngực khi tiếp xúc với dị nguyên và chất ô nhiễm
trong không khí.
- Cảm bình thường chỉ 3 - 5 ngày là hết nhưng ở người bị hen suyễn thì
cảm kéo dài tới 10 - 20 ngày, thường gọi là cảm nhập vào phổi.
- Ho vào một mùa nhất định trong năm.
- Dùng thuốc hen thì hết triệu chứng.
Khi bị một trong các triệu chứng trên, người bệnh phải nghĩ ngay tới bệnh
hen suyễn.
Bên cạnh các triệu chứng trên còn một số dạng khác không điển hình của
bệnh hen gọi là hen giấu mặt, đó là: ho, dạng khó thở, dạng tằng hắng. Lúc này ta


phải phân biệt hen với các bệnh thường gặp khác như lao, COPD, suy tim ứ huyết,
giãn phế quản, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng phản ứng đường dẫn khí,
dị vật đường thở…
Các triệu chứng chính của hen là ho, khò khè, khó thở, nặng ngực, tái đi tái
lại nhiều lần, có tiền sử hay bị dị ứng thức ăn, mày đay, bị chàm, viêm mũi dị
ứng… Chẩn đoán chắc chắn bằng đo chức năng hô hấp.
ĐIỀU TRỊ ĐÚNG
Các nhà chuyên môn sẽ điều trị dựa theo bậc hen với nguyên tắc ngừa cơn
chứ không đợi lên cơn mới cắt.
Có hai loại thuốc: một loại dùng trong thời gian dài có tác dụng làm giảm
viêm dần dần gọi là thuốc dự phòng và kiểm soát dài hạn. Loại thuốc này giúp
phòng tránh cơn hen và giữ không cho bệnh nặng thêm. Loại thứ hai có tác dụng
mở rộng đường thở nhanh trong cơn hen gọi là thuốc cắt cơn. Không nên lạm
dụng thuốc cắt cơn, khi phải sử dụng thuốc cắt cơn hơn 4 lần/ngày phải tới bệnh
viện để bác sĩ điều trị.
- Sử dụng thuốc dạng xịt, hít đúng cách.
- Biết xử trí cơn cấp tại nhà.
- Tập thể dục đều đặn.
- Tái khám đúng hẹn cho dù đã về bình thường: đây là điều ít người tuân
thủ khi bệnh đã bớt. Đã từng có trường hợp bệnh nhân bị bệnh hen suyễn nhưng
đã 3 năm không bị tái lại nên đã bỏ không sử dụng thuốc cắt cơn nữa. Trong một
lần đi viếng đám ma của một người bạn, do quá xúc động nên đã bị lên cơn hen.
Lúc này do không có thuốc cắt cơn bên mình nên người bệnh đã tử vong.
* Khi nào đưa bệnh nhân đi cấp cứu?
Cơn hen có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Khi thuốc cắt cơn trở nên không có
tác dụng, thở nhanh, thở khó, nói năng khó nhọc; tím tái môi, móng tay, đầu ngón
tay; cánh mũi phập phồng; co kéo cơ và da xung quanh sườn khi thở; nhịp tim
nhanh trên 110 lần/phút, đi lại khó khăn.
Khi cấp cứu, phải sử dụng phương tiện chuyên dùng hoặc nhanh. Đã có
trường hợp một sinh viên năm thứ 3 được bạn bè trong ký túc xá đưa đi cấp cứu

bằng xe xích lô nên trên đường đi đã tử vong khi lên cơn hen cấp.
* Điều gì sẽ xảy ra nếu không điều trị sớm và đúng cách?
Trước mắt, những cơn hen cấp tính có thể nặng và gây tử vong. Về lâu dài
sẽ chuyển sang bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, suy hô hấp mạn tính, tâm phế mãn
suy tim phải và suy hô hấp, biến dạng lồng ngực, trẻ em chậm phát triển thể chất.
Có khoảng 10 - 20% bệnh nhân không được điều trị đúng cách đã chuyển sang
COPD. Qua thực tế cho thấy có tới 50% bệnh nhân COPD đang điều trị tại Bệnh
viện Đại học Y Dược là do hen điều trị không đúng chuyển sang. Ở trẻ em sẽ ảnh
hưởng tới phát triển thể chất.
KIÊNG CỮ ĐÚNG
Phòng tránh các yếu tố khởi phát cơn hen như con mạt nhà, vật nuôi, gián,
nấm mốc, phấn hoa, các mùi hắc, khói thuốc, khói nhang, mùi bếp dầu, gas… một
số thực phẩm như tôm, cua…, cảm cúm, thay đổi thời tiết, vận động gắng sức.
* Khi nào được gọi là kiểm soát hen hiệu quả?
Khi không còn triệu chứng ban ngày, không thức giấc ban đêm, không có
cơn hen kịch phát, không phải khám cấp cứu, không phải dùng thuốc cắt cơn,
không có tác dụng phụ của thuốc phải thay đổi điều trị, chức năng phổi về bình
thường.

×