Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những điều cần biết khi lựa chọn điều trị khúc xạ bằng phẫu thuật ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.32 KB, 5 trang )

Những điều cần biết khi lựa chọn điều
trị khúc xạ bằng phẫu thuật




Cũng giống như phẫu thuật thẩm mỹ, phẫu thuật cận thị cũng có
những giới hạn của nó và cũng có nguy cơ khi mổ. Biến chứng nặng như
nhiễm trùng, tuy rất hiếm (dưới 1%), nhưng cũng có thể xảy ra. Không có
phương pháp mổ nào đảm bảo 100% sau khi mổ mắt nhìn 10/10 mà không
phải đeo thêm kính.

Mổ hay không mổ?
Bác sĩ phẫu thuật rất đắn đo, thận trọng khi mổ cận thị, vì đôi mắt cận thị
khi đeo kính vẫn nhìn được 10/10. Khi mổ thì cũng phải chấp nhận xảy ra biến
chứng với một tỷ lệ nào đó.
Vì thế, họ không bao giờ mổ trên mắt đang bị bệnh (như cườm nước, giác
mạc hình nón, viêm giác mạc) và đợi đến khi nào độ cận ổn định (vào tuổi 20 trở
lên) mới mổ.
Vì nếu mắt có bệnh, khi mổ sẽ rất lâu lành sẹo. Những người bị viêm ở mắt
hay ở người bị bệnh về miễn nhiễm không phải là những ứng cử viên tốt để mổ.
Tất cả các phẫu thuật mắt chỉ cần gây tê và không cần nằm viện.
Cũng giống như phẫu thuật thẩm mỹ, phẫu thuật cận thị cũng có những giới
hạn của nó và cũng có nguy cơ khi mổ. Biến chứng nặng như nhiễm trùng, tuy rất
hiếm (dưới 1%), nhưng cũng có thể xảy ra.
Không có phương pháp mổ nào đảm bảo 100% sau khi mổ mắt nhìn 10/10
mà không phải đeo thêm kính. Kết quả cuối cùng phụ thuộc vào sự kết sẹo, tùy
theo từng người và tùy nhiều yếu tố khác không ai biết trước được. Có thể sau khi
mổ chưa đạt đúng độ cần phải sửa, thì lại phải mổ lần thứ hai.
Điều còn phiền hơn nữa là mổ quá độ, tức là mắt đang cận trở thành viễn
thị, lúc đó lại phải đeo kính viễn thị. Ngoài ra, nếu mổ không đúng tâm sẽ gây loạn


thị không đều rất khó chữa trị.
Với những phẫu thuật viên có kinh nghiệm, các kỹ thuật mới ngày càng tiến
bộ cho kết quả ngày càng tốt. Nhưng một trở ngại khác là khi đến tuổi 40 hay 45
mắt về già lại phải đeo kính để nhìn được gần.
Với kỹ thuật mổ laser hiện nay thì LASEK có ưu thế hơn nhiều, vì không
phải bất cứ người bị cận thị nào cũng có thể mổ được bằng LASIK như trường
hợp có giác mạc mỏng. Lúc đó, cần phải mổ LASEK hay PRK.
Việc chọn phương pháp nào tùy thuộc vào người bệnh, căn cứ trên động cơ
đi mổ: vì công việc, vì thẩm mỹ, vì nghề nghiệp v.v Quyết định này có liên quan
đến việc suy tính lợi hại, những cái được và những nguy cơ có thể xảy ra của từng
trường hợp, cùng với khả năng tài chính của người bệnh.
Thí dụ với người trẻ cận 6 độ thì nên mổ LASEK hay LASIK. Nhưng với
người chơi thể thao hoạt động nhiều như đánh quần vợt hay quyền Anh thì mổ
LASEK hơn là LASIK, vì LASIK có thể bị lệch vạt khi bị đụng chạm. Vì vậy, khi
quyết định mổ phương pháp nào cần phải thảo luận rất kỹ với phẫu thuật viên để
hiểu rõ từng phương pháp sao cho phù hợp với mình.





Điều trị không phải mổ - Dùng kính
Người ta chưa biết rõ người phát minh ra kính điều trị khúc xạ đầu tiên là
ai. Nhưng kính để đeo thuộc nhiều dạng khác nhau được mô tả từ 700 năm nay.
Đeo kính vẫn là một phương pháp an toàn và cho thị lực tốt. Khoảng 18% bệnh
nhân đeo kính tiếp xúc với loại tiếp xúc mềm ngày một phổ biến hơn. Tuy nhiên,
cũng có một số bệnh nhân không thích hợp với kính tiếp xúc do dị ứng, nhất là ở
nước ta có bụi bặm nhiều, kính tiếp xúc dễ gây một số biến chứng nguy hiểm nhất
là loét giác mạc. Vì vậy một số bệnh nhân không dùng được kính tiếp xúc đã
muốn được mổ. Trong thời gian vừa qua có một số các thí nghiệm được nghiên

cứu để làm chậm phát triển độ cận như luyện tập mắt, chỉnh hình giác mạc (làm
bẹt giác mạc bằng cách đeo kính tiếp xúc cũng có chiều cong thay đổi dần). Các
phương pháp này chỉ cho hiệu quả tạm thời mà không điều chỉnh hay giảm được
vĩnh viễn độ cận, nhất là độ cận nặng. Các phương pháp dùng dược chất như nhỏ
thuốc co đồng tử hay ngăn chặn thụ thể beta đã được thử nghiệm, nhưng không có
kết quả. Việc nhỏ atropin ở trẻ em cho một kết quả giới hạn để làm giảm độ cận
tăng, nhưng lại có nhiều hiệu quả phụ như là nở đồng tử, liệt mi thể và chói mắt.
Đeo kính vẫn là cách l
ựa
chọn tốt nhất
Kính gọng và kính tiếp xúc hiện nay vẫn là phương pháp điều trị tật khúc
xạ phổ biến nhất. Nhưng người bệnh bị tật khúc xạ có thêm bệnh về mắt, bệnh
toàn thân, có độ khúc xạ không ổn định và không có đòi hỏi gì về nghề nghiệp thì
việc đeo kính vẫn là cách lựa chọn tốt nhất. Phẫu thuật khúc xạ thích hợp cho các
người trẻ, có chỉ định rõ ràng, khi đeo kính gọng hay kính tiếp xúc gây phiền toái
về công việc, nghề nghiệp hay thẩm mỹ v.v

×