Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Điều trị viêm gan B pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.13 KB, 5 trang )

Điều trị viêm gan B

Tôi năm nay 30 tuổi, thời gian vừa qua thấy mệt mỏi, ăn uống kém, đi khám
bệnh được chẩn đoán là viêm gan B mạn tính tiến triển. Tôi xin hỏi, với bệnh viêm
gan B này, khi nào thì điều trị, hiện tại có thể sử dụng các loại thuốc nào?
Lê Văn Huy (Hải Dương)
Viêm gan virut B (VGB) là một bệnh truyền nhiễm ở người do viut viêm
gan B (HBV) gây nên, một bệnh để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hàng năm
trên thế giới có khoảng hơn 1 triệu người tử vong do biến chứng của viêm gan
virut B mạn tính, đó là xơ gan, ung thư gan và bệnh gan giai đoạn cuối.
Mục đích điều trị viêm gan B mạn tính là làm sạch virut, cải thiện quá trình
viêm và hoại tử ở gan. Tuy nhiên để điều trị viêm gan B mạn tính có kết quả và
thành công là một vấn đề hết sức nan giải.
Hiện nay việc điều trị viêm gan B mạn tính được tiến hành khi có các yếu
tố sau:
- HBsAg (+) ở cả hai lần xét nghiệm cách nhau lớn hơn hoặc bằng 6 tháng.
- Men gan (ALT) lớn hơn hoặc bằng 1,5 lần giới hạn bình thường ở cả hai
lần xét nghiệm cách nhau lớn hơn hoặc bằng 6 tháng.
- Nồng độ HBV DNA lớn hơn hoặc bằng 105 copies/ml với bệnh nhân có
HBeAg dương tính hoặc HBV DNA lớn hơn hoặc bằng 104 copies/ml với bệnh
nhân có HBeAg âm tính.
Với mục tiêu trên, hiện đã có các thuốc sau được Cơ quan Quản lý thuốc và
Thực phẩm Mỹ (FDA) công nhận là: interferon, lamivudin, adeforvir, entercavir,
telbivudin, tenofovir.
Trong quá trình điều trị, tùy theo tình hình cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ
có chỉ định dùng thuốc cụ thể, có thể dùng thuốc đơn thuần, có thể phối hợp thuốc.
Ngoài ra có thể cho dùng thêm các thuốc Đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm
gan virut B như phyllantus được chiết xuất từ cây diệp hạ châu đắng hay là cây
chó đẻ răng cưa; Haima: được chiết xuất từ cây cà gai leo (Solanum hainanese ).
Các thuốc trên đây thực chất không thể chữa trị được dứt điểm bệnh gan đã
mắc mà chỉ có vai trò ngăn chặn và/hoặc tái tạo một phần, giảm thiểu sự phá hoại


của virut cải thiện các triệu chứng bệnh lý mà thôi. Tốt nhất và trước tiên phải biết
giữ gìn cho gan khoẻ mạnh.
Ăn đậu đỏ chữa viêm gan, vàng da cấp
Posted by admin on October 7th, 2010
Đậu đỏ hạt nhỏ (xích tiểu đậu) không chỉ là loại thực phẩm dinh dưỡng mà
còn chữa được nhiều bệnh.
Thành phần xích tiểu đậu có chất béo, albumin, sinh tố B1, B2, axit
nicotinic. Theo y học cổ truyền, xích tiểu đậu có vị ngọt, tính bình, vào kinh tâm,
tiểu trường, có tác dụng lợi thuỷ, hành huyết, tiêu sưng tấy, rút mủ…
Chữa các bệnh phù (do viêm thận mạn tính suy dinh dưỡng hoặc có thai):
Cá quả 1 con (khoảng 250g), bí đao (để cả vỏ ngoài) 500g, xích tiểu đậu 60g,
hành 3 cây. Cá quả đánh vẩy, rửa sạch mang và bỏ nội tạng; bí đao rửa sạch, thái
miếng, đậu đỏ rửa sạch. Tất cả cho vào luộc chín nhừ, không cho muối, ăn trong
ngày.
Chữa sản dịch, huyết hôi ở sản phụ: Xích tiểu 100g, đường đỏ 50g, nấu
nhừ lên, ăn hết trong ngày.
Chữa viêm gan cấp hoặc vàng da: Xích tiểu đậu 30g, táo tàu 50g, nhân hạt
lạc 30g, đường cát 5g nấu nhừ lên, chia 3 lần ăn trong ngày.
Chữa hầu họng, tiền âm, hậu âm lở loét: Xích tiểu đậu, đương quy lượng
bằng nhau, tán (xay) thành bột mịn, trộn đều. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g chiêu
với nước sôi để nguội.
Tuy nhiên cần lưu ý, những người mồm họng khô, cơ thể gầy gò, sốt nhẹ,
đổ mồ hôi trộm không nên dùng nhiều xích tiểu đậu. Người tạng nhiệt thì dùng
sống, tạng hơi hàn thì sao qua. Có thể sao đen tồn tính để an thần và lợi tiểu.
ThS Thanh Tâm


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×