Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Những bài thuốc trị bệnh bằng trái cây - Phần 20 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.16 KB, 9 trang )

Những bài thuốc trị bệnh bằng trái cây
Phần 2: Các bài thuốc bằng trái cây
1. Chữa bệnh nội khoa
Nấc

Bài 1
- Thành phần: Vải 7 quả.
- Cách chế: Đốt tồn tính cả quả, tán thành bột.
- Công hiệu: Chữa nấc.
- Cách dùng: Uống với nước lã đun sôi.
Bài 2
- Thành phần: Ngũ vị tử 0,9 gam.
- Cách chế: Ngũ vị tử đem rửa sạch.
- Công hiệu: Chữa nấc.
- Cách dùng: Nhai nuốt dần dần.
Bài 3
- Thành phần: Chanh 1 quả, rượu vừa đủ dùng.
- Cách chế: Chanh rửa sạch, ngâm rượu dùng dần.
- Công hiệu: Chữa nấc.
- Cách dùng: Ăn chanh (bóc bỏ vỏ) khi bị nấc.
Bài 4
- Thành phần: Khế tươi 1 quả.
- Cách chế: Đem rửa sạch.
- Công hiệu: Chữa nấc.
- Cách dùng: Nhai nuốt dần, mỗi ngày 2-3 lần.
Bài 5
- Thành phần: Núm cuống quả hồng, đinh hương mỗi loại 3 gam.
- Cách chế: Đem nghiền nhỏ hai thứ trên.
- Công hiệu: Chữa nấc.
- Cách dùng: Uống 1 lần với nước lã đun sôi.
Bài 6


- Thành phần: Nhân hồ đào 120 gam, dầu vừng vừa đủ dùng.
- Cách chế: Rán nhân hồ đào bằng dầu vừng.
- Công hiệu: Chữa nấc.
- Cách dùng: Để nguội, ăn hết trong 1 lần, liền trong 3-4 ngày.






Sốt rét
Bài 1
- Thành phần: Cau 15 gam, sài hồ 10 gam.
- Cách chế: Đem sắc kỹ.
- Công hiệu: Chữa sốt rét.
- Cách dùng: Chia 2 lần uống trong mỗi ngày.
Bài 2
- Thành phần: Hạnh nhân 10 gam, thanh hao 20 gam.
- Cách chế: Đem sắc kỹ.
- Công hiệu: Chữa sốt rét.
- Cách dùng: Chia 2 lần uống mỗi ngày.
Bài 3
- Thành phần: Ô mai 12 gam, thảo quả 12 gam, táo tàu 7 quả, cau 25
gam.
- Cách chế: Đem sắc kỹ.
- Công hiệu: Chữa sốt rét.
- Cách dùng: Chia 2 lần uống trong mỗi ngày.
Bài 4
- Thành phần: Sơn tra tươi 25 gam, táo tàu 12 gam, thường sơn 4,5
gam, hương phụ 21 gam.

- Cách chế: Nấu kỹ đến khi đặc sánh.
- Công hiệu: Có tác dụng tốt khi lên cơn sốt rét.
- Cách dùng: Khi lên cơn sốt rét, đun nóng thuốc, uống ngay.
Bài 5
- Thành phần: Cánh hoa hướng dương.
- Cách chế: Đem sắc hoặc pha như pha trà.
- Công hiệu: Chữa sốt rét.
- Cách dùng: Uống thay nước chè.
Bài 6
- Thành phần: Trám 1 quả, ếch 1 con.
- Cách chế: Trám rửa sạch, ếch làm thịt; moi hết ruột, rửa sạch, nhét
trám vào bụng ếch đem hầm.
- Công hiệu: Chữa sốt rét.
- Cách dùng: Ăn hết trong 1 lần. Mỗi ngày ăn 1 lần.
Kiết lỵ
Bài 1
- Thành phần: Trám 7 quả .
- Cách chế: Cho nước vào ninh.
- Công hiệu: Có tác dụng nhất định chữa bệnh kiết lỵ.
- Cách dùng: Ăn cả nước lẫn cái.
Bài 2
- Thành phần: Vỏ táo tây 20 gam, trần bì 10 gam, gừng tươi 6 gam.
- Cách chế: Đem sắc kỹ.
- Công hiệu: Chữa kiết lỵ.
- Cách dùng: Uống ngày 2-3 lần.
Bài 3
- Thành phần: Cau 10 gam, tiên hạc thảo 25 gam.
- Cách chế: Cau đập giập, đem sắc cùng tiên hạc thảo.
- Công hiệu: Chữa kiết lỵ.
- Cách dùng: Uống ngày 2-3 lần.

Bài 4
- Thành phần: Vỏ thạch lựu 12-20 gam, đường đỏ vừa đủ dùng.
- Cách chế: Đem vỏ thạch lựu sắc kỹ, sau đó tra đường hòa tan.
- Công hiệu: Chữa kiết lỵ mạn tính.
- Cách dùng: Mỗi ngày uống 2 lần.
Bài 5
- Thành phần: Hạt mít, nước cơm vừa đủ dùng.
- Cách chế: Hạt mít rang chín, tán thành bột, hòa đều trong nước cơm.
- Công hiệu: Chữa kiết lỵ.
- Cách dùng: Mỗi lần uống 15 gam, ngày 2-3 lần.
Bài 6
- Thành phần: Hồng táo 4 quả, vải 4 quả, long nha thảo (khô) 15 gam.
- Cách chế: Đem sắc kỹ.
- Công hiệu: Chữa kiết lỵ.
- Cách dùng: Chia uống vài lần trong ngày.
Bài 7
- Thành phần: Quả dương mai, rượu (để lâu) vừa đủ dùng.
- Cách chế: Đem dương mai ngâm rượu từ 7 ngày trở lên.
- Công hiệu: Chữa kiết lỵ.
- Cách dùng: Mỗi lần ăn 1-2 quả, ngày 1-2 lần.
Bài 8
- Thành phần: Sơn tra tươi 60 gam, rượu trắng 30 ml, đường đỏ vừa
đủ dùng.
- Cách chế: Sơn tra sao vàng, trộn rượu, đem sao tiếp đến khi hết rượu,
đổ 200 ml nước, sắc trong 15 phút, bỏ bã, tra đường đỏ, tiếp tục đun sôi.
- Công hiệu: Chữa kiết lỵ.
- Cách dùng: Uống lúc thuốc đang nóng, mỗi ngày 1 thang, uống hết
trong 1 lần.

×