Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kỹ năng tổ chức hoạt động nhóm ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.08 KB, 5 trang )

Kỹ năng tổ chức hoạt
động nhóm
Đây là bài viết mình sưu tầm trên mạng của chị Phương Hoa về
cung cách tổ chức và hoạt động nhóm. Hi vọng bài viết là có ích cho
các bạn và không làm bạn buồn ngủ khi đọc bài này .Vì kiến thức
chủa chúng ta là hạt cát trong đại dương mênh mông phải không
các bạn nhĩ

I. Khái niệm về nhóm: nhóm được hình thành bởi các nhân tố sau:
1. Tương tác:
các nhóm viên giao tiếp với nhau bằng lời nói hay ngôn ngữ cơ thể.
Những ngôn ngữ này đôi khi có ý nghĩa lớn hơn lời nói cách ăn mặc,
dáng đứng, nét mặt và cử chỉ phát ra những thông điệp. Có sự giao tiếp
khi người đáp ứng những thông đạt gửi đi. Tương tác phải hai chiều, sự
tham gia tích cực của cá nhân sẽ đem lại sự thỏa mãn và gắn bó với
nhóm.
>Làm việc nhóm là tương tác giữa tất cả các cá thể trong một tổ
chức nhằm thực hiện một mục đích chung

2. Chia sẻ mục tiêu:
Một tập hợp người không thể gọi là nhóm nếu họ không có cùng mục
tiêu, nhiều khi là nhiều mục tiêu, có thể rất lơn nhưng có khi tầm thường
như gặp nhau để thư giãn bằng chuyện trò trao đổi. trong lớp học mục
tiêu chung là học hỏi, trong một tập thể người ta không chia sẻ những
mục tiêu giống nhau thì có sự phân hóa thành nhiều nhóm.

Mục tiêu chính là động lực là kim chỉ nam cho họat động nhóm. Mục
tiêu giúp giải quyết mâu thuẫn và xác định đánh giá lề lối nhóm. Mục
tiêu phải khả thi, nhận diện được và góp phần thực hiện mục đích lâu dài
của nhóm.
Mục tiêu gắn liền nhu cầu quyền lợi của thành viên, có tính thách đố và


thiết thân với họ.

>Mục tiêu phải thực tế và khả thi gắn liền với lợi ích của các thành
viên trong nhóm

3. Hệ thống các quy tắc:
Đây chính là luật lệ hướng dẫn hành vi mà nhóm đặt ra. Những quy tắc
này có thể được thông báo chính thức, hoặc được nhóm viên mặc nhiên
chấp nhận không cần hình thức. Sự tuân thủ quy tắc sẽ giúp nhóm họat
động tốt. Các quy tắc này có thể được áp đặt từ bên ngòai( ví dụ nội qui
trường) , hay phát triển từ nội bộ nhóm: áo đồng phục, mừng sinh nhật
thành viên…Nhóm thường có sức ép mạnh mẽ với nhóm viên và xác lập
các hình thức kiểm sóat xã hội khiến nhóm viên phải tuân thủ các luật lệ
chung.

>Làm việc trong nhóm phải có quy tắc để các thành viên tuân theo

4. Vai trò:
Là khuôn mẫu các hành vi quen thuộc mà cá nhân phát triển để phục vụ
nhóm. Các vai trò này từ từ thành nếp tùy đặc tính về nhân cách và nhu
cầu nhóm viên và đồng thời xuất phát từ nhu cầu, đặc điểm của nhóm.
Các vai trò luôn ở thế động tùy theo tình huống khác nhau. Một người
có thể đóng nhiều vai trò.
Thường trong nhóm nổi bật các vai trò sau:
• Vai trò liên quan đến công tác phải hòan thành
• Vai trò liên quan đến sự củng cố và duy trì nhóm
• Vai trò Liên quan đến nhu cầu cá nhân của nhóm viên
>Phải phân công việc, vai trò của các thành viên trong nhóm một
cách rõ ràng, vai trò này có thể thay đổi trong quá trình hoạt động tùy
theo hoàn cảnh, khả năng, công việc


5. Hành vi trong nhóm:
Khi nhóm thực hiện nhiệm vụ có 3 lọai hành vi mà thành viên thường
có:
Hành vi hướng về công tác:
Hành vi củng cố nhóm :
Hành vi cá nhân;

>Phải chú ý hành vi của các thành viên trong nhóm để đưa ra giải
pháp

×