BẠCH BIỂN ĐẬU
(Kỳ 2)
Tên khoa học:
Dolichos Lablab Lin. (Lablab vuglgaris Savi L Dolichos albus Lour.). Họ
Fabaceae (Họ Đậu).
Mô tả: Bạch biển đậu
Dây leo, dài 4-5m, sống nhiều năm nhưng thường chỉ trồng 1 năm. Thân
hình trụ, hơi có lông. Lá kép, mọc so le, có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan, hình
thoi cụt đầu hoặc tù ở gốc, có mũi nhọn, ngắn, dài 5-8cm, rộng 3,5-6cm, mặt trên
không lông, mặt dưới có ít lông ngắn, gân gốc 3, cuống lá kép có rãnh, dài 5-7cm,
lá kèm rụng sớm, lá kèm nhỏ hình chỉ. Cụm hoa hình chùm, mọc thẳng đứng ở kẽ
lá hoặc đầu cành, trên cuống dài 15-25cm, gồm nhiều hoa mầu trắng, thơm.Hoa
khá to, thơm, màu trắng hay tím xếp thành chùm ở nách, mỗi mấu có 3 hoa. Quả
đậu ngắn, rất dẹt dài 6cm và rộng 2cm, gốc thuôn hẹp, đầu cụt nghiêng có mũi
nhọn, cong, mầu lục nhạt, một mép sần sùi. Hạt 4-5 nằm ngang, trắng, vàng, nâu
hay đen tùy thứ, dài 8mm, rộng 5-6mm, có mồng ở mép.
Mùa hoa vào tháng 4-5, mùa quả: tháng 9-10. Phân bố được trồng khắp
nơi, ở nông thôn hay trồng nó leo lên cây sung hoặc hàng rào gìan hoa. Các tỉnh
trồng nhiều là Bình Định, Bình Thuận, Đồng Nai, Sông Bé.
Thu hái:
Hái hàng năm sau tiết bạch lộ, Quả thường chín vào tháng 9-10 và kéo dài
đến mùa đông.
Phần dùng làm thuốc: Dùng hạt (Semen Dolichoris) và hoa. Thường dùng
thứ nào trắng chắc, không mọt và tốt. Thứ hạt đen hoặc tím không dùng.
Mô tả dược liệu:
Bạch biển đậu hạt hình trứng tròn, hai bên trái phải hơi dẹt. Dài khoảng 3,5-
4 phân, rộng khoảng 3,5 phân, dày khoảng 2 phân, vỏ hạt màu trắng ngà, có khi có
chấm đen, nhẵn, hơi bóng, ở mép có cạnh tù màu trắng nổi lên đó là mầm rốn hình
lưỡi liềm dài khoảng 3-4 phân. Bóc đi bỏ hạt có nhân hạt màu vàng sữa, vị nhạt,
khi nhai có mùi vị đặc biệt của loài đậu.
Bào Chế:
+ Theo Trung Dược Đại Tự Điển: Lấy hạt Biển đậu có vỏ cứng , để nguyên
cả vỏ, sao chín, dùng. Có khi tẩm vào nước sôi cho tróc vỏ, bỏ hết vỏ, dùng.
+ Theo Việt Nam:
- Thường dùng thứ hạt nguyên, có sống, khi bốc thuốc thang thì gĩa dập.
- Dùng chín: Rửa, để ráo nước rồi sao qua cát để khỏi cháy, khi bốc thuốc
thang thì gĩa dập.
Bảo quản:
Để nơi khô ráo, tránh ẩm.
Thành Phần Hóa Học:
+ Vitamin B1, Carotene, Sucrose, Glucose, Stachyose Maltose, Raffinose
(Ayako Matushita, C A 1968, 68: 66373j).
+ Trong Bạch biển đậu có Albumine, Lipid, Hydrate Carbure, Calcium,
Phospho, sắt, Cyanhydride, Caseinase (Trung Dược Học).
+ Trong Bạch biển đậu có Tinh dầu 0,62%, Palmitic acid 8,33%, Linoleic
acid 57,95%, Elaidc acid 15,05%, Behenic acid 10,40%, Oleic acid 5,65%,Stearic
acid 11,26%, Arachidic acid 0,58% (Kasmiri M và cộng sự C A, 1990, 112:
234162n), Trigonelline (Kaushik P và cộng sự, C A, 1991, 114: 139760p),
Methionine, Leucine, Threonine (Laurena Antonio C và cộng sự, C A, 1991, 115,
70130j), Vitamin B1, Carotene, Sucrose, Gucose, Stachyose, Maltose, Raffinose
(Ayako Matsushita, C A, 1968, 68: 66373j), L-2- Pipecolic acid (Jaffe Werner G.
C A 1969, 70: 103213w), Phytoagglutinin (Kaushik P và cộng sự, C A, 1991, 115:
78713x).
+ Hạt chứa 82,4% nước, 4,5% Protein, 0,1% Lipid, 10% Glucid, 1% chất
vô cơ, 0,05% Ca, 0,06% P, 1,67mg Fe, 7,33- 10,26mg Vitamin C,Tryptophan,
Arginin, Lysin, Tyrosin (Dược Liệu Việt Nam).
+ Hạt chưa chín của Đậu váng trắng chứa một số hợp chất điều tiết sinh
trưởng là Dolicholid, Dolichosteron, Homodolicholid, Homodolichosteron
Brassinolid, Castasteron, 6-Deoxycastasteron,] 6- Deoxy Dolichosteron (Dược
Liệu Việt Nam).
Hạt còn chứa một hỗn hợp Polysacharid bao gồm chủ yếu Galactosyl -
Arabinose và Galactose (Dược Liệu Việt Nam).
Tác Dụng Dược Lý:
+ Kháng Vi Sinh Vật: 100% dịch chiết Bạch biển đậu có tác dụng ức chế
khuẩn lỵ. Dùng dịch chiết chích cho chuột nhắt trắng cho thấy chất SK (Đa lựu) có
tác dụng kháng lỵ độc (Trung Dược Dược Lý Độc Lý Dữ Lâm Sàng).
+ Giải Độc: Có tác dụng chống bị ngộ độc thức ăn mà sinh ra nôn mửa, dạ
dày viêm cấp và ruột viêm cấp tính. Giải độc rượu, trúng độc cá Nóc [Hà Đồn]
(Trung Dược Dược Lý Độc Lý Dữ Lâm Sàng).