Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

"Lãnh đạo giỏi là quyết định được cách quyết định" ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.46 KB, 7 trang )

"Lãnh đạo giỏi là
quyết định được cách
quyết định"
Tổng thống Mỹ George W. Bush từng nổi tiếng khi miêu tả vai trò
lãnh đạo của bản thân là "trận quyết chiến". Nhưng việc quyết định
làm thế nào để quyết định cũng quan trọng không kém việc đưa ra
quyết định cuối cùng. Lãnh đạo nên tham khảo những đối tượng
nào? Quyết định được đưa ra trong bối cảnh ra sao? Thông tin
được trao đổi như thế nào và lãnh đạo duy trì sự kiểm soát đến đâu
đối với quyết định? Một lãnh đạo sai lầm trong bất cứ yếu tố nào kể
trên vẫn có thể dứt khoát, nhưng cũng có thể dứt khoát sai.
Tổng thống Mỹ miêu tả phong cách lãnh đạo của mình gồm có 3 thành
tố chủ chốt: phác thảo tầm nhìn, xây dựng một đội ngũ mạnh và ủy thác
cho họ phần lớn quá trình đưa ra quyết định. Tuy nhiên việc đưa ra
quyết định của ông trong vấn đề Iraq lại bị chỉ trích vì tầm nhìn quá
tham vọng, thất bại trong việc hóa giải chia rẽ trong nội bộ và không
giám sát đến nơi đến chốn việc ủy thác trong quá trình đưa ra quyết
định. Không có đầu óc linh hoạt thì có là "trận quyết chiến" cũng vẫn
chưa đủ.
Thấu hiểu hoàn cảnh là việc rất quan trọng để lãnh đạo một cách hiệu
quả. Một số trường hợp cần đến những quyết định độc đoán và một số
trường hợp khác không thể độc đoán được. Các lãnh đạo có thể phải làm
việc trong vô số bối cảnh khác nhau, nhưng dù trong bối cảnh nào thì
các lãnh đ
ạo đều nhất thiết phải hiểu về văn hóa, sự phân chia quyền lực,
nhu cầu và đòi hỏi của những người đi theo mình, sức ép về thời gian và
các dòng chảy thông tin.
Ronald Heifetz, một nhà lý luận về lãnh đạo, nhấn mạnh rằng điều trước
tiên mà người lãnh đạo phải tiên đoán được là tính huống này cần đến
những giải pháp kỹ thuật và thủ tục hay đòi hỏi một thay đổi mang tính
thích nghi. Trong trường hợp đầu tiên, lãnh đạo có lẽ phải phân biệt rõ


ràng các vai trò và quy tắc, lập lại trật tự và nhanh chóng đưa ra giải
pháp. Nếu là trường hợp thứ hai, lãnh đạo có khi phải để xung đột nổi
lên, thách thức những quy tắc và vai trò không còn hữu ích nữa và để
cho đội ngũ của mình cảm nhận được sức ép bên ngoài để họ học được
cách nắm bắt sự thách thức mang tính thích nghi. Thậm chí còn phải đ
ưa
ra những quyết định mang tính trì hoãn. Các lãnh đạo thường cố gắng
quyết định nhanh để giảm căng thẳng cho những người đi theo mình ch

không sử dụng chính sự căng thẳng ấy để tạo thành kinh nghiệm và bài
học. Đó mới là hình ảnh khác về tài lãnh đạo thay vì chỉ đơn thuần là
"trận quyết chiến".
Tập đoàn General Electric rất tự hào vì họ đã tạo ra rất nhiều lãnh đạo,
nhưng một nửa trong số này khi chuyển sang làm CEO cho các công ty
khác lại chỉ có được những thành tích đáng thất vọng. Tại sao có những
lãnh đạo thành công trong bối cảnh này nhưng lại thất bại trong bối cảnh
khác? Câu trả lời chung là "đúng người đúng việc": có người giỏi ở lĩnh
vực này, có người giỏi trong môi trường khác. Có nhiều CEO giỏi nhưng

khi được bổ nhiệm làm bộ trưởng trong nội các thì lại thất bại nặng nề.
Thấu hiểu hoàn cảnh là một kỹ năng trực giác giúp người lãnh đạo sắp
xếp các chiến thuật phù hợp với đối tượng để tạo ra những chiến lược
khôn ngoan trong những tình huống mới phát sinh. Khái niệm này bao
hàm khả năng nhận biết các xu hướng bất chấp sự phức tạp cũng như
khả năng thích nghi trong lúc cố gắng định hình các sự kiện. Nói một
cách nôm na hơn, cũng giống như các vận động viên lướt ván, các lãnh
đạo thấu hiển hoàn cảnh là những người có óc phán đoán để đón những
con sóng mới và cưỡi chúng lao đi.
Khả năng thấu hiểu hoàn cảnh còn cho phép các lãnh đạo điều chỉnh
phong cách của họ cho phù hợp với tình huống và nhu cầu của những

người đi theo họ. Nó cho phép họ tạo ra những dòng chảy thông tin liên
mạch. Nó bao hàm một kỹ năng chính trị lớn, không chỉ trong việc đánh
giá các nhóm chính trị, mà còn trong việc hiểu rõ vị trí và thế mạnh của
các thành phần khác nhau để quyết định dùng đến các kỹ năng hoà giải
và truyền cảm hứng vào lúc nào và như thế nào. Đó là một phần may
mắn mà người ta có thể tự tạo ra.
Trong những tình huống bất định, việc đặt câu hỏi đúng còn khó hơn cả
việc tìm câu trả lời đúng. Những lãnh đạo có khả năng thấu hiểu hoàn
cảnh sẽ có kỹ năng tìm ra bản chất bằng cách định nghĩa vấn đề mà
nhóm của mình đang phải đối mặt. Họ hiểu được sự căng thẳng giữa
những giá trị khác nhau liên quan đến vấn đề đó và cách cân bằng giữa
"kỳ vọng" và "khả thi".
Các nhà tâm lý học đều đồng ý rằng có nhiều dạng của khả năng thấu
hiểu này. Cái mà ngày nay chúng ta gọi là đo chỉ số IQ đã được phát
triển ban đầu cách đây một thế kỷ trong bối cảnh hệ thống trường học ở
Pháp. Theo đó, cách đo lường này tập trung vào các kỹ năng ngôn ngữ,
toán học và không gian để dự đoán năng lực học tập ở trường, nhưng
không cần thiết trong đời sống. Khả năng thấu hiểu hoàn cảnh bao gồm
một phầnlực phân tích và một phần kiến thức ngầm có được qua kinh
nghiệm. Trong một số trường hợp, sự "khôn chợ" này còn quan trọng
đối với thành công của một người hơn là sự "giỏi trường".
Sự thấu hiểu hoàn cảnh cũng đòi hỏi cả trí thông minh về cảm xúc. Nếu
không có sự nhạy cảm đối với nhu cầu của người khác, thì hiểu biết đơn
thuần và kinh nghiệm vẫn là chưa đủ để hình thành một khả năng lãnh
đạo hiệu quả. Ronald Reagan hay mắc lỗi về kiến thức, nhưng ông lại có
khả năng thấu hiểu hoàn cảnh rất tốt. Jimmy Carter có hiểu biết tốt,
nhưng lại hay mắc lỗi về khả năng thấu hiểu hoàn cảnh. Nói một cách
hài hước thì ông này giỏi đếm cây nhưng không giỏi thấy rừng.
Những lãnh đạo tốt nhất là những ngư
ời có thể phát huy các kỹ năng của

mình trong mọi bối cảnh. Ví dụ Dwight Eisenhower, ông đã thành công
cả trên cương vị tướng lĩnh quân đội và cả trên gh
ế tổng thống. Có nhiều
lãnh đạo chỉ có một số kỹ năng nhất định, chúng hạn chế và cản trở họ
phản ứng trước tình huống mới. Họ cần mở rộng giới hạn và cẩn trọng
trước những tình huống mới. Đó chính là những kỹ năng thuộc về khả
năng thấu hiểu hoàn cảnh. Các lãnh đạo cần phải học điều đó, còn công
chúng cần phải đánh giá nó.
Joseph S. Nye *

Tạp chí Financial Times, tháng 4/2008

Thủy Chung dịch


×